Nội dung kế hoạch thực hiện.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH - ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2011" doc (Trang 38 - 42)

3. Mối liên quan với cộng đồng

3.7.Nội dung kế hoạch thực hiện.

* Triển khai thí điểm và phân bố thời gian thực hiện phù hợp.

- Theo kinh nghiệm từ các chương trình quản lý CTR đã được triển khai tại một số nơi, trước khi triển khai đồng loạt hoạt động phân loại rác tại nguồn trên toàn địa bàn huyện Nhơn Trạch, cần phải thực hiện chương trình thí điểm tại một số xã trong Huyện thực hiện phân loại rác tại nguồn.

- Cung cấp các thiết bị phục vụ cho công tác phân loại, hướng dẫn phân loại tạo thành thói quen cho từng đối tượng. Tại các khu phố, bố trí hai thùng rác với 2 màu khác nhau để tập kết rác theo từng loại.

- Ngoài việc tổ chức phân loại tại các gia đình, công sở, …., cần bố trí các thùng phân loại rác công cộng tại các khu đô thị.

Page 39

- Hoạt động chương trình nên chia thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: (6-12 tháng)

Tổ chức thí điểm phân loại rác tại nguồn, phân ra 2 loại là rác hữu cơ và vô cơ ( cung cấp thùng rác hoặc túi nilong cho từng hộ dân phân theo 2 màu khác nhau tương ứng với 2 loại rác).

+ Giai đoạn 2: (12 tháng).

Đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh giải pháp thực hiện. Xây dựng quy chế, các biện pháp quản lý nhà nước cho công tác này để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy chế áp dụng đối với việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại nguồn trên địa bàn toàn Huyện. Mô hình thí điểm sẽ được nhân rộng cho các xã còn lại trên toàn địa bàn Huyện.

+ Giai đoạn 3: (Định hướng đến cuối năm 2011).

Tổ chức triển khai và nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn cho các xã còn lại trên địa bàn Huyện. Các bước triển khai thực hiện theo giải pháp điều chỉnh ở giai đoạn 2.

* Hướng dẫn tự phân loại rác tại nguồn theo 2 loại.

- Trang bị các phương tiện thu gom và lưu chất thải phù hợp ( thùng chứa hoặc bao nilong): đối với các hộ gia đình (thùng 50 lít). Các cơ quan công sở, khu vực công cộng, đường phố và khu vực chợ….(thùng 60 – 240 lít).

- Rác hữu cơ và rác tái sinh được đựng trong 2 loại túi khác nhau nhằm dễ phân biệt cho người thu gom rác.

- Ở khu vực thương mại và khu vực công cộng phải bố trí khu vực để lưu chất thải, gồm 2 thùng chứa chất thải với 2 màu riêng biệt.

- Đối với khu chợ, chất thải rắn của mỗi sạp sẽ do chủ sạp thu gom và phân loại tại nguồn. Các loại chất thải này sẽ được chủ sạp thu gom vào các thùng chứa và đưa về khu chứa rác. Các hoạt động thu gom chất thải rắn của các tiểu thương ở chợ sẽ được ban quản lý chợ kiểm soát chặt chẽ.

* Lập kế hoạch cho công tác thu gom.

Với yêu cầu giải quyết vấn đề chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Nhơn Trạch thì việc phân loại CTR cho từng nguồn phát sinh chủ yếu trên địa bàn được đề xuất. Tuy nhiên do tính tương đồng của thành phần chất thải phát sinh nên ta có thể chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm 1:

+ Nhà ở, hộ gia đình: rau quả, thực phẩm dư thừa, giấy, vải, nhựa ,thủy tinh…..

Page 40

+ Trường học: giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hóa chất phòng thí nghiệm…

+ Cơ quan, công sở: Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, bao bì, thủy tinh…… + Nhà hàng, khách sạn, quán ăn: rác thực phẩm các loại, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp…

+ Các cơ sở sản xuất công nghiệp: rác sinh hoạt thông thường, rác công nghiệp và rác nguy hại.

+ Các cơ sở dịch vụ: Rác sinh hoạt thông thường, các loại chất thải tùy loại hình dịch vụ.

+ Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, ….: rau quả thực phẩm, thức ăn dư thừa và các loại rác sinh hoạt thông thường khác.

- Nhóm 2:

+ Các công trình công cộng: rác sinh hoạt, giấy, nhựa, bao bì…… + Đường phố: cành lá cây khô, xác động vật, phân gia súc, đất cát…… - Nhóm 3:

Nhóm này bao gồm các cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại, bệnh viện, trung tâm y tế, ……

+ Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại: chất thải nguy hại, CTR có thể tái chế, CTR không thể tái chế, CTR sinh hoạt, …

+ Bệnh viện, cơ sở y tế: rác sinh hoạt thông thường, rác y tế, các chất độc hại, … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tổ chức thu gom:

- Đơn vị thu gom phải trang bị các thùng chứa rác riêng biệt đối với từng loại rác khác nhau : Bố trí 2 xe lấy rác riêng biệt để thu 2 loại rác, hoặc sử dụng xe lấy rác có 2 ngăn riêng biệt.

- Thu gom theo đúng lịch trình.

+ Đối với đường phố: Việc quét dọn thu gom được thực hiện bằng chổi cầm tay, rác được thu gom vào xe thô sơ.

+ Đối với khu vực chợ:

Bố trí tầng xuất thu gom 2 lần/ngày.

Bố trí các thùng rác trong các khu vực chợ, đội thu gom chịu trách nhiệm thu gom về nơi tập trung rác.

* Kiểm tra, giám sát việc thực hiện:

- Tổ tự quản môi trường chuyên trách tại các xã để dễ quản lý, giám sát, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc mô hình hoạt động.

Page 41

- Định kỳ họp, đánh giá tiến độ và hiệu quả của mô hình và báo cáo về UBND Huyện.

Page 42

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH - ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2011" doc (Trang 38 - 42)