7. Kết cấu của luận án
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo về tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2020 ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản
Hội nhập rộng và sâu của Việt Nam vào kinh tế thế giới
Hội nhập rộng và sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ mở ra thị trường rộng lớn cho DNXKTS Việt Nam. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị dỡ bỏ, doanh nghiệp được đối xử công bằng hơn về thuế quan và trong các tranh chấp thương mại.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường thuỷ sản ngày càng gay gắt
Các đối thủ chính của thuỷ sản Việt Nam là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ. Trung Quốc là đối thủ lớn của DNXKTS Việt Nam trên tất cả các thị trường quan trọng. Ấn Độ cùng và Thái Lan là đối thủ chính trong xuất khẩu tôm vào Châu Âu. Thái Lan sẽ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường tôm của Mỹ. Bên cạnh đó, Mexico, Peru, Chile, Argentina, Brazil, Ecuador, Nga, Na Uy, Anh là các đối thủ trên thị trường Mỹ, Nhật, EU và Trung Quốc.
Các tranh chấp thương mại có dấu hiệu gia tăng
Thị trường thuỷ sản xuất khẩu là một trong những thị trường có nhiều quy định khắt khehơn về chống bán phá giá, chống trợ cấp và bảo hộ xuất khẩu. Mặt khác, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một cao hơn. Điều đó cho thấy tiềm ẩn nhiều thử thách và các tranh chấp đối với DNXKTS Việt Nam.
Những yêu cầu mới của hợp tác và hội nhập
Trong một thế giới phẳng, các quốc gia gắn kết quyền lợi chặt chẽ với nhau. Ranh giới kinh tế dần dần bị xoá nhoà, những tập đoàn xuyên quốc gia, siêu khổng lồ hình thành, chuỗi cung ứng toàn cầu đang phủ rộng.
Trong xu thế đó, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chấp nhận luật chơi chung, phải quen dần với việc tự thân phát triển, không thể trông chờ vào sự bao cấp của chính phủ như trướcđây.
Những thách thức của môi trường trong nước và khu vực
Ở trong nước, chính phủ sẽ ngày càng có những chính sách tốt hơn, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm đến xuất khẩu thủy sản. Ở ngoài nước, quan hệ hợp tác trong ASEAN ngày càng phát triển mạnh là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp, song tranh chấp ở biển Đông là yếu tố đang tiềm ẩn nguy cơ lớn làm trở ngại việc khai thác và xuất khẩu thuỷ sản.
3.1.2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020
Mục tiêu chung
Theo Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, ngành thuỷ sản nước ta cơ bản được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển toàn diện theo hướng bền vững, có hiệu quả, trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có cơ
cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả, thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới.
Mục tiêu cụ thể
Cũng theo Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020, ngành thuỷ sản Việt Nam phải đạt được các mục tiêu cụ thể trong bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1: Mục tiêu cụ thể phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020
TT TIÊU CHÍ ĐẾN NĂM 2020
01 Tỉ trọng kinh tế thuỷ sản trong GDP
Chiếm 20% – 35% GDP khối nông – lâm – ngư nghiệp
02 Tốc độ tăng trưởng 8% – 10%/năm
03 Kim ngạch xuất khẩu 8 – 9 tỷ USD/năm
04 Tổng sản lượng 6,5 – 7 triệu tấn
05 Sản lượng nuôi trồng 65% – 70% tổng sản lượng
06 Tạo việc làm 5 triệu lao động
Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2010 [26]
3.1.3. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020
-Trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu. Một “đại dương xanh” không có cạnh tranh chỉ tồn tại trong nhất thời;
-Doanh nghiệp giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao NLCT của mình; -Nâng cao NLCT là kết quả của quá trình phấn đấu lâu dài, đòi hỏi nỗ lực thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp;
-Nâng cao NLCT phải được thực hiện đồng bộ ở nhiều khâu, nhiều yếu tố; -Nâng cao NLCT cần tính đến tính đặc thù của từng doanh nghiệp. Cùng một giải pháp, nhưng mỗi doanh nghiệp cần vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình.