Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần sản xuất, XNK và xây dựng Hà Nội (nhật ký chung) (Trang 27 - 33)

kỳ.

Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ.

Là phương pháp không theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn vật tư mà chỉ theo dõi phản ánh trị giá hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho.

Cách tính toán và hạch toán tri giá thực tế xuất kho, không hạch toán thường xuyên và không căn cứ vào chứng từ xuất kho, chỉ xác định mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở kết quả kiểm kê thực tế.

Trị giá vật tư mua vào trong kỳ được tính theo công thức sau:

 Chứng từ sử dụng: Kế toán sử dụng các chứng từ bắt buộc như sau. + Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)

+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 08- VT) + Phiếu mua hàng (Mẫu 13- BH)

Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ khác.

 Các tài khoản sử dụng chủ yếu: TK 611, TK 151, TK 152, TK 153,

- TK 611: “mua hàng”: Dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu, CCDC hàng hoá mua vào trong kỳ.

- TK 152: “nguyên vật liệu”: Dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị các loại nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

- TK 151: “hàng mua đang đi trên đường”: Dùng để phản ánh số kết chuyển đầu kỳ và cuối kỳ giá trị của từng loại hàng đang đi trên đường.

Trị giá thực tế vật liệu xuất kho Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ Trị giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ + Trị giá thực tế vật liệu tồn cuối kỳ = -

Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 133, TK 331,...Các tài khoản này cũng giống như ở phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp hạch toán

 Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật tư tồn đầu kỳ: Nợ TK 611

Có TK 152 Có TK 151

 Trong kỳ, phản ánh giá trị vật tư tăng: Nợ TK 611

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331 Có TK 411, 128, 222 Có TK 711

+ Nếu được chiết khấu thương mại, giảm giá: Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 133 Có TK 611

+ Nếu được hưởng chiết khấu thanh toán: Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 515

 Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định được giá trị tồn cuối kỳ và kết chuyển:

Nợ TK 151, 152 Có TK 611

+ Sau khi có đầy đủ các bút toán trên, kế toán tính ra được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ và ghi:

Nợ TK 621, 627, 641, 642... Nợ TK 128, 222

Có TK 611

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện qua sơ đồ sau:

CHƯƠNG 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY

DỰNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần sản xuất, XNK và xây dựng Hà Nội (nhật ký chung) (Trang 27 - 33)