Bảng 2-24: Bảng giá thành thực tế sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Điện cơ Thống Nhất (ko lý luận, nhật ký chứng từ) (Trang 50 - 71)

Đơn vị: Công ty Điện cơ Thống Nhất Địa chỉ: 164 Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Mẫu số S05-DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI

Tài khoản: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154

Số dư đầu năm

Nợ Có 8.750.189.32 0 x Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này … Tháng 4 Tháng 5 ... Tháng 12 Cộng A … 4 5 … 12 621- NKCT số 7 20.904.504.732 622- NKCT số 7 2.483.581.238 627- NKCT số 7 1.152.028.007 Cộng số phát sinh Nợ 24.540.113.977 Tổng số phát sinh Có - NKCT số 7 22.820.049.750 Số dư cuối tháng Nợ Có 7.897.150.133 9.617.214.350 x x x x x x Ngày……tháng……năm Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng Tài vụ)

2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty

2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty

Tại Công ty Điện cơ Thống Nhất, đối tượng tính giá thành hiện nay là từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đây là đối tượng tính giá thành duy nhất trong công ty, mặc dù có tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, nhưng Công ty không tiến hành tính giá thành riêng cho từng đơn đặt hàng đó.

Sản phẩm quạt điện đa dạng về chủng loại nên để có thể tính giá thành riêng cho từng mặt hàng, đơn vị áp dụng phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, theo đó giá thành kế hoạch đã được xây dựng từ trước được dùng làm căn cứ để tính giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm.

2.2.2. Quy trình tính giá thành

Đầu năm, Công ty tiến hành lập Bảng tính giá thành kế hoạch cho năm sau. Giá thành kế hoạch được lập cụ thể cho từng loại sản phẩm có chi tiết theo các khoản mục chi phí. Căn cứ để lập Bảng này là giá thành thực tế của sản phẩm nhập kho năm trước, các định mức về chi phí NVL, CCDC, tiền lương và BHXH, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, kế hoạch sản xuất năm nay… Từ bảng tính giá thành kế hoạch, kế toán tổng hợp nên Bảng tổng hợp giá thành kế hoạch cho sản phẩm. Bảng này có mẫu như sau:

Bảng 2-22: Bảng tổng hợp giá thành kế hoạch BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH KẾ HOẠCH (Trích)

Năm 2009

MẶT HÀNG Ký hiệu Đơn giá

I. QUẠT TRẦN

1.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn) QT-1.400 VDT 485.146

2.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn, gió tản) QT-1.400 –GT 483.240

3.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm) QT-1.400 547.290

4.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm, có điều khiển từ xa) QT-1.400 X 655.410 II. QUẠT QUAY

1.Quạt quay treo trần cánh 400mm-Đ QTĐ 400-Đ 288.980

2.Quạt quay treo trần cánh 400mm XĐ (Có điều khiển từ xa) QTĐ 400-XĐ 326.116 III. QUẠT ĐỨNG

1.Quạt đứng cánh 400mm-NS QĐ 400-NS 288.560

2.Quạt đứng cánh 400mm-NSG (Có hẹn giờ) QĐ 400-NSG 294.088

3.Quạt đứng cánh 400mm-NSĐG (Có đèn, có hẹn giờ) QĐ 400-NSGĐ 298.442

4.Quạt đứng cánh 400mm-MS QĐ 400-MS 366.810

5.Quạt đứng cánh 400mm-XMS (Có điều khiển từ xa) QĐ 400-XMS 471.300

6.Quạt đứng cánh 450mm-ĐM QĐ 450-ĐM 291.105

7.Quạt đứng cánh 650mm-Đ QĐ 650-Đ 962.070

8.Quạt đứng cánh 750mm-Đ QĐ 750-Đ 1161.440

… … …

(Nguồn: Phòng Kế hoạch vật tư)

Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho của phân xưởng sản xuất, kế toán lập nên Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành. Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành có mẫu như sau:

Bảng 2-23: Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành BẢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM HOÀN THÀNH (Trích) Tháng 05 năm 2009 MẶT HÀNG Ký hiệu Số lượng I. QUẠT TRẦN 1.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn) QT-1.400 VDT 10.955

2.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn, gió tản) QT-1.400 –GT 1.150

3.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm) QT-1.400 4.015

4.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm, có điều khiển từ xa) QT-1.400 X 2.650 II. QUẠT QUAY

1.Quạt quay treo trần cánh 400mm-Đ QTĐ 400-Đ 2.460

2.Quạt quay treo trần cánh 400mm XĐ (Có điều khiển từ xa) QTĐ 400-XĐ 1.980 III. QUẠT ĐỨNG

1.Quạt đứng cánh 400mm-NS QĐ 400-NS 2.169

2.Quạt đứng cánh 400mm-NSG (Có hẹn giờ) QĐ 400-NSG 2.341

3.Quạt đứng cánh 400mm-NSĐG (Có đèn, có hẹn giờ) QĐ 400-NSGĐ 3.018

4.Quạt đứng cánh 400mm-MS QĐ 400-MS 1.750

5.Quạt đứng cánh 400mm-XMS (Có điều khiển từ xa) QĐ 400-XMS 1.555

6.Quạt đứng cánh 450mm-ĐM QĐ 450-ĐM 980 7.Quạt đứng cánh 650mm-Đ QĐ 650-Đ 915 8.Quạt đứng cánh 750mm-Đ QĐ 750-Đ 598 … … … TỔNG CỘNG 104.176 Ngày 31 tháng 05 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Sau khi xác định được tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong tháng với số liệu là 22.820.049.750 thể hiện trên NKCT số 7 (Bảng 2- 20), căn cứ vào Bảng giá thành kế hoạch và Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành, kế toán tính ra được tổng giá thành kế hoạch và từ đó tính tỷ lệ giá thành và giá thành thực tế của từng mặt hàng. Các bước tính toán cụ thể như sau:

Tính tổng giá thành kế hoạch của toàn bộ số lượng sản phẩm hoàn thành:

∑ Z kế hoạch = ∑(Q1i×Z 0i)

Trong đó: Q1i: Số lượng sản phẩm loại i hoàn thành thực tế Z0i: Giá thành kế hoạch của sản phẩm loại i

=> ∑ Z kế hoạch = 485.146 × 10.955 + 4c83.240 × 1.150 + … = 24.120.124.460 Xác định tỷ lệ giá thành: Tỷ lệ giá thành = ∑ Z thực tế = 22.820.049.75 0 = 0.9461 ∑ Z kế hoạch 24.120.124.460 Xác định giá thành của từng mặt hàng: Giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm

= Giá thành đơn vị kế hoạch của

từng loại sản phẩm × Tỷ lệ giá thành

Tổng giá thành của từng loại sản phẩm =

Giá thành đơn vị thực tế của

từng loại sản phẩm × Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế Ví dụ: Giá thành đơn vị thực tế của Quạt trần cánh 1.400mm (cánh tôn) = 485.146 × 0.9461 = 458.997

Tổng giá thành của Quạt trần

cánh 1.400mm (cánh tôn) = 458.997 × 10.955 = 5.028.312.135

Tương tự, kế toán tính cho các loại sản phẩm khác. Sau đó, kế toán lập Bảng giá thành thực tế sản phẩm như sau:

Bảng 2-24: Bảng giá thành thực tế sản phẩm BẢNG GIÁ THÀNH THỰC TẾ SẢN PHẨM

Tháng 05 năm 2009

MẶT HÀNG Số lượng Z đơn vị Tổng giá thành I. QUẠT TRẦN 1.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn) 10.955 458.997 5.028.312.135 2.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn, gió tản) 1.150 457.193 525.771.950 3.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm) 4.015 517.791 2.078.930.865 4.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh

nhôm, có điều khiển từ xa) 2.650 620.083 1.643.219.950 II. QUẠT QUAY

1.Quạt quay treo trần cánh 400mm-Đ 2.460 273.404 672.573.840 2.Quạt quay treo trần cánh 400mm XĐ

(Có điều khiển từ xa) 1.980 308.538 610.905.240

III. QUẠT ĐỨNG 1.Quạt đứng cánh 400mm-NS 2.169 273.006 592.150.014 2.Quạt đứng cánh 400mm-NSG (Có hẹn giờ) 2.341 278.237 651.352.817 3.Quạt đứng cánh 400mm-NSĐG (Có đèn, có hẹn giờ) 3.018 282.356 852.150.408 4.Quạt đứng cánh 400mm-MS 1.750 347.039 954.357.250 5.Quạt đứng cánh 400mm-XMS (Có

điều khiển từ xa) 1.555 445.897 607.318.250

6.Quạt đứng cánh 450mm-ĐM 980 275.414 269.905.720 7.Quạt đứng cánh 650mm-Đ 915 910.214 832.845.810 8.Quạt đứng cánh 750mm-Đ 598 1.098.838 657.105.124 … … TỔNG CỘNG 104.176 22.820.049.750 (Nguồn: Phòng Tài vụ) CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT

THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất đã khẳng định được thương hiệu của mình với thị trường trong và ngoài nước. Để có được thành công đó, Công ty đã không ngừng tìm tòi đổi mới về mọi mặt, trong đó không thể không kể đến những thay đổi tích cực trong công tác kế toán tại Công ty.

Qua thời gian thực tập, em đã có được những kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán. Đồng thời, qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Tuy nhiên, ở một số nội dung vẫn còn có những nhược điểm nhất định. Với những nhược điểm này, nếu Công ty sớm có biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa với sự phát triển của Công ty.

3.1.1. Ưu điểm

Về tổ chức bộ máy kế toán

Cùng với sự phát triển chung của công tác quản lý, bộ máy kế toán của Công ty đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán kinh tế của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Với chỉ một cơ sở sản xuất duy nhất chính tại trụ sở chính, việc tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình này là hết sức hợp lý. Mô hình này tạo sự quản lý thống nhất, chặt chẽ trong bộ máy kế toán.

Tại phòng Tài vụ, mỗi kế toán được phân công phụ trách các phần hành kế toán riêng. Điều này giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên kế toán đối với công việc được giao và tạo mối quan hệ chặt chẽ với kế toán tổng hợp để xử lý, đưa ra báo cáo cho các phòng ban liên quan. Đồng thời, sự phân công, phân nhiệm rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện sai phạm để điều chỉnh kịp thời.

Đội ngũ nhân viên trong phòng kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công việc. Sự sắp xếp công việc cho từng nhân viên phù hợp với trình độ cũng như kinh nghiệm của từng người. Mọi hoạt động trong phòng Tài vụ đều được đặt dưới sự giám sát thường xuyên của Trưởng phòng Tài vụ.

Bên cạnh đó, phòng Tài vụ cũng có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong Công ty như phòng Kế hoạch vật tư, phòng Tổ chức hành chính, phòng Kỹ thuật, các phân xưởng… Sự phối hợp này tạo điều kiện cho công tác kế toán nói chung, cũng như việc quản lý và ghi chép chi phí sản xuất và tính giá thành được thực hiện trôi chảy và kịp thời.

Về công tác tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán

Công ty sử dụng các chứng từ đúng theo mẫu của Bộ tài chính, trình tự luân chuyển chứng từ diễn ra theo đúng quy định, thường xuyên được kiểm tra, kiểm soát nên làm giảm khả năng xảy ra sai phạm.

Việc lựa chọn hình thức ghi sổ là Nhật ký chứng từ đảm bảo tính chuyên môn hóa cao của sổ kế toán, giúp cho việc thực hiện chuyên môn hóa trong phân công công tác kế toán. Sổ sách được ghi chép và phản ánh đúng và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty. Sổ sách được tổ chức theo hình thức NKCT nên có kết cấu theo nguyên tắc ô bàn cờ, do đó, có tính chất đối chiếu kiểm tra cao. Nhiều chỉ tiêu quản lý được kết hợp ghi sẵn trên

sổ kế toán NKCT đảm bảo cung cấp thông tin tức thời cho các nhà quản lý và lập báo cáo định kỳ kịp thời hạn.

Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Về kỳ kế toán

Kỳ kế toán tại đơn vị là tháng, tức là việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được tiến hành định kỳ từng tháng. Việc lựa chọn kỳ kế toán là tháng đảm bảo tính cập nhật cao, khả năng thích ứng nhanh với biến động của thị trường. Thông tin kịp thời sẽ giúp cho việc ra quyết định đúng đắn, nhất là trong điều kiện giá cả vật tư và các yếu tố đầu vào khác thường xuyên biến động như hiện nay.

Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu, trong đó có nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành, do đó được các nhà quản trị rất quan tâm. Công ty đã kiểm soát việc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp khá chặt chẽ và phù hợp để tránh thất thoát lãng phí trong sản xuất, thể hiện ở việc xây dựng định mức sử dụng vật tư cho mỗi năm. Định mức này luôn được các phân xưởng sử dụng để quyết toán vật tư tiêu hao với phòng Kế hoạch vật tư, từ đó phòng có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vật tư, đồng thời có kế hoạch xuất vật tư cho tháng tiếp theo.

Hiện tại, Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song và phương pháp kê khai thường xuyên để quản lý nguyên vật liệu nhập, xuất kho. Với tình hình sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu và tần suất nhập xuất nhiều, việc lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn hợp lý. Đồng thời, phương pháp hạch toán chi tiết thẻ song song có tính kiểm tra chéo cao giữa thủ kho và kế toán. Thủ kho lập các thẻ kho cho từng danh điểm vật tư, trong khi đó kế toán lập các sổ kế toán chi tiết vật liệu giúp cung cấp thông tin

về tình trạng nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư, tạo điều kiện cho việc quản lý hàng tồn kho, và ra quyết định cung ứng hợp lý.

Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Việc tính lương theo sản phẩm tại công ty là rất chặt chẽ và phù hợp. Trả lương theo sản phẩm sẽ kích thích được nhân viên, tạo sự công bằng, công khai trong việc xác định lương và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Ngoài lương sản phẩm, công nhân còn được trả thêm các khoản phụ cấp. Các khoản phụ cấp này được tính theo thời gian và hệ số phụ cấp tùy thuộc vào tay nghề, trình độ của công nhân. Như vậy, các khoản phụ cấp này sẽ chính xác hơn, khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề.

Các phân xưởng thực hiện theo dõi nguyên công hoàn thành, ngày công, thời gian làm thêm rất chặt chẽ, giúp việc cung cấp thông tin ban đầu về chi phí nhân công trực tiếp được chính xác. Đồng thời, đơn giá nguyên công hoàn thành được xây dựng từ trước tạo điều kiện cho việc tính lương đơn giản và thuận tiện hơn.

Các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm xã hội được Công ty tính vào chi phí đầy đủ và đúng quy định.

Về kế toán chi phí sản xuất chung

Công ty mở sổ chi phí sản xuất kinh doanh chi tiết theo từng loại chi phí sản xuất chung. Điều này tạo điều kiện cho công tác hạch toán được chính xác, rõ ràng đồng thời cung cấp thông tin về tỷ trọng của các yếu tố chi phí trong chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó, Công ty luôn đặt ra các định mức cho chi phí bảo dưỡng, nâng cấp TSCĐ, đó là một ưu điểm giúp kiểm soát chi phí phát sinh tốt hơn.

Về đánh giá sản phẩm dở dang

Đánh giá sản phẩm dở dang là một công đoạn quan trọng và phức tạp trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp

đánh giá sản phẩm dở dang mà Công ty đang áp dụng là theo chi phí nguyên vật liệu chính. Phương pháp này khá phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị là khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính chiếm đến hơn 75% tổng chi phí sản xuất. Hơn nữa, việc kết hợp sử dụng định mức nguyên vật liệu chính đã được xây dựng từ trước giúp đơn giản hóa việc xác định giá trị của sản phẩm dở dang.

Về xác định đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành tại Công ty là từng sản phẩm hoàn thành. Công ty lựa chọn tính giá thành cho từng mặt hàng là phù hợp. Điều này giúp cho việc xác định giá bán của thành phẩm chính xác hơn, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mặc dù Công ty có nhận được các đơn đặt hàng, song sản xuất hàng loạt vẫn là chủ yếu. Do đó, việc tính giá thành theo đơn đặt hàng là không cần thiết.

Về hoạt động kế toán quản trị

Tại Công ty, phòng Tài vụ đồng thời thực hiện kế toán tài chính và kế toán quản trị. Ngoài các báo cáo tài chính, phòng còn lập các báo cáo nội bộ. Những báo cáo này cung cấp thông tin cho hoat động quản trị nội bộ nói

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Điện cơ Thống Nhất (ko lý luận, nhật ký chứng từ) (Trang 50 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w