Phân tích kết quả tính REER

Một phần của tài liệu Luận văn: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM pdf (Trang 38 - 40)

Theo bảng 2.3, REER từ năm 2000 đến 2008 lần lượt là 99,31; 103,18; 106,55; 112,91; 111,61; 101,90; 104,28; 103,53;93.62 ((phụ lục 2 – bảng 2.3a).

Từ kết quả tính toán được, ta thấy trong bảy năm liên tục (trừ năm 2000) tỷ giá thực đa phương luôn lớn hơn 100. Đến năm 2008, lạm phát tăng cao (cao nhất trong mười năm nghiên cứu và cao hơn rất nhiều so với các nước có đồng tiền tham gia rổ tiền) là nguyên nhân chính làm REER của 2008 giảm xuống mức 93,62. Nhìn chung Việt Nam đồng được định giá thấp so với rổ tiền đã chọn trong khoảng thời gian dài, nhưng đến cuối 2008, tiền đồng bị định giá cao vì lý do lạm phát của Việt Nam tăng quá cao (lên đến 23% so với năm 2007) và cao gấp 3,5 lần so với nước có mức tăng cao thứ hai trong nhóm nước nghiên cứu là Singapore (23% so với 6,5%).

Nhìn vào hình 2.2 ta thấy rằng từ năm 2000 tỷ giá thực bắt đầu tăng lên và đạt đỉnh ở năm 2003, sau đó giảm dần về gần 100, đến năm 2008 thì giảm dưới 100 (tiền đồng bị định giá cao). Năm 2003 là năm có tỷ giá thực đa phương cao nhất, nhưng cũng là năm có thâm hụt thương mại lớn (tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu là 79,8%) chỉ thấp hơn thâm hụt của năm 2007.

Hình 2.3: đồ thị biểu diễn tỷ giá thực đa phương và tỷ số xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 – 2008. 0 20 40 60 80 100 120 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 REER X/M

Nguồn:số liệu xuất nhập khẩu lấy từ Tổng cục thống kê, REER lấy từ phụ lục 2 – bảng 2.3b - Bảng tính tỷ giá thực đa phương (kỳ gốc 1999)

Từ hình 2.3 cho chúng ta thấy rằng có một độ lệch pha giữa tỷ giá thực đa phương và chỉ số xuất trên nhập khẩu: ngay năm chỉ số REER tăng thì chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu giảm, sau một khoảng thời gian nhất định, do tác động của REER tăng chỉ số này mới tăng. Ngược lại, vào năm REER giảm thì ngay năm đó chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu không giảm tương ứng mà có khi còn tăng. Vậy có thể thấy rằng tỷ giá thực đa phương tăng hay giảm sẽ không có tác động ngay lên cán cân thương mại trong năm đó mà nó có tác dụng chậm hơn.

Cụ thể, trong trường hợp này, hai năm sau kể từ lúc REER tăng cán cân thương mại mới được cải thiện. Năm 2002, REER tăng so với 2001 (106,55 so với 103,18) thì đến 2005 tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu mới tăng so với năm 2002 (88,26% so với 84,61). Tương tự, năm 2003 REER đạt đỉnh cao nhất là 112,91, nhưng trong năm này cán cân thanh toán vẫn xấu đi so với năm 2002, cho đến năm 2005, 2006 tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu mới tăng lên lần lượt là 88,26%, 88,72%. Ngoài ra, cũng có hiện tượng khi REER giảm từ 111,61 (năm 2004) xuống 101,9 (năm 2005) thì phải đến năm 2007 (hai năm sau khi REER giảm) ta mới thấy tác động xấu lên cán cân thương mại (tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu giảm chỉ còn 77,47%).

Ngoài ra, với nền kinh tế Việt Nam, một nước đang phát triển, nhiều mặt hàng trong nước chưa thể sản xuất được hay nếu có sản xuất được đi chăng nữa thì thường có chất lượng thấp, giá thành cao, tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thấp, tỷ lệ nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu cao… làm cho khối lượng hàng xuất khẩu tăng không đáng kể, khối lượng hàng nhập khẩu giảm chậm hơn. Tất cả những điều này hàm ý rằng tại Việt Nam, cái gọi là thời gian cán cân thương mại bị xấu đi trong thời gian ngắn hạn khi phá giá tiền tệ (hiệu ứng giá cả trong lý thuyết đường cong J3) sẽ có thể kéo dài hơn và mức độ thâm hụt cán cân thương mại cũng cao hơn so với các nước phát triển.

3 Theo Krugman (1991), người phát hiện ra đường cong J, trong giai đoạn đầu của quá trình phá giá tiền tệ (đồng nội tệ mất giá), cán cân vãng lai trở nên thâm hụt, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai mới cải thiện, hay nói cách khác là khi phá giá tiền tệ cán cân vãng lai xấu đi trong ngắn hạn và được cải thiện trong dài hạn.

Từ những phân tích trên, nhìn chung tác động tỷ giá lên cán cân thương mại có độ trễ khoảng hơn hai năm. Kết quả tính toán và phân tích được nêu ở trên của tác giả có phần phù hợp với lý thuyết hiệu ứng đường cong J.

Từ các số liệu lịch sử về tác động của tỷ giá thực đối với cán cân thương mại như trên, giả định là chính sách tỷ giá tiếp tục được điều hành như thời gian qua (tức tỷ giá ít thay đổi và tiền đồng tiếp tục bị định giá cao) và các yếu tố tác động khác lên cán cân thương mại ít thay đổi, ta có thể dự báo rằng đến năm 2010 thâm hụt mậu dịch của Việt Nam sẽ tăng đáng kể so với năm 2008 vì REER 2008 giảm dưới 100 và giảm so với 2007.

2.3.1.2 Khi chọn kỳ gốc là năm 2000

Số liệu REER của các năm từ 2001 đến 2008 lần lượt là 103,39; 106,37; 112,44; 111,19; 101,47; 103,98; 102,91; 90,97 (phụ lục 2 – bảng 2.3b). So với khi chọn kỳ gốc là năm 1999, khi kỳ gốc là năm 2000 tỷ giá thực đa phương không có sự khác biệt đáng kể nào, đường đi của tỷ giá thực đa phương của hai cách chọn kỳ gốc rất giống nhau. Cũng như khi chọn kỳ gốc là năm 1999, khi chọn kỳ gốc là năm 2000, tỷ giá thực đa phương cùng lớn hơn 100 trong tám năm nghiên cứu, chỉ riêng năm 2008 nhỏ hơn 100, thể hiện đồng tiền bị định giá cao trong năm này.

Hình 2.4: Tỷ giá thực đa phương gia đoạn 2000-2008

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 REER

Nguồn: Phụ lục: Bảng tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc năm 2000.

Một phần của tài liệu Luận văn: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)