Trong chiến lược triển ngành công nghiệp đóng tàu đến năm 2010, Vinashin đã mở rộng và hiện đại hoá các xưởng đóng tàu, để đảm bảo đóng các tàu có trọng tải đến 100 nghìn tấn phục vụ cho nhu cầu phát triển đội tàu viễn dương của Việt Nam cũng như xuất sang Anh. Nhật, Đức. Chỉ tính trong năm 2003, Vinashin đã ký kết các hợp đồng đóng tàu trong nước và quốc tế trị giá 500 triệu USD; trong đó có hợp đồng ký kết với công ty GRAIG của Anh quốc đóng 15 tàu chở hàng hiện đại, trọng tải mỗi tàu 53 nghìn tấn, tổng giá trị 322 triệu USD.
Do giá trị các con tàu được đóng mới là rất lớn nên, nếu không may rủi ro, thiệt hại cũng rất lớn. Một trong những điều kiện đảm bảo cho các hợp đồng đóng tàu có giá trị lớn, có hiệu lực, là quá trình đóng tàu phải được bảo hiểm bởi những công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có năng lực tài chính lớn, đủ khả năng khắc phục được mọi rủi ro xảy ra trong quá trình đóng tàu. Giá trị được bảo hiểm cho một con tàu lớn nhất có thể lên đến 1 tỷ USD.
Khi mua bảo hiểm cho các con tàu được đóng mới nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm sẽ nhận bảo hiểm cho thân tàu, máy móc và các trang thiết bị trên tàu trong quá trình tại xưởng và những cơ sở khác của người đóng tàu trong phạm vi cảng hoặc địa điểm đóng tàu thuộc nơi đặt xưởng của người đóng tàu và trong quá trình vận chuyển giữa những nơi đó. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm cũng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người đóng tàu với tư cách là chủ tàu.
Một nhà cung cấp dịch vụ lớn của Vinashin đó là Công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Thời gian gần đây Bảo Việt đã ký với Vinashin một hợp đồng bảo hiểm lớn cho lô đóng mới 09 tàu trọng tải 53 nghìn tấn của Vinashin, tổng giá trị bảo hiểm của hợp đồng này lên tới 270 triệu đô la Mỹ.
Các điều khoản bảo hiểm chính thuộc hợp đồng này tuân theo các điều kiện, điều khoản và loại trừ theo quy định tại điều khoản bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu; những rủi ro gây tổn thất, thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm; trường hợp hạ thuỷ không thành công. Bảo hiểm Bảo Việt chịu mọi chi phí cho đến khi hoàn thành việc hạ thuỷ; rủi ro ô nhiễm, lỗi thiết kế (chỉ bảo hiểm những thiệt hại gián tiếp), trách nhiệm đâm va, chi phí tố tụng và đề phòng hạn chế tốt nhất. Bảo hiểm Bảo Việt cũng nhận bảo hiểm quá trình chạy thử trong vùng nước thuộc nhà máy hoặc vùng nước theo yêu cầu của đăng kiểm và các cơ quan liên quan nhưng không vượt quá 250 hải lý.
Theo hợp đồng ký kết, Vinashin sẽ thông báo cho Bảo hiểm Bảo Việt thông tin về tàu được bảo hiểm ít nhất 15 ngày trước ngày đặt kỵ đóng mỗi tàu và Bảo hiểm Bảo Việt sẽ cấp đơn bảo hiểm cho mỗi tàu trên cơ sở yêu cầu của Vinashin.
Vì các hợp đồng bảo hiểm có tính chất quan trọng như vậy, đồng thời cũng là các hợp đồng có giá trị lớn nên Tập đoàn phải đứng ra ký kết hợp đồng sau đó đối với các đơn vị trực tiếp đóng tàu Tập đoàn lại trở thành nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, bảo lãnh cho tàu đóng mới. Do đó, đây được xem là doanh thu cung cấp dịch vụ của Tập đoàn. Kế toán các nghiệp vụ về doanh thu cung cấp dịch vụ tại Tập đoàn cũng được thực hiện khá đơn giản. Khi thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho đơn vị đóng tàu, kế toán xuất hoá đơn GTGT và ghi nhận doanh thu.
- Chứng từ sử dụng: + Hoá đơn GTGT + Phiếu thu
+ Giấy báo Có của Ngân hàng - Tài khoản sử dụng
+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ + TK 111,112,131