ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KCN GIAI ĐOẠN 2000-2010

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển KCN ở Hà Nội potx (Trang 52 - 53)

Trong thời gian tới Hà Nội chủ trương khuyến khích các doanh

nghiệp (không phân biệt thành phần kinh tế) đàu tư những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, phục vụ xuất khẩu, sử dụng công nghệ sạch, công

nghệ tiên tiến, hiện đại, từng bước cải tạo khu vực tập trung cũ, tăng cường đầu tư xây dựng các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhro có hạ tầng đồng

bộ để phát triển sản xuất công nghiệp theo đúng hướng quy hoạch, đối với

doanh nghiệp nằm xen kẽ các khu dân cư, thành phố đang xây dựng cơ chế

chính sách khuyến khích di dời đến các KCN mới để ổn định và phát triển

các cụm công nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề

Để thực hiện chủ trương trên, Hà Nội dự kiến năm 2005, ngoài việc

thực hiện các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ đã được thành lập để đưa

vào phục vụ sx của các doanh nghiệp thành phố sẽ tiếp tục quy hoạch một

số cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề truyền thống: gốm

sứ (Bát Tràng), may da Kiêu Kỵ (Gia Lâm), dệt Triều Khúc (Thanh Trì),

đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà - Liên Hà (Hà Đông) đến năm 2010 tiếp tục triển

khai xây dựng các KCN đã có trong quy hoạch với tổng diện tích 1250 ha

gồm KCN 110 ha Nguyên Khê - Xuân Nội (Đông Anh) chuyên công nghiệp nặng, cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt may.

Mở rộng 300 ha ở phía Bắc Đông Anh cho công nghiệp điện tử, cơ

kim khí có công nghệ kỹ thuật cao.

Xây dựng KCN 350 ha dọc theo quốc lộ 5 và khu vực Long Biên Hồi Xá - Việt Hưng cho sản xuất lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, dệt

may.

Mở rộng KCN Sóc Sơn với quy mô 500 ha và đặt hạn là phấn đấu để

trong ngành công nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2000. Nâng cao sức cạnh

tranh của sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu. Để thực hiện mục

tiêu cần cải tiến sâu sắc cơ cấu công nghiệp, dùng KCN-KCX làm khâu đột phá, tăng mức độ hội nhập làm áp lực, lấy thực tiễn phát triển công nghiệp

trong những năm qua và sự kiểm chứng của thị trường, lựa chọn những

ngành công nghiệp mà Hà Nội có triển vọng phát triển và lợi thế, ưu tiên

mạnh hơn cho những ngành nghề, đối tác cần khuyến khích. Tăng cường

liên kết, hợp tác sản xuất theo xu hướng chuyên môn hóa để nâng cao năng

lực sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, khuyến khích các

ngành công nghiệp xuất khẩu. Xây dựng động bộ hạ tầng cho công nghiệp, ưu tiên cho các KCN tập trung, khẩn trương xúc tiến xây dựng Khu công

nghệ cao, phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển KCN ở Hà Nội potx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)