Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường. Đối với các dự án sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam (Trang 85 - 87)

3. Tổ chức thực hiện ĐTM

9.1 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu

Nguồn Tài liệu, dữ liệu tham khảo

Liệt kê các tài liệu, dữ liệu tham khảo với các thông tin đầu đủ về Tên tác giả; Tên tài liệu; xuất xứ, thời gian, nơi xuất bản; in ấn,...

Đánh giá mức độ chi tiết, tin cây tính cập nhật của các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo.

Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

Liệt kê các tài liệu, dữ liệu tham khảo với các thông tin đầu đủ về Tên tác giả; Tên tài liệu; xuất xứ, thời gian, nơi xuất bản; in ấn,...

Đánh giá mức độ chi tiết, tin cây tính cập nhật của các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo.

9.2 Ngun cung cp s liu, d liu

Liệt kê đầy đủ các phương pháp sử dụng trong quá trình xây dựng báo cáo ĐTM bao gồn các phương pháp kỹ thuật lập báo cáo ĐTM, phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thí nghiệm và các phương pháp liên quan khác

Đánh giá mức độ tín cây của các phương pháp đã sử dụng. Cần đưa vào các thông tin đầy đủ về phương pháp, thiết bị sử dụng trong đánh giá môi trường nền của dự án.

Khung 8 Ví dụ về phương pháp lập Báo cáo ĐTM Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sư dụng thu thập và xử lý các số liệu về: Khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa chất, điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội tại khu vực thực hiện dự án. Các số liệu về khí tượng thủy văn (nhiệt độ, độẩm, nắng, gió, bão, động đât…) được sử dụng chung của tỉnh Lào Cai. Các yếu tốđịa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn được sử dụng số liệu chung của Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, tỉnh Lào Cai. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội được sử dụng số liệu chung của huyện Bảo Thắng.

Phương pháp điều tra xã hội học

Tham vấn ý kiến công đồng là phương pháp hết sưc cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Các phiếu điều tra thăm dò ý kiến cộng đồng đã gửi cho UBND và MTTTQ thị trấn Tằng Loỏng

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, đất, chất thải rắn, tại khu vực dự án, nhóm khảo sát đã tiến hành đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường.

Phương pháp so sánh

Các số liệu, kết quảđo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền, đã được so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài tương đương để rút ra các nhận xét về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án

Phương pháp mô hình hoá

Tính toán lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường bằng mô hình toán học là một trong những phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng nhưở Việt Nam hiện nay. Phương pháp mô hình là sử dụng các số liệu khí hay nhiều ống khói đi vào môi trường không khí. Mô hình sử dụng phương trình cột khói ổn định của Gauss để lập mô hình tính toán nồng độ các chất thải từ các điểm thải liên tục ví dụ nhưống khói.

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và hội thảo khoa học

Báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được dự thảo sẽđược gửi đi xin ý kiến các nhà khoa học, quản lý địa phương trước khi làm các thủ tục xin thẩm định, phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học sẽđược chủ dự án nghiêm túc tiếp thu, bổ xung và chỉnh sửa vào báo cáo ĐTM nhằm hoàn thiện báo cáo, vừa mang tính khoa học và tính thực tiễn cao. Ngoài ra, hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM của Hội đồng thẩm định do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi Trường) tổ chức cũng chính là phương pháp hội thảo khoa học. Các thành viện của Hôi đồng thẩm định sẽ bao gồm các nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước các ngành, cơ quan quản lý nhà nước địa

đầu tư hoàn thiệncác biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức độ thấp nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường. Đối với các dự án sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)