Cho vay là hoạt động đem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Vì vậy bên cạnh việc không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động cho vay tại đơn vị, nhằm đảm bảo mức thu nhập hợp lý có thể bù đắp được chi phí huy động và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 10: Tình hình sử dụng vốn huy động.
Tổng NVHĐ 1.727 2.332 6.950 Tổng DN 509,5 769,6 1.946 DN ngắn hạn 260,05 399,9 1.116,2 DN trung dài hạn 249,45 369,7 829,8 Tổng DN/ Tổng NVHĐ 29,5% 33% 28% DN ngắn hạn/Tổng NVHĐ 15,06% 17,15% 16,06% DN trung dài hạn/Tổng NVHĐ 14,44% 15,85% 11,94% ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chi nhánh thường sử dụng khoảng 30% nguồn vốn huy động để cho vay, cụ thể năm 2005 chiếm 29,5%, năm 2006 chiếm 33% và đến năm 2007 chiếm 28% tổng nguồn vốn huy động, lượng vốn huy động còn lại được chi nhánh sử dụng cho hoạt động đầu tư và cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Năm 2007 có sự giảm đi về tỷ lệ giữa tổng dư nợ trên tổng vốn huy động là do cuối năm 2007 thị trường có sự khan hiếm về tiền đồng nên chi nhánh đã hạn chế hoạt động cho vay. Về tỷ lệ giữa dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động giữ ở mức ổn định qua các năm tuy có giảm đi vào năm 2007 nhưng giảm thấp hơn so với tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động, điều đó cho thấy năm 2007 chi nhánh đã có sự gia tăng sử dụng vốn huy động để cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên về cơ bản là cân đối giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Như vậy trong mấy năm qua chi nhánh đã duy trì được tỷ lệ cho vay ổn định, mặc dù so với các NHTM khác thì tỷ lệ DN trên tổng VHĐ của chi nhánh là ở mức thấp, tuy nhiên việc dùng vốn huy động để đầu tư và cho vay trên thị trường liên ngân hàng vẫn đảm bảo nguồn thu cho chi nhánh hơn nữa còn đảm bảo độ an toàn cao.