ĐẦU TƯ TIỀN MẶT THẶNG DƯ

Một phần của tài liệu chuong-7 (Trang 80 - 85)

Cùng với việc tối ưu hoá dòng tiền, một chức năng chủ yếu khác của quản lý tiền mặt quốc tế là đầu tư tiền mặt thặng dư.

Thị trường tiền tệ thế giới đang phát triển để điều tiết đầu tư tiền mặt dư thừa của công ty, một trong những thị trường then chốt là thị trường các đồng tiền Châu Âu.

Khối lượng ký thác bằng đô la đã gia tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1980.

Các khoản ký gửi bằng đô la Châu Âu thường đem đến cho các công ty đa quốc gia một tỷ suất sinh lợi cao hơn so với đầu tư tại Mỹ.

Rất nhiều công ty đa quốc gia sử dụng thị trường Eurocurrency như là một phương thức hữu hiệu cho nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

Nhiều công ty đa quốc gia cũng thực hiện các khoản ký gửi bằng các loại tiền không phải là đồng đô la trên thị trường Eurocurrency.

Trong khi các khoản ký gửi vẫn còn đang thống lĩnh trên thị trường thì tầm quan trọng tương đối của các loại tiền không phải là đồng đô la cũng gia tăng theo thời gian.

Ngoài ra các công ty đa quốc gia cũng có thể mua trái phiếu kho bạc và các loại thương phiếu.

Các hệ thống thông tin liên lạc ngày càng được cải thiện đã gia tăng mức độ tiếp cận với những thị trường chứng khoán nước ngoài và cho phép một mức độ hội nhập lớn hơn trong số các thị trường tiền tệ ở các nước.

Có nhiều khía cạnh trong đầu tư ngắn hạn đáng để các công ty đa quốc gia xem xét. Trước hết, là tiền mặt thặng dư của các công ty con nên tập trung lại hay phân cách?

Thứ hai, làm thế nào để xác định tỷ suất sinh lợi có hiệu lực cho mỗi phương thức có thể có?

Thứ ba, lý thuyết ngang giá lãi suất IRP mang lại những hàm ý gì cho đầu tư ngắn hạn?

Thứ tư, tỷ giá kỳ hạn được sử dụng để đánh giá đầu tư ngắn hạn như thế nào?

Cuối cùng là vấn đề đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

Chúng ta lần lượt nghiên cứu từng vấn đề.

Một phần của tài liệu chuong-7 (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(153 trang)