Kể từ khi trở thành tổng giám đốc của Cà Phê Trung Nguy ên ,với cái đầu nhạy bén , nhiều ý tưởng sáng tạo , luôn đi tiên phong trong các hoạt động kinh doanh so với ác doanh nghiệp trong nước , cùng với lòng nhiệt tình, tâm huyết với công việc , với con người cũng như sự phát triển của quê hương và nước nhà , ông Đặng Lê Nguy ên Vũ đã chèo lái con thuyền chở đại gia đ nh Trung Nguy ên đi khắp Vi ệt Nam và từ từ tiến ra thế giới với những chiến lược ngắn h ạn cũng như dài hạn thật táo bạo, thông minh và vô cùng hiệu quả:
Hệ thống nhượng quyền trên toàn thế giới :
Để làm "nền" cho Lễ công bố sức mạnh và giá trị cốt lõi cho triết lý kinh doanh của mình, năm 2002 Trung Nguyên là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam thực hiện hình thức nhượng quyền thương hiệu ra nước ngòai với quán cà phê đi vào hoạt động tại Thủ đô TOKYO, Nhật Bản, sau đó là Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc.
Đến nay sản phẩm của Trung Nguyên đã xuất khẩu đến 43 nước và hiện diện tại nhiều quốc gia vùng lãnh thổ như Hoa Kỳ, Australia, các quốc gia khối Đông Âu (cũ). Các nhãn hiệu sản phẩm Trung Nguyên đã được đăng ký bảo hộ tại 140 quốc gia. Sau buổi lễ trang trọng được tổ chức tại Buôn Đôn, Đăklăk (3.2003) thì "Ngày hội cà phê hòa tan G7" tổ chức ngày 23.11.2003 tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM) thu hút trên 50.000 lượt người tham gia. Qua cuộc thử bình chọn đã có 89% người chọn G7 là sản phẩm ưa thích nhất so với 11% chọn Nescafe trong tổng số 13.000 người tham gia bình chọn. Những cài "nền" vững chắc và hoành tráng đó đã tạo dấu ấn thành công cho "Tuần lễ văn hóa cà phê 2007" được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Đầu tư 10 triệu USD sản xuất cafe hòa tan
Đây là nhà máy có công suất sản xuất cà phê hoà tan lớn nhất VN hiện nay: 3000 tấn/năm với tổng chi phí đầu tư trên 10 triệu USD.
tại Binh Dương,toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy
được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l, công ty hàng đầu trong ngành chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hoà tan của Ý.
Trước đây, vào tháng 5/05 Trung Nguyên cũng đã đưa vào sử dụng nhà máy chế biến cà phê rang xay tại Buôn Ma Thuột với kinh phí đầu tư hơn 10 triệu USD. Việc liên tục đẩy mạnh qui mô hoạt động sản xuất này đã đưa sản phẩm cà phê Trung Nguyên có mặt trên thị trường của 43 quốc gia, trong đó cà phê hoà tan G7 cũng đã xuất hiện
tại 20 nước như Mỹ, Nhật, Nga… Hiện TN đang thúc đẩy việc xâm
nhập vào hệ thống siêu thị bán lẻ của các nước trên.
Để thực hiện triết lý, cam kết kinh doanh của mình, ngày 1.10.2006, Trung Nguyên ra mắt Công ty liên doanh cánh cổng Việt Nam toàn cầu tại Singapore. Tháng 12.2006, Trung Nguyên thành lập Công Ty TNHH Truyền Thông Bán Lẻ Nam Việt. Từ đó đến nay công ty hoạt động rất hiệu quả nhưng lúc bấy giờ ai cũng cho rằng "lạ". Vì ngay cả những doanh nghiệp lớn của nhà nước và tư nhân, kể cả ngân hàng người ta chỉ tổ chức cao nhất là "phòng phụ trách thông tin, báo chí" với hai ba chuyên viên chứ chưa đâu thành lập hẳn một công ty
Ý tưởng xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành một trung tâm cà phê thế giới với đề án tổng thể có tên gọi “Thiên đường cà phê toàn cầu” của tỉnh Đắc Lắc và Công ty cà phê Trung Nguyên có lẽ không phải là điều quá viễn tưởng khi Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê với sản lượng đứng hàng thứ hai thế giới và đứng đầu về xuất khẩu cà phê robusta, trong đó 60% được trồng và sản xuất trên vùng đất cao nguyên này.
Cơ sở dự án là việc phát huy các lợi thế sẵn có của Việt Nam và lợi thế của ngành cà phê với các đặc điểm của vùng đất ba-dan mang nét đặc sắc và đa dạng của văn hóa địa phương. Hàng loạt các hoạt động chiến lược có tác dụng tương hỗ sẽ được triển khai trong kế hoạch dự án như xây dựng tại TP Buôn Ma Thuột một bảo tàng, viện nghiên cứu cà phê thế giới cùng sàn giao dịch nông sản được kết nối các định chế tài chính và các quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu. Tại đây sẽ có những đường phố mang nét đặc trưng cà phê thu hút du khách, các nhà kinh doanh và giới văn nghệ sĩ đến thưởng thức hương vị cà phê, xem biểu diễn nghệ thuật cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, là những doanh nghiệp, đồn điền thực hành cà phê sạch; thực hiện các dự án bảo vệ và tái tạo rừng, nguồn nước và các không gian sinh thái tự nhiên . v.v. tạo thành một quần thể tích hợp của các yếu tố văn hóa, du lịch, sinh thái với hệ thống dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự án có thể hiểu là một chiến lược xây dựng năng lực cạnh tranh cho ngành cà phê, tạo nên thương hiệu mạnh về cà phê Việt Nam; vừa quy hoạch tổng thể về vùng sản phẩm cây trồng, Những ý tưởng phát triển bền vững, đưa Đắc Lắc trở thành một trung tâm cà phê uy tín thế giới đã được đưa vào chương trình hành động của tỉnh và đề xuất trình Chính phủ. Việc tổ chức sự kiện Tuần lễ văn hóa cà phê tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cuối năm vừa qua là bước khởi động của dự án nhằm quảng bá thế mạnh cà phê Việt Nam, đồng thời tuyên truyền, tạo chuyển biến nhận thức xã hội về thương hiệu cà phê quốc gia.
Trung Nguyên tự tin vào thực lực với các hoạt động chiến lược tiếp theo:
Tiếp theo việc đưa vào sản xuất nhà máy cà phê bột tại Buôn Ma Thuột vào giữa năm 2005, đầu tháng 11 vừa qua, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã khánh thành nhà máy sản xuất cà phê hòa tan G7 có công suất lớn nhất Việt Nam tính đến nay.
Với hai nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 20 triệu Đôla Mỹ ra đời chỉ cách nhau có vài tháng
Nhà máy sản xuất cà phê bột tại Buôn Ma Thuột công suất 10.000 tấn/năm vừa đưa vào hoạt động hồi tháng 5/2005 nhưng hiện đã chạy hết công suất, sản xuất không kịp bán. Còn nhà máy cà phê hòa tan công suất 3.000 tấn/ năm chỉ tiêu thụ nội địa khoảng 20% sản lượng (chưa kể phần bán tinh cà phê để làm nguyên liệu cho một số nhà sản xuất bánh kẹo), 80% sản lượng còn lại được dành cho xuất khẩu.
Trung Nguyên đang lập trang trại chăn nuôi ở Ma-Drắk (Daklak) và muốn đưa con heo của người dân tộc thiểu số nuôi thành một thương hiệu
Có nhiều ý kiến cho rằng con bò hay cà phê, cây điều là phù hợp với Tây Nguyên. Con heo của người dân tộc thiểu số là vật nuôi phù hợp hơn cả vì nó gần gũi và thân thuộc với bản làng dân tộc từ bao đời nay.
Trung Nguyên sẽ đầu tư xây dựng thương hiệu và hình ảnh một giống heo sạch, đưa nó lên thành hàng hóa cao cấp bằng cách phổ biến và hướng dẫn quy trình, kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng đầu ra, cung cấp giống cho đồng bào dân tộc. Trước đây người ta nuôi bán từng kí lô, bây giờ bán đặc sản thì giá trị sẽ tăng, đời sống người dân tộc thiểu số sẽ khá hơn.
Trung Nguyên đã đầu tư tại đây một trang trại 600 héc ta và dự định nuôi 10.000 con heo cùng nhiều loài khác như ba ba, cừu, dê, bò... Hai năm qua, Trung Nguyên tập trung làm hạ tầng với 40 km đường nội bộ, nhà điều hành, ao hồ, chuồng trại... Một ngày gần đây sẽ chính thức đưa trang trại này vào hoạt động.
Và trong tương lai gần, Trung Nguyên sẽ xây dựng nơi này thành một khu du lịch sinh thái trên cao nguyên kết nối với thành phố biển Nha Trang.
Mũi đột phá G7 Mart
Dự án xây dựng hệ thống phân phối trong nước với quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài đã được ông nghiên cứu, đầu tư trong suốt mấy năm vừa qua và đã được triển khai cụ thể bằng hệ thống phân phối mang tên G7 Mart . Hệ thống phân phối G7
Mart với khoảng 10 nghìn điểm bán lẻ đầu tiên rải đều khắp cả nước sẽ xuất hiện. Mục tiêu của là tập hợp các nhà sản xuất Việt Nam để hình thành nên một hệ thống phân phối vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Sức mạnh của Trung Nguyên là sự liên kết, lấy mục tiêu phát triển thương hiệu Việt làm đầu”.
G7 Mart với 500 điểm bán lẻ tiện lợi và 5.000 cửa hiệu thành viên mang tên G7 trên cả nước, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng. Sau 5 năm, G7 Mart sẽ phát triển lên 10 nghìn cửa hiệu các loại, 18 kho bán sỉ và 7 trung tâm thương mại... Tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu cho hệ thống này lên đến 395 triệu USD. Hệ thống phân phối G7 Mart sẽ phát triển, mở rộng trên cơ sở thành lập mới những cửa hiệu và tập hợp các nhà phân phối bán buôn và bán lẻ, các đại lý, cửa hàng hiện có trên thị trường. Các cửa hiệu nhỏ lẻ, phát triển tự phát và được quản lý một cách không chuyên nghiệp sẽ được tập hợp vào hệ thống G7 Mart và chủ nhân các cửa hiệu này sẽ được chuyển giao công nghệ quản lý, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo và trên hết là hoạt động chuyên nghiệp bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngoài ra, G7 cũng sẽ xây dựng những siêu thị và đại siêu thị tại nước ngoài mang tên "Việt Town".
Dự án thiên đường cà phê toàn cầu tại Đăklăk :
Theo Tổng giám đốc Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ dự án này là phát huy các lợi thế sẵn có của Việt Nam nói chung và lợi thế của ngành cà phê nói riêng. Với sản lượng cà phê đứng thứ 2 thế giới, chất lượng Rôbusta số 1 và lợi điểm của vùng đất bazan hàng triệu năm, cùng những nét đặc sắc và đa dạng văn hóa bản địa. Dự án cũng được đặt trong các xu hướng phát triển của thế giới. Phát triển bền vững, kinh tế tri thức và xu hướng "phục hưng của chấ Á", và tiềm năng ngành cà phê thế giới: Với giá trị giao thương tòan cầu khỏang 100 tỷ USD/năm, với 2 tỷ người dùng cà phê (có hơn 1 tỷ người dùng, yêu thích và đam mê cà phê hàng ngày). Bên cạnh ta, đất nước Trung Quốc với trên 1,6 tỷ dân đang chuyển từ trà qua cà phê . . . Đó là nhưng nhu cầu có thật và rất lớn của thế giới. Bởi vậy, một triết lý mới, một điểm đến, nơi có quyềt phát ngôn về "Thiên đường cà phê" là đều không hề dễ dàng nhưng độ khả thi rất cao.