Quan điểm và mục tiêu xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua

Một phần của tài liệu Luận văn: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY QUA XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM pot (Trang 63 - 65)

xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Trong quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các DN phải trả cho người cho vay là các NHTM. Lãi suất cho vay cần đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động của NHTM, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Việc xác định lãi suất cho vay nếu quá cứng nhắc để bảo đảm chỉ tiêu lợi nhuận dự tính của NHTM có thể làm cho lãi suất cho vay không phù hợp với thực tế thị trường. Chẳng hạn, do chi phí đầu vào của NHTM quá cao dẫn đến việc NHTM phải định lãi suất cho vay cũng cao theo để đảm bảo lợi nhuận, trong khi đó mức lãi suất cao này có thể không được thị trường chấp nhận. Trái lại, ở một số

NHTM chỉ tập trung định giá lãi suất cho vay hướng vào cạnh tranh trên thị trường nên có thể dẫn đến hoạt động cho vay không mang lại lợi nhuận, thậm chí không bù đắp đủ chi phí, rủi ro tín dụng.

Do vậy, NHTM cần kết hợp xác định lãi suất cho vay hướng vào chi phí nhưng vẫn bảo đảm cạnh tranh được trên thị trường. Việc xác định lãi suất hướng vào chi phí không có nghĩa đơn thuần là xác định lãi suất căn cứ theo mức chi phí đầu vào mà cần phải kết hợp với các dịch vụ ngân hàng đi kèm như các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, tiền gửi... mà từng khách hàng mang lại. NHTM có thể đưa ra một mức lãi suất cho vay thấp hơn với những đối tượng khách hàng mà NHTM xét thấy đó là những khách hàng mục tiêu.

Lãi suất cho vay luôn thay đổi theo hướng đa dạng hóa, linh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, tạo điều kiện để NHTM đáp ứng tốt nhất đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu.

Mục đích của việc xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay là nhằm cung cấp phương pháp luận một cách khoa học, phù hợp thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam, làm cơ sở để các NHTM đưa ra mức lãi suất đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh, bù đắp được rủi ro và mang tính cạnh tranh. Như đã phân tích ở Chương 2, dù có nhiều phương pháp xác định lãi suất cho vay nhưng về cơ bản lãi suất cho vay luôn bao gồm các thành phần: chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, phần bù rủi ro tín dụng, phần bù rủi ro kỳ hạn và mức lợi nhuận dự kiến. Chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động và mức lợi nhuận dự kiến là dễ xác định đối với NHTM. Phần bù rủi ro kỳ hạn xác định dựa vào thời gian vay (càng dài thì phần bù rủi ro kỳ hạn càng lớn) và có thể được đánh giá thông qua các chỉ số thống kê về định hạng rủi ro quốc gia, được áp dụng thống nhất cho tất cả các khách hàng vay. Trong khi đó, phần bù rủi ro tín dụng là phức tạp và khó xác định nhất do nó có mối quan hệ trực tiếp và thay đổi đối với từng khách hàng cũng như từng khoản vay. Cho nên, yếu tố quan trọng nhất cần đánh giá khi xác định lãi suất cho vay chính là phần bù rủi ro tín dụng. Trong chương này, tác giả sẽ tập trung phân tích để đưa ra mô hình xác định phần bù rủi ro tín dụng làm cơ sở xác định lãi suất cho vay.

3.3 Khách hàng doanh nghiệp và phân loại khách hàng doanh nghiệp3.3.1 Khái niệm khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY QUA XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM pot (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)