Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Kim Tín.

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Kim Tín (Trang 60 - 63)

03 12/01 Rút tiền về nhập quỹ 1111 250.000.000 0831/01Nộp tiền vào ngân hàng111170.000

3.3/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Kim Tín.

ty CP Kim Tín.

Sau quá trình thực tập tại Công ty CP Kim Tín, kết hợp với những kiến thức đã học được ở trường, dưới góc độ là một sinh viên em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn được góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc hòan thiện công tác quản lý cũng như công tác hạch toán nói chung và kế toán bán hàng và tiêu thụ hàng hóa nói riêng. Để từ đó làm cho kế toán không ngừng nâng cao tầm quan trọng của mình trong quản lý kinh doanh và thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế có hiệu lực nhất.

Các kiến nghị của em dựa trên các phương hướng sau đây: Hoàn thiện dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tuân thủ chế độ kế toán, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị sao cho phải đảm bảo việc đáp ứng được việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và phù hợp với yêu cầu quản lý. Tuy nhiên hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tính khoa học vì mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là kinh doanh có lãi với hiệu quả cao.

Thứ nhất: Về hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty nên thường xuyên mở những lớp đào tạo cho đội ngũ kinh doanh của mình, đào tạo đội kinh doanh tiếp thị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,

nên có những khoản ưu đãi khách hàng để tạo cho khách hàng sự thoải mái và yên tâm khi mua hàng của công ty.

Thứ hai. Về chênh lệch tỷ giá USD hàng nhập khẩu.

Khi có sự chênh lệch tỷ giá hàng nhập khẩu, kế toán sẽ lập bút toán sau. +/ Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hạch toán.

Nợ TK 1561 tỷ giá thực tế Có TK 1122 tỷ giá hạch toán Có TK 413 chênh lệch tỷ giá +/ Nếu tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá hạch toán.

Nợ TK 1561 tỷ giá thực tế Nợ TK 413 chênh lệch tỷ giá

Có TK 1122 tỷ giá hạch toán

Thứ ba: Đối với việc lập dự phòng phải thu khó đòi.

Đối với việc hạch toán các khoản phải thu khó đòi, công ty vẫn giữ nguyên trên TK 131 mà không lập dự phòng như vậy là không hợp lý. Theo quy định hiện nay, đối với những khoản nợ được xác định là không chắc chắn thu được, cuối kỳ kế toán năm kế toán phải tính toán và lập dự phòng đối với những khoản nợ này, cụ thể như sau:

Khi xác định được những khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán sẽ trích lập dự phòng theo bút toán sau:

Nợ TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - dự phòng phải thu khó đòi

+ Năm sau nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước khi chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí. Cụ thể ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Các khoản nợ phải thu khó đòi nếu xác định thực sự là không đòi được và được phép xoá nợ. Căn cứ vào các quyết định xoá nợ, kế toán ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Đồng thời ghi Nợ TK 004 “Nợ khói đòi đã xử lý”

+ Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Có TK 711 - Thu nhập khác Đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

Thứ tư: Về việc quản lý và hạch toán các khoản phải thu của khách hàng.

Một câu hỏi lớn đặt ra cho bất cứ nhà quản lý nào làm thế nào để thu hồi vốn nhanh, vòng quay vốn nhanh trong tiêu thụ sản phẩm nhằm có vốn hoạt động kinh doanh. Công ty nên sử dụng khoản chiết khấu bán hàng, ở đây cụ thể là chiết khấu thanh toán theo mức độ từng khoản nợ nhất định. Việc quy định cụ thể khoản chiết khấu bán hàng sẽ có ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng, khuyến khích họ thanh toán các khoản nợ nhanh hơn.

Thứ năm: Về chế độ áp dụng hình thức Sổ kế toán Nhật ký chung.

Vận dụng hình thức kế toán này trên thực tế thường căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, sổ thẻ kế toán chi tiết theo từng phần hành và từng người đảm nhận. Vì vậy, định kỳ hoặc cuối kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc từ các phần hành kế toán chuyển về một nhân viên trong phòng kế toán (kế toán tổng hợp) sẽ ghi vào Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái.

Sau quá trình học môn kế toán doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty CP Kim Tín em đã trang bị được một số kiến thức kinh nghiệm thực tiễn về kế toán vốn bằng tiền.

Tuy nhiên trong khuôn khổ có hạn của Báo cáo và Chuyên đề, em không thể đề cập đến mọi khía cạnh, giải quyết mọi vấn đề của kế toán vốn bằng tiền nhưng cũng giải quyết được một số nội dung cơ bản sau:

- Về lý luận: đã trình bày được những vấn đề cơ bản về kế toán vốn bằng tiền ở các doanh nghiệp.

- Về thực tiễn: đã trình bày được thực tế tổ chức kế toán kế toán vốn bằng tiền tại Công ty CP Kim Tín.

- Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phần III của Chuyên đề em đã nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp.

Do hạn chế hiểu biết và lý luận, hơn nữa thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quang Quynh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình viết Báo cáo và Chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Đào Thị Huyền

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Kim Tín (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w