Sự thay đổi cơ bản về sự cân bằng của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 85 - 87)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

2. Sự thay đổi cơ bản về sự cân bằng của hợp đồng.

Thông thường việc thay đổi hoàn cảnh không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện hợp

đồng (xem Điều 2,1), do đó bên có nghĩa vụ không thể viện dẫn lý do này để không thực hiện nghĩa vụ của mình trừ khi sự thay đổi hoàn cảnh làm ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng, các bên cũng có lợi của hợp đồng. Sự thay đổi của hoàn cảnh có được xem là thay đổi cơ bản hay không còn tuỳ

thuộc vào từng trường hợp cụ thể trên thực tế. Sự thay đổi hoàn cảnh làm ảnh hưởng (tăng lên hoặc giảm xuống) 50% hoặc hơn tổng giá trị hợp đồng sẽđược xem là sự thay đổi cơ bản.

Ví dụ

1. Vào tháng 9 năm 1989, A, một nhà kinh doanh hàng điện tử tại Cộng Hoà Dân ChủĐức,

đặt mua hàng điện tử từ B, ở tại nước X, cũng là một nước Xã hội chủ nghĩa. B thoả thuận sẽ giao hàng hoá vào tháng 12 năm 1990. Đến tháng 11 năm 1990, A thông báo với B là hàng hoá đó sẽ

phép trao đổi trên thị trường. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác, A

được quyền viện dẫn những điều khoản chung về khó khăn trong PICC.

a. Sự gia tăng chi phí thực hiện.

Thực tế sự thay đổi cơ bản về sự cân bằng của hợp đồng có thểđược thể hiện dưới hai hình thức khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Trước tiên là sự gia tăng chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụđối với một bên, thông thường là một nghĩa vụ phạt tiền tệ (nghĩa vụ phải thực hiện một công việc). Sự gia tăng đáng kể trong chi phí, chẳng hạn sự tăng vọt trong giá nhiên liệu cần thiết cho việc sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, hoặc các qui định mới về an toàn được ban hành khiến cho bên thực hiện chịu nhiều chi phí hơn trong quá trình sản xuất.

b. Thiệt hại của bên có quyền.

Hình thức thứ hai là sự mất ý nghĩa của việc thực hiện hợp đồng đối với bên có quyền, tức là khi việc thực hiện không còn giá trị gì đối với bên có quyền. Việc thực hiện có thể liên quan đến nghĩa vụ trả tiền hoặc nghĩa vụ phải thực hiện một công việc. Do biến động thị trường việc thực hiện hợp đồng gây thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận, không thu được lợi nhuận chẳng hạn như ảnh hưởng của siêu lạm phát đối với giá cả hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng) hay mục đích của hợp đồng mà bên có quyền đề ra không còn ý nghĩa, không còn phụ thuộc với thực tiễn (ví dụ như

lệnh cấm xây dựng trên một lô đất đã được dự định mua nhằm mục đích xây dựng, hoặc ảnh hưởng của một lệnh cấm vận xuất khẩu đối với hàng hoá đã được dự định mua nhằm mục đích xuất khẩu ).

Đương nhiên việc giảm giá trị của việc thực hiện phải có khả năng xác định được: sự thay

đổi ý kiến cá nhân của bên có quyền về giá trị của việc thực hiện không thể coi là cơ sở viện dẫn hoàn cảnh khó khăn. Vấn đề thất bại hoàn toàn về mục đích của việc thực hiện chỉ có thểđược xét như một cơ sở viện dẫn hoàn cảnh khó khăn, khi mục đích của vấn đề trên đã được các bên biết hoặc phải biết.

3. Các yêu cầu khác cho việc áp dụng điều khoản về khó khăn.

a. Các trường hợp xảy ra hoặc được biết sau khi giao kết hợp đồng.

Theo Mục (a) của Điều 6.2. 2 các sự kiện gây ra khó khăn đã xảy ra, hoặc chỉđược bên bị

khó khăn biết đến sau khi đã giao kết hợp đồng. Nếu bên bị khó khăn đã biết được các sự kiện trên vào lúc giao kết hợp đồng, họđã có thể xem xét lại hợp đồng tại thời điểm giao kết, và sau đó họ

không thể nói là đã bị bất lợi nữa.

b. Bên bị bất lợi đã biết hoặc phải biết trước hoàn cảnh khó khăn.

Nếu hoàn cảnh khó khăn xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, thì mục (b) của điều khoản này khẳng định rõ ràng rằng bên bị khó khăn vẫn không thể viện dẫn điều này để hưởng điều khoản miễn trách nếu họ biết hay phải biết trước điều kiện bất lợi này vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Ví dụ

2. A dồng ý cung cấp cho B dầu thô từ nước X với giá cốđịnh trong vòng 5 năm, mặc dù

đang có các biến động về chính sách chính trị tại khu vực. Hai năm sau khi giao kết hợp đồng, một cuộc chiến tranh nổ ra giữa các nước láng giềng. Cuộc chiến tranh đưa đến cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới và giá dầu tăng vọt. A không có quyền viện dẫn hoàn cảnh bất lợi, bởi vì A biết hay buộc phải biết trước việc gia tăng giá dầu thô.

Đôi khi sự thay đổi hoàn cảnh diễn ra dần dần, nhưng kết quả sau cùng của sự thay đổi dần dần này có thể cấu thành một trường hợp về hoàn cảnh khó khăn. Nếu sự thay đổi này bắt đầu trước khi hợp đồng được giao kết, hoàn cảnh khó khăn sẽ không phát sinh trừ khi tốc độ của sự

thay đổi tăng vọt trong suốt thời hạn của hợp đồng sau khi giao kết.

Ví dụ

3. Trong một hợp đồng bán hàng giữa A và B, giá cảđược ghi rõ bằng đồng tiền của nước X, một đồng tiền mà giá trị của nó đã mất giá rất chậm so với một số ngoại tệ mạnh khác trước khi giao kết hợp đồng. Một tháng sau khi có cuộc khủng hoảng về chính trị xảy ra tại nước X đưa đến sự giảm giá đến 80% đồng tiền nước này. Trừ khi các bên có thoả thuận khác hay pháp luật có quy

định khác, việc lạm phát này là một trường hợp về hoàn cảnh khó khăn, bởi vì các bên không thể đoán trước sự mất giá đồng tiền nhanh chóng như vậy.

c. Các sự kiện phát sinh ngoài tầm kiểm soát của bên bị khó khăn.

hoàn cảnh khó khăn nằm ngoài tầm kiểm soát của bên bị bất lợi.

d. Các rủi ro không nằm trong phạm vi mà bên khó khăn phải gánh chịu.

Theo Mục (d) có thể không có hoàn cảnh khó khăn nếu bên bị khó khăn đã chấp nhận rủi ro về sự thay đổi hoàn cảnh. "Chấp nhận" được hiểu là các rủi ro này không cần phải được chấp nhận một cách rõ ràng, nhưng điều này có thểđược suy ra từ bản chất của hợp đồng. Một bên tham gia vào một thương vụ có tính đầu cơ xem như chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, ngay cả khi bên

đó dã không hoàn toàn tỉnh táo nhận ra các rủi ro đó vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Ví dụ

4. A, một công ty bảo hiểm chuyên bảo hiểm các rủi ro về tàu bè, yêu cầu một phí bảo hiểm phụ trội đối với những khách hàng có những hợp đồng liên quan đến các rủi ro về chiến tranh và các bạo động trong nước, đểđáp ứng các rủi ro lớn hơn đáng kể xảy ra sau khi các cuộc chiến tranh và bạo động trong nước nổ ra đồng thời ba nước trong cùng một khu vực. A không có quyền

đòi sửa đổi hợp đồng và viện dẫn khó khăn khi chiến tranh xảy ra, do khoản tiền yêu cầu nộp thêm trong phí bảo hiểm về chiến tranh và bạo động trong nước đã ngầm chỉ rõ rằng công ty bảo hiểm chấp nhận rủi ro này dù cho cả ba nước bịảnh hưởng chiến tranh cùng lúc.

Một phần của tài liệu Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)