- Môi trường
2.3.1.2.4 Các sản phẩm thay thế
Trên thực tế, có nhiều phương tiện khác có thể thực hiện chức năng vận chuyển hàng hóa, hành khách thay thế cho ôtô như : xe gắn máy, vận tải đường sắt, vận tải đường hàng không , đường thuỷ…
¾ Xe gắn máy
Với những đặc điểm tiện lợi như nhỏ gọn, cơ động, dễ sử dụng, giá rẻ… Xe máy hiện nay là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Việt Nam. Xe máy chiếm hơn 60% trong cơ cấu phương tiện đi lại của người dân ở các thành phố lớn. Ngành công nghiệp xe máy đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua với 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư lắp ráp tại Việt Nam với năng lực sản xuất thiết kế là 900.000 sản phẩm/năm. Ngoài ra còn có khoảng 50 doanh nghiệp trong nước chuyên môn hoá trong việc nhập phụ tùng và lắp ráp dạng CKD.
Bảng 2.11: Tình hình tiêu thụ xe máy qua các năm (Nguồn : Công ty Honda VN)
ĐVT: chiếc
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Số lượng 382.230 504.570 1.616.598 1.983.172 1.423.955
Từ năm 1992 đến 1998, nhu cầu thị trường xe máy Việt Nam ở mức dưới 400.000 xe/năm. Tuy nhiên từ năm 1999 đến 2001, thị trường xe máy Việt Nam bùng nổ, đỉnh cao là năm 2001, tiêu thụ gần 2 triệu xe trong năm. Việc bùng nổ nhu cầu xe máy trong thời gian qua là do các doanh nghiệp trong nước tung ra những sản phẩm với giá khá rẻ và xe nhập khẩu đặc biệt là xe Trung Quốc với giá cực kỳ hấp dẫn. Với việc sở hữu xe máy dễ dàng như hiện nay thì có thể nói, xe máy là sản phẩm thay thế đáng lo ngại nhất đối với ngành công nghiệp ôtô.
¾ Ngành đường sắt
Cơ sở hạ tầng của đường sắt Việt Nam cũng đã bắt đầu thể hiện sự yếu kém do cầu đường yếu, tà vẹt mục nhiều, đường ngang tự phát và lạc hậu dẫn đến sự gia tăng các sự cố vào mùa mưa lũ cũng như gia tăng tai nạn giao thông. Đường sắt Việt Nam hiện chỉ đơn tuyến, chưa tạo thành mạng khép kín, hầu hết các tuyến đường đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm nhưng chưa có
điều kiện đầu tư mới. Bên cạnh đó, phương tiện vận tải của ngành như đầu máy, toa xe hiện nay quá lạc hậu về kỹ thuật, kém hiệu quả trong kinh doanh. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các loại hình vận tải khác, ngành đường sắt đã đóng mới gần 200 toa xe khách có chất lượng cao và gần 300 toa xe hàng. Chất lượng phục vụ cũng được tăng cường bằng cách thiết lập hệ thống thông tin hướng dẫn khách, trang bị đầy đủ tiện nghi cho các toa xe khách, đa dạng hóa các hình thức bán vé, điều chỉnh giá cước hợp lý. Trong tương lai, ngành sẽ xây dựng một tuyến đường sắt Hà Nội – TPHCM mới chạy song song với tuyến hiện có, với nhiều đoạn phát triển thành đường sắt cao tốc. Dự kiến vốn đầu tư cho tuyến đường này lên tới 42.000 tỷ đồng. Ngành cũng đang có kế hoạch khôi phục một số tuyến đường sắt đã từ lâu không sử dụng, chủ yếu là khu vực phía Nam như tuyến Sài Gòn – Lộc Ninh với chiều dài 81 km, tuyến TP HCM – Mỹ Tho(đây là tuyến đường sắt đầu tiên có tại Việt Nam, từ năm 1881) và sẽ nối dài đến Cần Thơ. Xây mới tuyến TP HCM – Vũng Tàu và TP HCM – Đắk Lak. Với sự đầu tư và phát triển đáng kể của ngành đường sắt trong những năm gần đây, vận tải đường sắt đã trở thành sản phẩm thay thế đáng ngại của ngành ôtô.
¾ Ngành đường sông
Một sản phẩm thay thế chức năng vận chuyển hàng hóa và hành khách khác nữa là ngành vận chuyển đường sông. Ơû khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với mật độ sông, kênh, rạch rất cao bình quân toàn vùng là 3km/km2 nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển giữa các khu vực với nhau. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển đường sông thấp, số lượng hàng hoá vận chuyển/ chuyến nhiều. Do đó, ngành đường sông phát triển tốt cũng là một mối đe dọa cho ngành công nghiệp ôtô.