trường?
Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên.
Công ước quốc tế có hiệu lực trọn vẹn với các nước thành viên, nhưng cũng có tác động rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước.
Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Việt Nam đã tham gia các Công ước quốc tế về môi trường sau đây (ngày tham gia ở trong ngoặc):
1. Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944.
2. Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề các Ấn Độ dương - Thái bình dương, 1948. 3. Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967.
4. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1988).
• Nghị định thư bổ sung công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, Paris, 1982.
1. Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982).
2. Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học, vi trùng và công việc tiêu huỷ chúng.
3. Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973 (20/1/1994).
4. Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991). 5. Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980).
6. Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang. 7. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994).
8. Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985. 9. Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994).
10. Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985 (29/9/1987).
11. Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986, IAEA (29/9/1987).
12. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987 (26/1/1984).
• Bản bổ sung Luân đôn cho công ước, Luân đôn, 1990.
• Bản bổ sung Copenhagen, 1992.
1. Thoả thuận về mang lưới các trung tâm thuỷ sản ở Châu Á - Thái bình dương, 1988 (2/2/1989).
2. Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/5/1995).
3. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994). 4. Công ước về Đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).