Cấu tạo của Nd:YAG

Một phần của tài liệu Một số laser rắn (Trang 60)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1.2. Cấu tạo của Nd:YAG

Nd: YAG là dạng tinh thể pha lê của Yttrium Aluminium Garnet Y3Al5O12 trong đó một số ion Y3+ được thay thế bởi Nd3+.

Neodymi (tên Latinh: Neodymium) là một

nguyên tố hóa học thuộc nhóm Lantan, ký hiệu

của Neodymi là Nd, số nguyên tử bằng 60, nó có 2 electron ở lớp ngoài cùng 6s2 nhưng phân lớp 4f chưa đầy chỉ có 4 electron. Neodymi có cấu trúc tinh thể là hình lục giác.

Yttrium Aluminium Garnet Y3Al5O12 là hợp chất tổng hợp giữa Ytri và nhôm oxit, cấu trúc tinh thể của nó có dạng hình lập phương. Nó có độ cứng khoảng 8-8,5 (theo thang đo Moh) thấp hơn

sapphire và ruby. Yttrium Aluminium Garnet có phổ hấp thụ rộng trong vùng hồng

ngoại khoảng bước sóng từ 800 nm đến 1400 nm. 3.5.1.3. Cấu tạo của Laser Nd:YAG

a) Môi trường hoạt chất

Môi trường hoạt chất của laser Nd: YAG là tinh thể Yttrium Aluminium Garnet Y3Al5O12, trong đó một số ion Y3+ được thay thế bởi ion Nd3+. Y3Al5O12 đóng vai trò là chất nền, ion Nd3+ đóng vai trò là tâm hoạt chất phát ra laser. Dùng Y3Al5O12 làm chất nền vì phổ huỳnh quang của Y3Al5O12 chứa vùng bước sóng của

Nd3+. Nồng độ ion Nd3+ pha vào chiếm khoảng 0.5% đến 2%. Thông thường người ta chế tạo thanh Nd: YAG có đường kính khoảng từ 3- 6mm và chiều dài khoảng 5- 15cm. Số ion Nd3+ trên một đơn vị khối lượng là 1,38 × 1020/cm3

. Thanh Nd: YAG được chế tạo với nhiều hình dạng khác nhau: hình trụ tròn, hình trụ chữ nhật, hoặc hình trụ chữ nhật một đầu có cắt chóp nhọn. b) Buồng cộng hưởng Hình 46: Thanh Nd: YAG Hình 47: Phổ hấp thụ của chất nền và nd3+ Hình 48: Thanh Laser Nd: YAG hình trụ chữ nhật một đầu cắt nhọn

- Buồng cộng hưởng của laser Nd: YAG cũng giống với buồng cộng hưởng của Laser Ruby và các laser rắn khác là buồng cộng hưởng quang học.

c) Nguồn bơm

Phổ hấp thụ của Nd3+ nằm trong khoảng lân cận 0,7µm đến 0,9µm nên

đèn quang học Krypton hoặc Xenon và laser bán dẫn AlGaAs là nguồn bơm thích hợp nhất.

Nếu dùng đèn quang học để bơm thì áp suất bên trong đèn phải phù hợp với quá trình phát laser. Với đèn Xenon thì áp suất của đèn khảng 500 Torr đến 1500 Torr, với đèn Kryton thì áp suất đèn khoảng 4 atm đến 6 atm. Khi sử dụng đèn Xenon để bơm thì phải đưa thêm ion Cr3+ vào mạng tinh thể Yttrium Aluminium Garnet làm chất nhạy hóa, vì ion Cr3+ có dải hấp thụ trùng với phổ bức xạ của đèn Xenon. Việc này này chỉ tăng được hiệu quả bơm khi laser hoạt động ở chế độ liên tục. Đèn Kryton có thể sử dụng để bơm ở cả hai chế độ xung và liên tục. Độ chênh lệch công suất bơm liên tục và xung khoảng 3%, trung bình năng lượng phát của đèn khoảng một vài kW (1- 3 kW)

Nguồn bơm thứ hai là dùng laser bán dẫn để bơm. Nếu bơm dọc và bơm liên tục thì dùng đèn ở công suất gần 15W, nếu bơm ngang và bơm liên tục thì dùng ở công suất trên 100W. Hiệu suất bơm bằng laser bán dẫn cao hơm đèn quang học, có thể hơn 10%.

3.5.1.4. Nguyên lý hoạt động của Laser Nd:YAG

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Nd3+ là 4f3 . Hàm lượng ion Nd3+

rất ít trong tinh thể Yttrium Aluminium Garnet nên bỏ qua tương tác của các ion Nd3+ với nhau mà nó chỉ chịu tác dụng của trường tinh thể Y3Al5O12, dưới tác dụng của trường tinh thể thì ion Nd3+ có sơ đồ các mức năng lượng trong Y3Al5O12 như sau :

- Mức 1 hay còn gọi là mức cơ bản kí hiệu là 4

9/ 2

I , trong mức cơ bản này cũng có nhiều mức con sát nhau nên ta có thể xem chúng gần như cùng nằm trong một mức. Thời gian sống của hạt trên mức này khá lâu.

- Mức 2 gồm nhiều mức do hiệu ứng Stark (6 mức có hiệu năng lượng so với mức cơ bản kéo dài từ 2,001cm-1 đến 2,526cm-1), nhưng xác suất dịch chuyển của các hạt ở mức trên về 4

11/ 2

I lớn nhất và sự suy biến của các mức con giống nhau nên ta bỏ qua và chỉ vẽ mức 4

11/ 2

I . Mức 4 11/ 2

I gần mức cơ bản nhất và có hiệu mức năng lượng là 2000cm-1. Theo phân bố Bolztmann thì trong trạng thái nhiệt độ phòng mức năng lượng 4

11/ 2

I hầu như trống rỗng. - Mức 3 là 4

3/ 2

F , để tạo ra laser thì phải tạo được sự nghịch đảo mật độ giữa mức này và mức 2. Mức 3 có thể tách thành 2 mức con với hiệu mức năng lượng là 11,502 cm-1 và 11,414 cm-1. Thời gian sống của hạt ở đây khoảng 5,5.10-4 s - Mức 4 gồm hai dải rộng : + Dải thứ nhất là 4 4 3/ 2, 7 / 2 S F + Dải thứ hai là 4 2 5/ 2, 9/ 2 F H

Hai trạng thái này không bền, thời gian sống ngắn lại rất gần với mức 3 nên hạt dễ dàng dịch chuyển không bức xạ xuống mức 3.

Phổ hấp thụ của Laser Nd: YAG rất rộng gồm có 7 bước sóng chính phân bố thành 3 vùng chủ yếu nằm trong vùng hồng ngoại :

- Vùng A: do các mức con ở dải 4 4

3/ 2, 7 / 2

S F chuyển về nằm ở lân cận bước

sóng 0,75µm Hình 49: Sự tách mức năng lượng của 4 3/ 2 F 4 11/ 2 I

- Vùng B: do các mức con ở 4 2 5/ 2, 9/ 2

F H chuyển về nằm ở vùng lân cận 0.8

m

µ

- Vùng C: do các mức ở 4F3/2 chuyển về nằm trong vùng lân cận 0,9µm.

Laser Nd: YAG hoạt động theo sơ đồ 4 mức năng lượng, các mức được phân thành như ở các mức năng lượng của ion Nd3+, mức 1 đóng vai trò là mức cơ bản, mức 2 là mức laser dưới, mức 3 là mức laser trên, mức 4 là mức kích thích. Quá trình nghịch đảo mật đội cư trú thực hiện theo cơ chế sau:

- Nhờ vào quá trình bơm, ta sẽ bơm ở hai bước sóng chính là 730 nm và 800 nm để các hạt từ mức cơ bản nhảy lên mức 4.

- Sau đó vì thời gian sống của điện tử trên mức này bé, và mức 3 sát với mức 4 nên các hạt dịch chuyển không bức xạ về mức 3.

- Tại mức 3 thời gian sống ở mức 3 lớn hơn ở mức 4 nên hạt ở lại ở mức 3 một thời gian rồi mới dịch chuyển về mức 2, vậy N3>N2 ta đã có được sự nghịch đảo mật độ cư trú. Hạt ở mức 3 ở trạng thái siêu bền với thời gian sống cỡ 230µs.

- Tiếp tục bơm thì hạt tập trung ở mức 3 nhiều hơn, khi các hạt này mất năng lượng (tức truyền năng lượng cho mạng tinh thể) thì hạt nhảy từ mức 3 về các mức con của mức 2 với hiệu suất gần bằng 100% và phát ra laser. Trong đó thì dịch chuyển từ 4

3/ 2

F về 4 11/ 2

I mạnh nhất phát ra bước sóng 1,064µm, bước

Hình 50: Sơ đồ 4 mức năng lượng của laser Ti: Sapphire

sóng này được sử dụng rất nhiều khi đưa Laser Nd: YAG vào ứng dụng trong cuộc sống.

Ở 3000K phổ phát xạ của Laser Nd: YAG gồm dải rộng có 7 vạch rõ nhất trong đó có hai vạch sáng nhất ứng với bước sóng 1,0615µm và 1,0642µm. Tất

cả có 18 vạch được trình bày ở bảng 2 sau :

Chuyển dịch Bước sóng vạch phát xạ (µm) Cường độ tương đối %

4 3/ 2 F về 4 9 / 2 I 0,8910 0,8999 0,9385 0,9460 25 4 3/ 2 F về 4I11/ 2 1,0521 1,0615 1,0624 1,0737 1,1119 1,1158 1,1225 60 4 3/ 2 F về 4I13/ 2 1,3184 1,3334 1,3351 1,3381 1,3533 1,3572 14 4 3/ 2 F về 4 13/ 2 I 1,833 1

Bảng 2 : Sự dịch chuyển và bước sóng của 18 vạch phổ phát xạ Laser Nd : YAG

Khi nhiệt độ thay đổi thì bước sóng của Laser Nd: YAG phát ra cũng thay đổi theo. Ở nhiệt độ phòng thì bước sóng Laser Nd: YAG phát ra bước sóng 1,0642µm. Ở những nhiệt độ khác còn xuất hiện các bước sóng khác như:

Laser Nd: YAG có thể phát ở hai chế độ xung và liên tục tùy vào tần số bơm. Nếu ta bơm với tần số nhỏ thì Laser Nd: YAG phát ở chế độ xung, còn tần số lớn hơn thì nó phát ở chế độ liên tục. Khi ta sử dụng phương pháp biến điệu độ phẩm chất buồng cộng hưởng và khóa mode thì Laser Nd: YAG có thể phát ra xung laser ngắn.

3.5.1.5. Ưu và nhược điểm của Laser Nd:YAG

o Ưu điểm

- Laser Nd: YAG có độ dẫn nhiệt cao cho phép phát ở nhiều chế độ cả xung và liên tục, có thể tạo xung laser ngắn (5ps) bằng phương pháp biến điệu phẩm chất buồng cộng hưởng

- Hiệu suất khá cao cỡ 5% phần trăm.

- Có ngưỡng bơm bé hơn laser Ruby vì nó hoạt động theo sơ đồ 4 mức năng lượng.

- Công suất của laser Nd: YAG lớn hơn laser Ruby rất nhiều lần khi thanh hoạt chất cùng chiều dài. Ví dụ ở nhiệt độ phòng, với thanh hoạt chất dài 3cm thì laser Nd: YAG có công suất là 360W còn laser Ruby cỡ 200W.

- Hệ số khuếch đại của laser Nd: YAG lớn hơn laser Ruby 75 lần nên laser Nd: YAG được sử dụng nhiều hơn laser Ruby.

- Laser phát ra tia hồng ngoại có bước sóng 1064 nm, được hấp thu tối thiểu bởi hầu hết các chromophores của mô nên được ứng dụng nhiều trong y học.

o Nhược điểm

- So với các loại laser khác thì hiệu suất của Laser Nd: YAG vẫn chưa cao.

- Phổ phát xạ rộng với nhiều bước sóng, do đó độ đơn sắc của Laser Nd: YAG không cao

3.5.2. Laser Yb: YAG3.5.2.1. Khái niệm 3.5.2.1. Khái niệm

Laser Yb: YAG là loại Laser rắn sử dụng thể pha lê Yttrium-Aluminum- Garnet được phủ nguyên tố hiếm Ytecbi để làm môi trường hoạt chất, nó phát bước sóng 1030 nm thuộc phổ hồng ngoại gần.

3.5.2.2. Cấu tạo của Yb:YAG

Yb: YAG là dạng tinh thể pha lê của Yttrium Aluminium Garnet Y3Al5O12 trong đó một số ion Y3+ được thay thế bởi Yb3+.

Ytecbi là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm Lantan, nó có số nguyên tử là 60, phân lớp 4f đã đầy và có 2 electron lớp ngoài cùng 6s2. Do đó cấu hình của ion Yb3+ sẽ thiếu một electron ở phân lớp 4f.

Yttrium Aluminium Garnet Y3Al5O12 là hợp chất tổng hợp giữa Ytri và nhôm oxit,

cấu trúc tinh thể của nó có dạng hình cubic. Yttrium Aluminium Garnet có phổ hấp thụ rộng

trong vùng hồng ngoại khoảng bước sóng từ 800 nm đến 1400 nm. 3.5.2.3. Cấu tạo của Laser Yb:YAG

a) Môi trường hoạt chất

Môi trường hoạt chất của laser Yb: YAG là tinh thể Yttrium Aluminium Garnet Y3Al5O12, trong đó một số ion Y3+ được thay thế bởi ion Yb3+. Y3Al5O12

đóng vai trò là chất nền, ion Yb3+ đóng vai trò là tâm hoạt chất phát ra laser. Dùng Y3Al5O12 làm chất nền vì phổ huỳnh quang của Y3Al5O12 chứa vùng bước sóng của Yb3+. Nồng độ ion Yb3+ pha vào chiếm khoảng 6.5%, rất lớn so với laser rắn khác sử dụng chất nền là YAG. Số ion Yb3+

trên một đơn vị khối lượng: 8.97 ×

1020/cm3. Nồng độ ion Yb3+ rất lớn nên ta không thể bỏ qua tương tác giữa các ion Yb3+, vậy các ion Yb3+ ngoài

tương tác với nhau chúng còn chịu tác dụng của trường tinh thể chất nền.

b) Buồng cộng hưởng

- Buồng cộng hưởng của laser Yb: YAG cũng giống với buồng cộng hưởng của Laser rắn khác là buồng cộng hưởng quang học.

Laser Yb: YAG có phổ phát xạ laser rộng nên nó được ứng dụng để tạo ra xung laser cực ngắn, lúc đó buồng cộng hưởng được cải biên theo yêu cầu đặt ra.

c) Nguồn bơm

Laser Yb: YAG hoạt động ở sơ đồ 3 mức năng lượng. Để laser này hoạt động thì cần bơm ở hai bước sóng 968 nm và 941 nm. Vạch 941 nm thường được ưu tiên để bơm bằng diode vì nó có cường độ lớn. Dùng laser GaAs hoặc laser InGaAs để bơm dọc tại bước sóng 943 nm rất tốt, cũng có thể bơm bằng laser Ti: Sapphire. Hiệu suất quang rất cao gần 60% do hiệu suất bơm lượng tử cao: 91.5% p q p h n h λ ν ν λ = = =

Với λp,λ lần lượt là bước sóng bơm và bước sóng hấp thụ, nq là

hiệu suất bơm lượng tử.

3.5.2.4. Nguyên lý hoạt động của Laser Yb:YAG

Hình 51 mô tả đơn giản sơ đồ các mức năng lượng của laser Yb: YAG. Ion Yb3+ không những tương tác với các ion khác mà còn chịu tác động của trường tinh thể. Để đơn giản ta xem ba mức năng lượng của ion Yb3+ gồm có:

- Mức 1 là mức cơ bản

- Mức 2 hay còn gọi là mức laser dưới, thời gian sống ở đây rất bé. Mức này có nhiều mức con nhưng ta lấy mức 2F7/2 là

mức chính vì ion nhảy từ năng lượng kích thích chủ yếu về mức này.

- Mức 3 là mức siêu bền hay là mức laser trên. Mức này có nhiều mức con nhưng ta lấy mức 2F5/2 là mức chính vì ion khi hấp thụ thì ưu

GVHD: Hoàng Hữu Hòa SVTH: Lê Thị Bích Liên

Hình 51: Sơ đồ các mức năng lượng của laser Laser Yb: YAG:

tiên nhảy lên mức này. Thời gian sống của ion Yb3+ ở đây cỡ 1,16ms, chứng tỏ mức này có khả năng tích trữ tốt.

Cơ chế hoạt động của laser Yb: YAG có thể mô tả như sau : ion ở mức cơ bản hấp thụ hai bước sóng bơm 968 nm và 941 nm và dịch chuyển lên mức 3, do thời gian sống ở mức 3 cao hơn mức 2 nên xảy ra sự nghịch đảo mật độ giữa hai mức này. Sau đó ion nhảy về mức 2 với số lượng lớn (tức khuếch đại) và phát ra laser. Tuy phát ra nhiều bước sóng (do ở mức 2 và 3 có các mức con) nhưng có một bước sóng phát ra với cường độ lớn nhất đó là bước sóng 1.03

m

µ tại nhiệt độ phòng. Độ rộng phổ phát xạ khoảng 86 cm-1, rất rộng. Bước sóng phát ra thay đổi do nhiệt độ. Độ rộng phổ phát xạ lớn nên có thể sử dụng laser Yb: YAG để tạo ra laser xung cực ngắn (có thể dưới cả pico giây) bằng phương pháp điều biến độ phẩm chất và phương pháp khóa mode. Công suất phát của laser khoảng 50W.

3.5.2.5. Ưu và nhược điểm của Laser Yb:YAG

o Ưu điểm

So với Laser Nd: YAG thì laser Yb: YAG có những tính chất tốt hơn như sau: - Khuyết tật lượng tử rất thấp p 9% p h h h ν ν ν −

≅ , do đó sự nóng lên của thanh

hoạt chất chậm hơn thanh hoạt chất của laser Nd: YAG nên mất mát trong quá trình phát ít hơn.

- Thời gian sống của trạng thái siêu bền lâu nên Yb: YAG là môi trường tốt cho việc biến điệu phẩm chất buồng cộng hưởng.

- Mức pha tạp cao 6,5% nên tương tác giữa ion và ion làm mất phổ huỳnh quang.

- Phát xạ cưỡng bức yếu cho phép năng lượng cao được tích trữ trước khi giải phóng.

o Nhược điểm

Hạn chế của laser Yb: YAG là ngưỡng bơm cao do hoạt động theo sơ đồ ba mức năng lượng. Phát xạ kích thích yếu.

3.5.3. Laser rắn sử dụng một số nguyên tố đất hiếm khác

Cũng giống như Neodymi các nguyên tố đất hiếm như: Dyprozi (Dy3+), Samari (Sm2+), Erbium (Er2+), Holmi (Ho3+), Praseodym (Pr3+) cũng được sử dụng làm hoạt chất cho laser. Các ion đất hiếm này được pha vào chất nền như: CaF2, YAG, CaWO4...

Nghịch đảo nồng độ ion đất hiếm được thực hiện theo sơ đồ 4 mức năng lượng nên ngưỡng bơm khá nhỏ.

Bảng 3 sau trình bày bước sóng và sự dịch chuyển công tác của một số

laser dùng nguyên tố đất hiếm làm hoạt chất. Nguyên tố đất hiếm Kí hiệu ion Dịch chuyển công tác Bước sóng ( m µ ) Dysprosi Dy3+ 5 5 7 8 II 2,36 Samari Sm3+ 5 7 0 4 DF 0,7 Erbium Er2+ 4 4

Một phần của tài liệu Một số laser rắn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w