Vận hành hệ thống

Một phần của tài liệu Đề tài: " QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN TÂN BÌNH" potx (Trang 30 - 39)

3. 1 Đặc điểm, thành phần và tính chất nước thải

3.5.1.Vận hành hệ thống

Hệ thống được giám sát và điều khiển tự động hoàn toàn bằng hệ thống SCADA (phần mềm lập trình và quản lý dự án cấp độ cao) và màn hình chạm được đặt trong phòng điều khiển. Ngoài ra hệ thống còn được cài sẵn trên máy tính.

Ở chế độ AUTO, nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:

Hố thu gom

3 bơm chuyển nước thải, 2 hoạt động và một dự phòng.

 Nếu có bơm làm việc nào bị lỗi, bơm dưn phong sẽ hoạt động như bơm làm việc.  Hoạt động của bơm (khởi động/dừng) được kiểm soát bởi cảm biến mặt nước.  Đèn báo lỗi của bơm tương úng sẽ hiển thị trên tủ điều khiển nếu bơm đó bị lỗi.  Khi mực nước cao đến mức “ High Level” (mức cao) thì còi báo sẽ báo động cho

biết trong tủ điều khiển.

Một máy lọc rác tự động tắt/ mở bằng tay trên tủ điều khiển.

 Đèn báo lỗi của máy lọc rác sẽ báo động trên tủ điều khiển nếu máy lọc rác bị lỗi. Một lưu lượng kế điện từ để đọc lưu lượng ( đo lưu lượng giờ và tổng lượng nước) trên tủ Scandal và màn hình chạm.

Một cảm biến mực nước siêu âm.

Bể tách dầu mỡ

Một máy hút dầu, tắt/ mở bằng tay trên tủ điều khiển.

 Đèn báo lỗi của máy hút dầu sẽ hiển thị trên tủ điều khiển nếu máy hút dầu bị lỗi.

Bể điều hòa

Đầu dò pH

 Đầu điều khiển pH/ bộ truyền tín hiệu được liên động với bơm định lượng NaOH hoặc HCl tùy thuộc vào giá trị đọc trên đầu dò pH.

Hai máy trộn chìm, hoạt động đồng thời.

 Ở chế độ AUTO các máy khuấy trộn hoạt động theo thì kế trong PLC.

 Máy khuấy sẽ không vận hành ở chế độ “tự động” nếu công tắc của máy không bật được sang vị trí “auto”.

 Đèn báo lỗi của máy khuấy trộn sẽ hiển thị trên tủ điều khiển nếu máy khuấy trộn bị lỗi.

Hai bơm vận chuyển một hoạt động, một dự phòng

 Nếu có bơm làm việc bị báo lỗi,bơm dự phòng sẽ tự động hoạt động như bơm làm việc.

 Hoạt động của bơm (khởi động/dừng bơm) được kiểm soát bởi cảm biến mực nước và chu kỳ hoạt động của bể SBR

 Các bơm sẽ được cài đặt hoạt động luân phiên nhờ vào thì kế trong PLC.  Đèn báo lỗi của bơm tương ứng sẽ hiển thị trên tủ điều nếu bơm đó bị lỗi.

 Khi mực nước cao đến mức “ High Level” (mức cao) thì còi báo sẽ báo động cho biết trong tủ điều khiển.

 Bơm hoạt động ở bể điều hòa và van điện cấp nước cho bể SBR liên động với chu kỳ hoạt động của SBR.

Bể SBR

 Trong suốt giai đoạn khởi động của giai đoạn “cấp nước” của bể SBR, van điện cấp nước sẽ mở, kích hoạt bơm nước thải ở bể điều hòa hoạt động.

 Hoạt động của bơm nước thải ở bể điều hòa cũng tùy thuộc vào mực nước trong bể điều hòa nhưng van điện cấp nước sẽ tiếp tục mở để cấp nước cho đến khi kết thúc giai đoạn “cấp nước&sục khí”.

 Trong suốt giai đoạn khởi động “cấp nước&sục khí” và “ sục khí”, máy sục khí cà máy thổi khí hoạt động và sẽ dừng khi kết thúc chu kỳ “sục khí”.

 Máy sục khí và máy thổi khí sẽ ngừng hoạt động khi mực nước trong bể xuống thấp hơn mực cài đặt thấp.

 Kết thúc giai đoạn “cấp nước&sục khí”, bơm nước thải ở bể điều hòa sẽ dừng và van điện cấp nước sẽ đóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Không thiết bị nào hoạt động trong suốt thời gian “lắng”.

 Khi giai đoạn “lắng” kết thúc, giai đoạn “chắt nước” bắt đầu và kích hoạt van điện chắt nước mở ra để chắt lọc.

 Bơm vận chuyển bùn [PM-04 hoặc PM05] sẽ khởi động vào lúc gần kết thúc giai đoạn “chắt nước” và ngừng khi giai đoạn “chắt nước” kết thúc.

Thời gian hoạt động trong một chu kỳ của bể SBR sau khi hệ thống khởi động như sau:  Cấp nước: 60 phút  Cấp nước + Sục khí: 60 phút  Sục khí: 180 phút  Lắng trong: 60 phút  Chắt nước: 60 phút Bể nén bùn

Một bơm vận chuyển, hoạt động

 Hoạt động của bơm (khởi động/dừng bơm) được đóng bằng tay trên tủ điều khiển của máy ép bùn.

 Ở chế độ hoạt động, bơm tự động điều khiển bởi tủ điều khiển của máy ép bùn.

Hệ thống định lượng hóa chất

Bơm NaOH

Ở chế độ AUTO:

- Bơm định lượng NaOH hoạt động khi bơm nước thải ở hố thu gom hoạt động đồng thời pH của nước thải ở ngoài khoảng cho phép và mực hóa chất trong bồn hóa chất phải cao trên mực cho phép.

- Nguyên lý hoạt động của bơm NaOH như sau: Mở bơm khi pH < 6,00 (giá trị này có thể điều chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp trong quá trình vận hành), dừng bơm khi pH < 6,49.

Bơm HCl ở chế độ AUTO:

- Bơm định lương HCl hoạt động khi bơm nước thải ở hố thu gom hoạt động đồng thời pH của nước thải ở ngoài khoảng pH cho phép và mực hóa chất trong bồn phải cao hơn mực cho phép.

- Nguyên lý hoạt động của bơm HCl nư sau: Mở bơm khi pH > 7,49 (giá trị này có thể điều chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp trong quá trình vận hành), dừng bơm khi pH < 7,01.

Bơm Ca(OCl)2

Ở chế độ AUTO:

- Bơm định lượng Ca(OCl)2 hoạt động khi nồng độ chlorua vôi trong bể khử trùng ở dưới mức cho phép. Nồng độ chlorua vôi trong bể được xác định bởi đầu dò chlorua vôi.

Bơm Polyme

Ở chế độ AUTO:

- Bơm định lượng Polyme vào máy ép bùn hoạt động khi bơm cấp bùn vào máy ép bùn

hoạt động và mực hóa chất trông bồn phải cao hơn mức cho phép.

3.5.2. Các sự cố xảy ra và cách khắc phục

STT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

1 Ph kế Hiển thị sai Điện cực hư Điện cực dơ Giá trị bị sai lệch

Đường truyền tín hiệu sai

Thay

Kiểm tra và vệ sinh định kỳ Hiệu chỉnh định kỳ

Yêu cầu nhà sản xuất kiểm tra

Kiểm soát quá trình sai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Bơm chìm nước thải không hoạt động

a. Chưa cấp điện cho bơm

b. Nước trong bể quá ít

c. Van máy bơm chưa mở

d. Bơm bị chèn vật lạ hay bị sự cố

a. Kiểm tra và đóng tất cả thiết bị điều khiển bơm (CB, contactor, công tắc mở máy – tại tủ điện).

b. Kiểm tra bộ lấy tín hiệu mức nước trong bể có hoạt động tốt không?

c. Mở van và điều chỉnh van ở vị trí thích hợp.

d. Kiểm ta bơm để tìm cách khắc phục.

3 Bơm bùn không hoạt động

a. Chưa cấp điện cho bơm b. Đường ống dẫn bùn bị nghẹt

a. Kiểm tra và đóng tất cả các thiết bị điều khiển.

b. Vệ sinh đường ống.

4 Lưu lượng thấp

a. Bánh xe công tác bị dơ b. Sai chiều quay

c. Van chưa mở hết d. Mực nước thấp

a. Lau sạch bánh xe công tác. b. Kiểm tra motor và đổi lại chiều quay.

c. Mở hết van.

d. Phao bị vướng vật lạ, không hoạt động.

5 Bơm định lượng hóa chất không hoạt động

a. Chưa cấp điện cho bơm b. Có vật lạ nghẹt trong van của đầu hút và đầu

a. Kiểm tra và đóng tất cả thiết bị điều khiển bơm (CB, contactor, công tắc mở máy –

đẩy. tại tủ điện).

b. Vệ sinh đầu hút và đầu đẩy.

6

Chất lượng nước đầu vào không đạt (các chỉ

tiêu ô nhiễm vượt quá mức cho phép).

Nguồn nước thải dược thải ra từ các nhà máy chưa đạt chỉ tiêu thải vào khu công nghiệp

Kiểm tra nếu có nghi ngờ và yêu cầu nhà máy đó khắc phục kịp thời. (có thể sơ bộ kiểm tra bằng cách nhìn màu, mùi và đo pH của nước thải).

7 Chất lượng nước đầu ra không đạt (các chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá mức giới hạn). a. Chỉ tiêu pH không đạt. b. Chỉ tiêu BOD, COD, SS, N, P không đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Do pH đầu vào quá cao hoặc quá thấp (vượt quá chỉ tiêu thiết kế) nên bơm NaOH và HCL vào không kịp để chỉnh pH.

b. Có thể do máy lọc rác, bể gạt dầu mỡ làm việc không hiệu quả hoặc hiệu quả kém.

c. Bể SBR làm việc không hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Do các ảnh hưởng có

a. Kiểm tra pH đầu vào. Tăng công suất của bơm NaOH hoặc HCL nếu có thể (bằng cách điều chỉnh % của bơm định lượng). Ở trường hợp cấp bách thì cấp vào bằng tay cho kịp thời, nhưng chú ý khi khi cấp vào nên theo dõi pH và cẩn thận khi sử dụng hóa chất.

b. Kiểm tra và vệ sinh máy lọc rác. Kiểm tra điều kiện làm việc của bể tách và máy gạt dầu mở, vệ sinh bể nếu cần thiết.

c. Tìm hiểu nguyên nhân và có cách khắc phục thích hợp.

thể là như sau: pH, chỉ tiêu dầu mở, giá trị DO, nồng độ bùn haotj tính trong bể SBR ...

pH bất thường hay dầu mỡ còn lại nhiều trong nước thải cũng làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý của vi sinh.

Nếu DO không đủ thì kiểm tra lại máy thổi khí hoặc xả bớt bùn dư ra nếu trong bể có nhiều bùn dư.

Kiểm tra nồng độ kim loại nặng nếu có nghi ngờ.

Còn nhiều yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý của vi sinh.

Vì vậy, tùy thuộc vào từng tình huống xảy ra mà chúng ta có cách khắc phục cụ thể, thích hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Trong KCN Tân Bình có tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 136, trong đó có 2 doanh nghiệp có một phần diện tích ở ngoài có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, phần diện tích còn lại nằm trong KCN không có hạng mục phát sinh nước thải. Trong KCN có 36 Doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất trong đó có 12 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cục bộ.

Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Bình với công suất thiết kế 2000m3/ngày đêm đã được xây dựng và vận hành ổn định đến nay tuy nhiên do nhu cầu sản xuất của các xí nghiệp tăng cao nên nhà máy đã làm việc liên tục 24/24 và kết quả xử lý đoạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945-2005.

Trong quá trình thực hiện công tác vận hành hệ thống và bảo vệ môi trường của nhà máy XLNT tập trung KCN có những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

- Hiện trạng môi trường nước thải được đảm bảo, hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Bình với công xuất 2000m3/ngày đêm hoạt động hiêu quả và ổn định đảm bảo chất lượng nước thải đàu ra đạt tiêu chẩn TCVN 5945 – 2005, cột B. Tất cả các Doanh Nghiệp đã đấu nối hệ thống thoát nước thải nội bộ và hệ thống thoat nước chung của KCN.

- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải thuận lợi luôn đảm bảo cho vấn đề thoát nước trong toàn KCN.

- Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN đa dạng nhưng chủ yếu là các ngành ít gây ô nhiễm môi trường vì vậy chưa có sự cố môi trường nghiêm trọng.

Khó khăn

- Một số Doanh Nghiệp vẫn chưa quan tâm đến công tác BVMT, có thái độ đối phó hoặc cố tình xả thải sai quy định

- Mặc dù tại KCN 100% Doanh Nghiệp đã tách rời và đấu nối hệ thống thoát nước thải nội bộ vào hệ thống thoát nước chung của KCN nhưng qua công tác kiểm tra hệ thống thoát nước cho thấy năm 2009, vẫn còn một số doanh nghiệp vi phạm công tác xả thải (nước thải vượt thiêu chuẩn xả thải, nước thải thoát vào hệ thống thoát nước mưa và ngược lại) trong đó có các trường hợp Doanh Nghiệp xá thải sai quy định nhiều lần và KCN cũng đã báo cáo trường hợp này đến cơ quan chức năng.

KIẾN NGHỊ

Ban hành các quy định cụ thể nhằm tăng cường vai trò của chủ đầu tư KCN đối với việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN.

Hướng dẫn cho các công ty trong KCN thiết kế cũng như đấu nối hệ thống thoát nước đúng quy định.

Tăng cường kiểm tra các hố ga giám sát chất lượng nước thải đầu ra tại các hố ga của nhà máy trong KCN để kiểm soát chặt chẽ việc xả thải đúng quy định, phát hiện kịp thới các hành vi vi phạm và biện pháp khắc phục.

Tuyên truyền, phổ biến thông tin về QLMT và tiếp cận sản xuất sạch hơn vào các doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời tuyên dương các doanh nghiệp đã có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.

Đối với các doanh nghiệp có chất lượng nước thải sau sản xuất không đạt yêu cầu xả thải vào hệt thống thoát nước chung dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN thì cần phải có hệ thống xử lý sơ bộ hoặc tăng cường áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cấp công suất xử lý nước thải của nhà máy lên 4000m3/ngày.đêm để đáp ứng đủ nhu cầu xử lý nước thải cho KCN.

Nâng chất lượng nước đầu ra lên tiêu chuẩn loại A bằng cách xây dựng them hệ thống bể lọc áp lực.

Nâng cao nhận thức cho công nhân và các doanh nghiệp để họ có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn nước cục bộ trong xí nghiệp của mình.

Tận dụng nguồn nước đã qua xử lý cho các xí nghiệp sản xuất vào trong quá trình làm mát thiết bị, rửa sàn, làm mát hay tưới cây…

Một phần của tài liệu Đề tài: " QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN TÂN BÌNH" potx (Trang 30 - 39)