Hướng dẫn thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu CTDT_DH_HTTT_280912_Finall (Trang 58 - 63)

VI INT4054 Khoá luận tốt nghiệp hoặc tương đương 7 Bộ môn HTTT

6. Hướng dẫn thực hiện chương trình

6.1. Định hướng xây dng và phát trin chương trình đào to

Định hướng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đảm bảo các tiêu chí:

- Tiêu chí hiện đại, tiệm cận trình độ tiên tiến và hội nhập quốc tế: Chương trình đào tạo HTTT được xây dựng và điều chỉnh phù hợp với các chương trình đào tạo HTTT tiên tiến trên thế giới theo định hướng sử dụng các chương trình đào tạo HTTT của các tổ chức ACM/AIS, của các trường đại học hàng đầu trên thế giới làm cơ sở xây dựng và điều chỉnh. Một mặt, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ sinh viên ngay khi tốt nghiệp

được tiếp tục học tập - nghiên cứu tại các cơ sởđào tạo-nghiên cứu tiên tiến trên thế giới hoặc được làm việc tại các tập đoàn công nghiệp hàng đầu quốc tế, và mặt khác, tăng cường năng lực trao đổi sinh viên và công nhận lẫn nhau với một số cơ sởđào tạo tiên tiến trên thế giới (Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Mỹ...) theo các hình thức phong phú.

- Tiêu chí mềm dẻo: Tiêu chí mềm dẻo là một định hướng trong chương trình đào tạo HTTT của tổ chức ACM/AIS (xem mục 7). Cho phép điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với sự tiến bộ công nghệ và tốc độ ứng dụng CNTT Việt Nam theo tỉ lệ được phép của ĐHQGHN để bảo đảm tính ổn định và bền vững của chương trình.

Đối với các khóa đào tạo đầu tiên (nhập học giai đoạn 2010-2013): (i) ưu tiên các môn học lựa chọn: Cơ sở dữ liệu phân tán, Thương mại điện tử, Lập trình hệ thống, Nhập môn Khoa học dịch vụ, Khai phá dữ liệu hướng lĩnh vực (web), hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, Cơ sở dữ liệu không gian-thời gian (định hướng GIS); (ii) ưu tiên các môn học bổ trợ: Quản trị học, Nguyên lý Marketing, Nguyên lý kế toán. Do hoàn cảnh lịch sử, sinh viên hoàn thành trước năm học 2012-2013 các môn học không thuộc chương trình đào tạo HTTT phiên bản 2012 như lôgic học, lập trình nâng cao, ... sẽ được tích lũy tín chỉ như các môn học lựa chọn trong chương trình

đào tạo HTTT song cần hoàn thành đủ hai môn học lựa chọn.

- Tiêu chí chuyên nghiệp: Các nghề nghiệp liên quan tới HTTT không mới, tuy nhiên, ngành đào tạo đại học về HTTT tại Việt Nam còn rất mới, đặc biệt bản chất "tích hợp giải pháp CNTT với quy trình tổ chức (điển hình là quy trình kinh doanh) nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh của tổ chức" còn rất mới trong đào tạo CNTT ở nước tạ Cần tổ chức giới thiệu hiệu quả cho sinh viên HTTT nói riêng và sinh viên CNTT nói chung về các nội dung định hướng nghề nghiệp về HTTT, KHMT, CNPM, Mạng&TTMT. Một mặt, cần có sự phối, kết hợp với các trường thành viên trong

ĐHQGHN (Trường ĐHKT, Khoa QTKD) và các chuyên gia từ các đơn vịđào tạo – nghiên cứu ngoài ĐHQGHN để tổ chức thực hiện chương trình ngày càng tiếp cận dần với chuNn mực khu vực và quốc tế. Mặt khác, Bộ môn HTTT chú trọng phát huy mối hợp tác quốc tế với Trường Tính toán, ĐHQG Singapore để tăng cường hội nhập với các tổ chức khu vực của Hiệp hội HTTT thế giới (AIS, xem mục 7).

CTĐT- ĐH - HTTT-59

6.2. Hệ chất lượng cao

- Sinh viên ngành HTTT hệ chất lượng cao thực hiện theo quy định chung của

ĐHQGHN vềđào tạo hệ chất lượng cao,

- Sinh viên ngành HTTT hệ chất lượng cao hoàn thành các môn tăng cường (trong đó có môn ChuNn kỹ năng cơ bản của CNTT – mã số 3510) giống như sinh viên ngành CNTT hệ chất lượng caọ

6.3. Phương pháp giảng dạy

Phương pháp dạy học được định hướng mở rộng phạm vi tương tác giảng viên - sinh viên và đảm bảo tính chủ động của sinh viên trong định hướng nghề nghiệp đảm bảo khai thác tốt các yếu tố truyền thống Việt Nam kết hợp với yếu tố công nghệ dạy- hcọ tiên tiến từ các nước công nghiệp tiên tiến.

Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể.

a) Hoạt động dạy và học

- Lý thuyết: do giảng viên đủ trình độ và kinh nghiệm phụ trách, được tiến hành ở

giảng đường lớn có đầy đủ phương tiện hỗ trợ (máy chiếu, bảng viết, micro, kết nối mạng, …).

- Bài tập: tùy theo yêu cầu môn học tổ chức thành các nhóm dưới 30 sinh viên do một trợ giảng phụ trách. Mục đích của giờ bài tập là để củng cố kiến thức về môn học. - Tăng cường số lượng và chất lượng giờ thục hành với các phòng máy, PTN hiện đại

của Khoa và các đơn vị hợp tác.

- Nguyên tắc chủ đạo của việc đánh giá kết quả học tập môn học phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ là đánh giá thường xuyên kết hợp với thi hết môn hc.

- Bảo đảm tất cả nội dung và kiến thức thuộc các phần lên lớp, thực hành và tự học phải

được tích lũy vào kết quả học tập môn học thông qua kiểm tra - đánh giá.

- Áp dụng phương pháp dạy - học tiên tiến, trước hết thực hiện thật tốt việc xây dựng

đề cương môn học, phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá phù hợp phương thức đào tạo theo tín chỉ đã được ĐHQGHN ban hành. Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học, khả năng thực hành, ứng dụng thực tế, làm việc theo nhóm và các kỹ năng nghề

nghiệp của người học; hướng dẫn người học tự học theo kiểu nghiên cứu; áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại: phương pháp giải quyết vấn đề (problem - based), phương pháp nghiên cứu tình huống (case-study) kết hợp với việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đạị Thường xuyên cập nhật phương pháp dạy - học tiên tiến (mà các trường đại học có uy tín sử dụng) phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

CTĐT- ĐH - HTTT-60

- Tăng phần kiểm tra, đánh giá nội dung tự học ngoài lớp học.

b) Tài liệu và dịch vụ hỗ trợ

- Sách: mỗi môn học có tối thiểu một sách tham khảo chính và một số sách đọc thêm. - Bài giảng: bài giảng được cung cấp dưới dạng tài liệu điện tử qua website môn học

để sinh viên có thể tự truy cập và lấy tài liệụ

- Dịch vụ máy tính: mỗi sinh viên được cấp một tài khoản mạng để có thể làm việc tại các phòng thực hành và tự học. Sinh viên có thể nộp bài qua mạng. Có cán bộ chuyên trách đảm bảo hệ thống máy tính cho sinh viên.

- Website môn học: mỗi môn học đều có website môn học cung cấp tối thiểu các thông tin như đề cương, kế hoạch giảng dạy, thông báo, bài giảng, bài tập… Có các diễn

đàn để sinh viên thảo luận về nội dung môn học và các thắc mắc.

- Tư vấn: giáo viên thường dành tối thiểu 1 tiếng mỗi tuần để giải đáp thắc mắc của sinh viên về môn học. Sau khi chấm bài tập, giáo viên chấm bài cũng xếp lịch để giải

đáp thắc mắc.

c) Kiểm tra, giám sát dạy và học

- Bộ môn HTTT giám sát hoạt động dạy-học đối với toàn bộ khối kiến thức cơ sở

ngành và chuyên ngành. Thực hiện đúng chếđộ kiểm tra việc hoàn thành đầy đủ mục tiêu môn học trong hoạt động dạy - học (về nội dung, về giờ lên lớp, tự học có thầy hướng dẫn, sinh viên tự học, và về kiểm tra, đánh giá).

- Điều tra ý kiến sinh viên về sự tương thích giữa nội dung giảng dạy trên lớp với đề

cương môn học; mức độ tiếp thu của sinh viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên.

- Việc lấy ý kiến sinh viên được thực hiện và tổng kết một cách định kỳ (cuối học kỳ) nhằm điều chỉnh cách dạy và học tốt hơn. Ngoài ra cho phép sinh viên được đề xuất, thảo luận về phương pháp dạy học đến thầy, đến bộ môn, Khoa trong quá trình dạy - học nhằm điều chỉnh kịp thời những bất cập.

d) Kết hợp với công ty CNTT trong hoạt động dạy - học

- Các môn học thực hành (Thực hành HTTT1, Thực hành HTTT2, Thực hành chuyên ngành HTTT) và môn học Phát triển ứng dụng Web được thực hiện với sự phối hợp từ các công ty CNTT. Xem xét phương án kết hợp môn học để thi lấy chứng chỉ kỹ

sư CNTT cơ bản FE theo chuNn Nhật Bản (nhưđã được thực hiện với hệ chất lượng cao CNTT hiện nay) hoặc chứng chỉ công ty CNTT hàng đầu thế giớị

- Dành một tỉ lệ thời gian và nội dung trong các môn học về công nghệ, thực hành dự án

để mời một số chuyên gia từ các công ty CNTT lớn (IBM, ORACLE, VietSoftware, FPT...) đến giảng bàị

CTĐT- ĐH - HTTT-61

- Ký kết các hợp tác với các công ty CNTT để gửi sinh viên đến thực tập (VietSoftware, Lạc Việt, CSẸ..).

- Kết hợp xây dựng một số nội dung giảng dạy trong phần các môn lựa chọn trong các

định hướng nghề nghiệp liên quan đến các tập đoàn CNTT như: công nghệ lập trình của tập đoàn Microsoft; công nghệ CSDL của tập đoàn Oracle,...

Bộ môn HTTT và Khoa CNTT định hướng tăng cường loại hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo đặt hàng của các tổ chức, tập đoàn, công ty CNTT lớn.

6.4. Kiểm tra - đánh giá

Đảm bảo triển khai đúng quy chế kiểm tra – đánh giá của ĐHQGHN kết hợp với tăng cường giải pháp đánh giá ngoàị

Đánh giá chính thức (đánh giá trong):

- Kết quả học tập có thể được đánh giá bằng các bài kiểm tra thường xuyên, bài tập, kiểm tra giữa môn và bài thi hết môn.

- Việc đánh giá kiểm tra kiến thức môn học sẽđược áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung từng môn học và trong đề cương chi tiết môn học sẽ đặc tả rõ những hình thức đánh giá kiến thức của sinh viên HTTT.

Đánh giá ngoài:

- Sử dụng chuNn sát hạch kỹ sư CNTT tương thích với Nhật Bản (ITSS): đây là một chuNn sát hạch gồm một hệ thống các chứng chỉ đánh giá toàn diện và đầy đủ các kiến thức cơ bản, cũng như chuyên sâu trong ngành HTTT. Đối với cử nhân HTTT phấn đấu đạt chứng chỉ CNTT cơ bản hoặc/và chứng chỉ kỹ sư Cơ sở dữ liệu (Technical Database Engineers).

- Một số chứng chỉ chuyên môn của các công ty và tổ chức lớn như Microsoft, Cisco, Oracle, Sun Microsystem.

Chu)n tiếng Anh: TOEFL; IELTS.

6.5. Giáo trình, tài liệu tham khảo

a) Về giáo trình và sách tham khảo chính

Hiện tại Khoa CNTT, Trường ĐHCN đã có một hệ thống giáo trình bằng tiếng Việt trong chương trình hiện hành. Một số môn cơ sở ngành đã tương thích với chương trình của

đại học đối tác và của ACM/AIS. Trên cơ sởđó, tổ chức nghiên cứu sử dụng bộ giáo trình của trường đại học đối tác có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể. Đồng thời bổ

sung giáo trình, tài liệu giảng dạy cho một số môn chuyên đề mớị Một số tiêu chí cụ thể cho việc biên soạn giáo trình như sau:

CTĐT- ĐH - HTTT-62

- Mỗi giáo trình cho môn học phải có nội dung trùng khoảng > 80% nội dung môn học tương đương tại chương trình đào tạo tham chiếu (IS2010 ACM/AIS, Trường Tính toán, ĐHQG Singapore).

- Đề cương và tóm tắt môn học nên có phiên bản tiếng Anh.

- Nội dung mỗi môn học (giáo trình) do một nhóm ít nhất là 2 giảng viên bảo đảm. Tăng cường sự tham gia cố vấn của các giáo sư, tiến sĩở nước ngoàị

- Mỗi môn học cơ sở và chuyên ngành phải đi kèm với một bộ bài giảng điện tử

(slides). Các bài giảng được phép bổ sung nội dung để cập nhật những kiến thức mới nhất.

- Đảm bảo mỗi môn học có tối thiểu 01 đầu sách tham khảo chính (bằng tiếng Anh) như môn học của đại học đối tác nước ngoàị

- Do đặc trưng của ngành HTTT là công nghệ được phát triển nhanh chóng, giáo trình một số môn học về công nghệ hay thực hành dự án được phép xây dựng một cách linh động: giáo trình ghi những nội dung xương sống, phần chi tiết cụ thể sẽ nằm trong bài giảng và có thể cập nhật thêm theo từng năm học.

- Kết hợp với các công ty CNTT trong việc nắm bắt nhu cầu thực tiễn của xã hội để xây dựng một số nội dung của các môn học về công nghệ hay thực hành dự án.

b) Các tài liệu khác

- Ngoài tài liệu hiện có tại trung tâm thư viện, đề án sẽ mua mới tài liệu, ưu tiên cho các tài liệu tham khảo bắt buộc và bằng tiếng Anh. Sử dụng miễn phí nguồn tạp chí quốc tế (IEEE, ACM) theo các dự án của ĐHQG đã ký kết và nguồn học liệu mở của MIT và các trường đại học tham gia mạng lưới TEIN2-3.

- Sử dụng các tài liệu trên mạng ScienceDirect do ĐHQG cung cấp chung cho các trường thành viên.

- Đối với một số môn công nghệ sẽ liên kết với các tập đoàn CNTT lớn như IBM, Microsoft, Oracle để cung cấp các tài liệu công nghệ chuyên sâụ

- Trong phạm vi cho phép về bản quyền, triển khai đưa các tài liệu giảng dạy lên mạng nhằm phục vụ tốt hơn sinh viên. Việc công khai hóa nội dung giảng dạy cũng tăng cường trách nhiệm của giảng viên và nâng cao chất lượng giáo trình.

6.6. Ngôn ngữ giảng dạy

Ngôn ngữ chính trong giảng dạy là tiếng Việt, thử nghiệm một vài môn học chuyên đề năm cuối được giảng dạy bằng tiếng Anh.

- Các môn học chuyên đề dạy bằng tiếng Anh do giảng viên trong Bộ môn HTTT và các nhà khoa học ở nước ngoài mời về nước thực hiện (thời gian trước mắt mời TSKH. Nguyễn Hùng Sơn tại ĐH Warsaw và một số TS. trẻđảm nhận).

CTĐT- ĐH - HTTT-63

Một phần của tài liệu CTDT_DH_HTTT_280912_Finall (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)