Tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long (Trang 112 - 114)

Đối với khoản mục CP NVL TT: được chi tiết thành ba khoản mục. Trong

đó có khoản mục CP NVL chính được hạch toán theo phương pháp bàn cắt. Do đặc điểm của ngành dệt may nên thường bao giờ cũng xuất hiện NVL thừa là vải vụn, vải thừa…Chúng có thể sử dụng để may các chi tiết phụ cho các mã hàng khác hoặc thu hồi để thanh lý. Nhưng khi hạch toán công ty không trừ đi phần chi phí tiết kiệm này, làm cho giá thành sản phẩm sẽ tăng lên. Do vậy em nghĩ công ty nên trừ phần chi phí NVL tiết kiệm được vào chi phí sản xuất. Ngoài ra khi hạch toán CP NVL TT công ty cần sử dụng bảng phân bổ NVL để tiện cho người sử dụng thông tin.

Bảng phân bổ Nguyên vật liệu

STT Đối tượng sử dụng Ghi Có TK

(Ghi Nợ các TK) Tài khoản 152

1 2 3 4 TK 621- CPNVL TT -Phân xưởng 1 -Phân xưởng 2 ….. TK 627- CPSXC -Phân xưởng 1 -Phân xưởng 2 … TK 641- CP bán hàng TK 642- CP quản lý DN … Cộng

Phần phế liệu thu hồi, công ty nên coi là một khoản thu nhập khác và hạch toán vào tài khoản thu nhập khác (TK 711):

Nợ TK 152:

Có TK 711:

Để giúp cho công việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành đặc biệt đối với hình thức gia công thì CP NCTT nên tập hợp cho từng xí nghiệp và chi tiết theo đơn đặt hàng. Trong loại hình sản xuất gia công, chi phí vận chuyển NVL chính cũng nên tập hợp theo từng xí nghiệp rồi phân bổ cho từng đơn hàng từ đó lại phân bổ từng mã hàng sản xuất tại xí nghiệp.

Đối với khoản mục CP NCTT hiện nay công ty đang tập hợp cho toàn

hàng chưa hoàn thành nên việc xác định CP NCTT cho các đơn đặt hàng đã hoàn thành sẽ khó khăn và phức tạp, do vậy theo em công ty nên tổ chức tập hợp chi phí nhân công theo xí nghiệp sản xuất và sau đó chi tiết cho từng đơn đặt hàng.

Đối với khoản mục CP SXC: hiện nay công ty tập hợp cho toàn bộ công

ty. Theo em để có thể theo dõi được tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí tại các xí nghiệp đồng thời đảm bảo phản ánh chính xác khi tổng chi phi sản xuất phát sinh ở từng xí nghiệp thì công ty nên tập hợp CP SXC theo xí nghiệp và chi tiết cho đơn đặt hàng, như vậy số liệu trên bảng kê số 4 sẽ chính xác hơn từ đó việc tính GTSP cũng được phản ánh chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w