• Xác thực: là việc kiểm tra danh tính của một người trong môi trường mạng.
– Dùng tên truy nhập (username) kết hợp mật khẩu (password), thường dùng cho người bán kiểm tra người mua
– Để xác thực người bán, người mua phải dựa vào thông tin do người bán tự công bố và có đảm bảo bằng bên thứ ba. Ví dụ một website bán hàng có logo chứng nhận (trustmark)
• Kiểm soát truy nhập: là hình thức sử dụng các thiết bị phần cứng hoặc phần mềm để chống các website bán hàng thu thập thông tin cá nhân mà không được phép, ngoài ra còn có tác dụng chống các sự xâm phạm hoặc tấn công cố ý như phát tán virus, cài trojan, spyware.
• Bảo mật dữ liệu: Sử dụng các chương trình, phần mềm mã hoá dữ liệu để đảm bảo thông tin truyền đi không bị người thứ ba giải mã và hiểu được.
• Chống chối bỏ: Một tình trạng có thể xảy ra là người bán hàng đã có cam kết (hợp đồng đã được thiết lập), nhưng sau đó không thực hiện nghĩa vụ của mình như không giao hàng, giao hàng không đúng thời gian hoặc địa điểm quy định. Để ngăn ngừa tình trạng này, người mua cần có bằng chứng về giao dịch điện tử đã được thực hiện. Một khi bằng chứng đủ vững chắc thì người bán sẽ không thể chối bỏ những cam kết của mình.
• Chữ ký số là một phương thức thích hợp cho mục đích chống chối bỏ. Trong một thư điện tử đã gửi đi, nếu người bán có gắn chữ ký số thì người nhận có thể biết chắc chắn thư điện tử đó đúng là do người bán gửi
• Người bán sẽ không thể phủ nhận thư điện tử có gắn chữ ký số do mình tạo ra. Do vậy, với những giao dịch điện tử có ý nghĩa quan trọng, người mua cần yêu cầu người bán gắn chữ ký số (tương tự như yêu cầu người bán ký vào văn bản giấy trong thương mại truyền thống) và chữ ký số đó phải được chứng thực tại một tổ chức chứng thực có uy tín.