Phƣơng pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ hóa học Nguyễn Thị Hồng Thái (Trang 31 - 33)

Các chất tinh khiết phân lập ra sẽ được xác định những hằng số lý hoá đặc trưng: màu sắc, mùi vị, Rf, điểm nóng chảy, v.v...Sau đó sẽ tiến hành ghi các các loại phổ như: phổ tử ngoại (UV), phổ hồng ngoại (FT-IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1

H-NMR), cacbon-13 (13C-NMR) với các kỹ thuật một chiều (1D-NMR) và 2 chiều (2D-NMR) tuỳ theo từng hợp chất.

2.2. DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

2.2.1. Dụng cụ và hoá chất

Các loại dung môi dùng để ngâm chiết mẫu là các loại tinh khiết (pure), còn các loại dung môi dùng để chạy sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng hay dùng trong phân tích là loại tinh khiết phân tích (PA).

Loại Silicagel G60 của hãng hoá chất Merck được dùng để tráng ra các loại sắc ký lớp mỏng với các kích cỡ khác nhau trên tấm thuỷ tinh, và được hoạt hoá 4 giờ ở nhiệt độ 1100 C. Ngoài ra các tấm sắc ký lớp mỏng đế nhôm DC-Alufolien Kieselgel 60F254 Art.5554 và đế nhựa (polyme) DC- Plastikfolien Kieselgel 60F254 Art.5735 tráng sẵn, độ dày 0,2mm cũng đã được sử dụng để xác định số thành phần có trong các dịch chiết, các phân đoạn chạy cột và kiểm tra sơ bộ độ sạch của sản phẩm thu được.

Các hệ dung môi triển khai SKLM.

2. n-Hexan-etylaxetat (5:1) Hệ B 3. n-Hexan-etylaxetat (8:1) Hệ C 4. Cloroform-metanol (9:1) Hệ D 5. Cloroform-metanol (5:1) Hệ E

Các tấm SKLM sau khi sấy khô được soi dưới đèn tử ngoại (UV- BIOBLOCK) ở bước sóng =254nm (365nm) rồi được phun bằng thuốc thử Vanilin 1% trong hỗn hợp metanol + H2SO4 đặc và sấy trên 1000C hoặc đưa vào buồng I2 để xác định thành phần cấu tử.

Các giá trị Rf trong hệ dung môi triển khai được biểu thị: RfA(B, C)x100.

Sắc ký cột thường sử dụng silicagel Merck 60, cỡ hạt 230-400 mesh (0,040 đến 0,063mm hoặc 0,1 đến 0,16mm).

Các dụng cụ khác được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: - Cân phân tích.

- Máy cất quay chân không. - Bộ chiết Shoxlet.

- Bình nón, bình định mức, bình cầu, buret, picromet, pipet - Cột thủy tinh các cỡ có khóa để làm cột sắc ký

Hoá chất:

 Dung dịch axit sunfuric (H2SO4).

 Dung dịch axit chlohiđric (HCl).

 Dung dịch axit axetic (CH3COOH).

 Tinh thể muối natrisunfat khan (Na2SO4).

 Dung dịch Sodium metanolat, axetyl chlorit.

 Dung dịch axit HCl 0,5N trong nước

 Dung dịch KOH 0,5N trong cồn

 Hỗn hợp dung môi ete etylic - cồn 950

(2:1 theo thể tích)

2.2.2. Thiết bị nghiên cứu

- Nhiệt độ nóng chảy đo trên máy Boátus (Đức) hoặc trên máy Electrothermal IA-9200.

- Góc quay cực []D đo trên máy Polartronic-D, chiều dài cuvet = 1cm. - Phổ hồng ngoại ghi trên máy IMPACT-410 (Viện Hoá học - TTKHTN & CNQG) dạng viên nén KBr.

- Phổ khối lượng ghi trên máy MS-Engine-5989-HP ion hoá bằng va chạm electron (EI-MS) 70eV, và sử dụng ngân hàng dữ liệu DATABASE/WILLEY 250L. Phổ FAB-MS(NaCH3COO) ghi trên máy LC- MS-Trap-00127.

- Phổ 1H-NMR và 13C-NMR ghi trên máy Bruker 500MHz (Viện Hoá học –Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ) hoặc Bruker 200MHz, 400MHz AVANCE (Bruker) nội chuẩn TMS, dung môi CDCl3 , DMSO-d6 hoặc C5H5N-d5.

- Phổ GC-MS ghi trên máy sắc ký khí Finigan Trace GC ultra-Colum, cột: BFX70 (50Mx0.32MM x 0.25uM).

Carrier: N2, Pressure cant: 1000kPa, split 15:1, Air: 350ml/min, H2:35ml/min.

Chương trình chạy nhiệt độ: 850

(0/min.) -1500(10/min) -2000(10/min) - 2300(5/min).

2.3. CÁC DỊCH CHIẾT TỪ QUẢ KÉ ĐẦU NGỰA (XANTHIUM STRUMARIUM

L.)

Một phần của tài liệu luân văn thạc sĩ hóa học Nguyễn Thị Hồng Thái (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)