Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá giá trị sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu (Trang 60)

2.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất

Trong các khoản mục chi phí tại Công ty, chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là được tập hợp riêng cho từng hợp đồng. Còn tất cả các khoản mục chi phí còn lại đều được tập hợp chung cho toàn công ty trong cả tháng. Đến cuối tháng, căn cứ và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao của từng đơn đặt hàng để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao, chi phí mạ cho từng hợp đồng theo công thức sau:

Chi phí phân bổ cho hợp đồng X =

Chi phí NVL trực tiếp tiêu hao cho hợp đồng X x

Tổng chi phí cần phân bổ Tổng chi phí NVL trực tiếp

tiêu hao trong tháng Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)

Trong tháng 1/2009, Công ty đã nhận được 9 hợp đồng mới và 3 hợp đồng còn dở dang của tháng 12/2008. Tổng chi phí NVL trực tiếp đã tiêu hao trong tháng 1/2009 là 229.177.254 đồng (Bảng 2.7). Theo phần 2.2.1, chi phí NVL trực tiếp tiêu hao cho hợp đồng 05/09 là 7.025.350 đồng, cho hợp đồng 06/09 là 25.552.191 đồng. Kế toán tiến hành lập bảng tính sau:

Bảng 2.25: Bảng phân bổ chi phí Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu

Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ Tháng 1/2009 ĐVT: VNĐ Phân bổ Tổng số tiền Hợp đồng 05/09 Hợp đồng 06/09 Hợp đồng… Chi phí NVL trực tiếp 229.177.254 7.025.350 25.552.191 … Chi phí NC trực tiếp 126.948.40 0 3.935.400 14.091.272 … Chi phí sản xuất chung 58.849.780 1.824.343 6.532.325 …

Chi phí khấu hao 13.149.028 407.620 1.459.542 …

Chi phí mạ 116.355.225 3.607.012 12.915.430 … Tổng cộng 544.479.68 7 16.799.725 60.550.760 Ngày 31 tháng 1 năm 2009 Khoản mục phí

2.3.2. Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang

Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, thời gian giao hàng của mỗi đơn đặt hàng thường ngắn. Do đó, giá trị sản phẩm dở dang vào cuối kỳ thường khá nhỏ.

Do đặc điểm sản phẩm của Công ty có giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng trên 60%) nên giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao, chi phí mạ đều được tính cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo công thức sau:

Giá trị SPDD cuối kỳ

= Số lượng SPDD cuối kỳ x Tổng chi phí NVL trực tiếp xuất dùng Số lượng sản

phẩm hoàn thành +

Số lượng sản phẩm dở dang

Hợp đồng 05/09 và hợp đồng 06/09 được thực hiện hoàn thành và nhập kho trong tháng nên không có giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ là giá trị thành phẩm.

2.4. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty

 Kỳ tính giá thành và đối tượng tính giá thành

Tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu, vào thời điểm cuối mỗi tháng kế toán thực hiện tính giá thành sản phẩm sản

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

xuất. Do chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng mà không bán lẻ, chủng loại mặt hàng lại thay đổi liên tục rất phong phú đa dạng nên đối tượng tính giá thành cũng là các đơn đặt hàng.

 Phương pháp và trình tự tính giá thành

Sau khi tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí theo 5 khoản mục chi phí là: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao, chi phí mạ và tính giá trị sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành tính giá thành cho từng đơn đặt hàng theo phương pháp trực tiếp như sau:

Giá trị thàng phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ Từ đó, kế toán tiến hành lập thẻ tính giá thành cho từng đơn đặt hàng:

Bảng 2.26: Thẻ tính giá thành HĐ 05/09 Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu

Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

Tên sản phẩm: Hợp đồng 05/09

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Tổng số

tiền

Chia ra theo khoản mục CP NVLTT CP NCTT CP SXC CP KH CP mạ 1.Giá trị SPDD đầu kỳ 0 0 0 0 0 0 2.CPSX phát sinh trong kỳ 16.799.725 7.025.350 3.935.400 1.824.343 407.62 0 3.607.012 3.Giá thành sản phẩm hoàn thành 16.799.725 7.025.350 3.935.400 1.824.343 407.62 0 3.607.012 4. Giá trị SPDD cuối kỳ 0 0 0 0 0 0 Ngày 31 tháng 1 năm 2009 Mẫu số S19-DNN Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/9/2006

Bảng 2.27: Thẻ tính giá thành HĐ 06/09 Người lập

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

Tên sản phẩm: Hợp đồng 06/09

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Tổng số

tiền

Chia ra theo khoản mục CP NVLTT CP NCTT CP SXC CP KH CP mạ 1.Giá trị SPDD đầu kỳ 0 0 0 0 0 0 2.CPSX phát sinh trong kỳ 60.550.760 25.552.191 14.091.272 6.532.325 1.459.542 12.915.430 3.Giá thành sản phẩm hoàn thành 60.550.760 25.552.191 14.091.272 6.532.325 1.459.542 12.915.430 4. Giá trị SPDD cuối kỳ 0 0 0 0 0 0 Ngày 31 tháng 1 năm 2009 Mẫu số S19-DNN Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006

PHẦN III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU

3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu

3.1.1. Những ưu điểm

Là một doanh nghiệp còn non trẻ với gần 10 năm hoạt động, nhưng Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu đang dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho các công trình điện. Trong những năm gần đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng được nâng cao. Có được thành tích này là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của toàn bộ công nhân viên trong Công ty, mà đi đầu là Ban Giám đốc.

Kể từ khi mới thành lập đến nay, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của công ty không ngừng được hoàn thiện theo hướng ngày càng phù hợp với chế độ, các chuẩn mực kế toán và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này thể hiện qua những ưu điểm sau:

Hiện tại Công ty đang xác định đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng. Với đặc điểm chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, không sản xuất bán lẻ, chủng loại sản phẩm lại rất phong phú đa dạng theo yêu cầu của khách hàng nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng là rất hợp lý, sẽ giúp cho Ban Giám đốc nắm được chi phí của từng đơn đặt hàng một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

Về kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành

Mặc dù nghiệp vụ phát sinh của Công ty tương đối nhiều nhưng Công ty vẫn chọn kỳ tính giá thành theo tháng nhằm phù hợp với kỳ báo cáo, cung cấp giá thành thực tế kịp thời để làm căn cứ ghi chép giá vốn và các chỉ tiêu trong kỳ giúp cho lãnh đạo Công ty có quyết định đúng đắn trong quản trị doanh nghiệp. Việc tính giá thành hàng tháng còn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra chi phí sản xuất, kịp thời điều chỉnh những nguyên nhân gây lãng phí chi phí sản xuất.

Công ty chọn phương pháp giản đơn tính giá thành sản phẩm giúp cho việc tính giá thành dễ dàng thuận tiện.

Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu được chi tiết thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ giúp cho việc theo dõi và ghi chép được dễ dàng hơn. Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là các đơn đặt hàng nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết theo từng đơn đặt hàng là rất hợp lý.

Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho hiện công ty đang áp dụng là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm hàng tồn kho của Công ty. Công ty có số lượng chủng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không quá nhiều mà số lần nhập xuất lại rất thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy đã giúp cho việc hạch toán hàng tồn kho đơn giản hơn nhiều.

Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi thường xuyên, chặt chẽ thông qua Bảng chấm công công khai tại phân xưởng. Do sản phẩm của doanh nghiệp có đặc điểm là số lượng ít nhưng phải trải qua nhiều qui trình, giai đoạn và đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao. Chính vì thế mà Công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian lao động thực tế là hợp lý, đảm bảo việc trả lương công bằng cho công nhân sản xuất.

Việc trích BHXH và BHYT 6% trên lương chính là phù hợp với qui định của Luật lao động giúp người lao động thoải mái và yên tâm hoàn thành tốt công việc của mình.

Về chi phí sản xuất chung

Các chứng từ về chi phí sản xuất chung luôn được cập nhật thường xuyên và được giám sát chặt chẽ nhằm tránh lãng phí, thất thoát. Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất được tính toàn bộ vào chi phí trong kỳ, điều này là phù hợp vì giá trị của công cụ, dụng cụ xuất dùng thường nhỏ và hữu dụng trong thời gian ngắn.

Về chi phí khấu hao

Công ty hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp. Phương pháp tính khấu hao này là rất phù hợp với tình hình TSCĐ của doanh nghiệp: số lượng TSCĐ khá nhiều, nguyên giá tương đối nhỏ và được hữu dụng như nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ đó.

Về chi phí mạ

Chi phí mạ luôn được theo dõi sát sao và chứng từ về chi phí mạ luôn được cập nhật kịp thời trên TK 154M – Chi phí mạ.

Kế toán chi phí và tính giá thành đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc phân tích, đánh giá tổng quát kết quả sản xuất kinh doanh cũng như cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy vậy, Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần chú ý để khắc phục nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

3.1.2. Những tồn tại

Về chứng từ sử dụng

Trong tổng chi phí sản xuất chung, chi phí về công cụ dụng cụ tiêu hao chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt là que hàn, các loại bulông-đai ốc…. Chính vì vậy, việc không sử dụng Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn công cụ, dụng cụ sẽ làm cho việc theo dõi tình hình sử dụng các loại công cụ, dụng cụ này kém chặt chẽ, tạo kẽ hở cho sự lãng phí, gian lận.

Về sổ sách kế toán

Do áp dụng quyết định 48/2006/QĐ-BTC trong hạch toán kế toán nên kế toán chỉ sử dụng TK 154 (Chi tiết thành các TK cấp 2: 154M, 1541, 1542, 1543, 1547) để hạch toán các khoản mục chi phí. Trong đó chỉ có TK 1541 được chi tiết theo các đơn đặt hàng, còn các TK còn lại dùng để tập hợp chi phí chung cho cả tháng. Tuy nhiên, kế toán không sử dụng Sổ tổng hợp chi tiết TK 1541. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi tổng chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao trong kỳ.

Về đối tượng tính giá thành

Công ty hiện đang xác định đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng. Đây là điều không hợp lý vì như vậy sẽ gây khó khăn cho Ban giám đốc trong việc có chấp nhận thực hiện một đơn đặt hàng hay không. Hiện tại, Ban giám đốc chỉ dựa vào kinh nghiệm để ước chừng giá vốn của một đơn đặt hàng để ra quyết định có chấp nhận hay không.

Về khoản mục chi phí

Hiện tại, Công ty sử dụng 5 khoản mục chi phí tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao và chi phí mạ. Số khoản mục chi phí như vậy là quá nhiều, gây rắc rối cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành. Ngoài ra, việc coi chi phí khấu hao là một khoản mục chi phí là không phù hợp với chế độ qui định.

Dù sản xuất theo đơn đặt hàng, chủng loại hàng hoá đa dạng song vẫn luôn có những sản phẩm truyền thống mà Công ty sản xuất khá nhiều. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các loại sản phẩm truyền thống này. Điều này sẽ tạo ra kẽ hở cho việc sử dụng vật tư lãng phí và gây khó khăn trong việc xác định khối lượng nguyên vật liệu cần thiết cho từng đơn đặt hàng.

Bên cạnh đó, phế liệu tại Công ty tương đối nhiều nhưng vẫn chưa được chú trọng thu hồi và xử lý làm lãng phí nguyên vật liệu cho sản xuất.

Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Trong hạch toán tiền lương, kế toán không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, trong khi công nhân nghỉ phép ở Công ty không đều đặn, đây là điều không hợp lý trong hạch toán chi phí nhân công làm cho việc tính giá thành không chính xác.

Bên cạnh đó, Công ty không trích lập Kinh phí công đoàn trên lương chính của công nhân. Đây là điều không hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất với số lượng công nhân tương đối nhiều.

Việc thực hiện chính sách thưởng đối với người lao động chưa được coi trọng nhiều, do đó chưa tạo môi trường thi đua trong công việc nhằm nâng cao năng suất lao động.

Về chi phí sản xuất chung

Hiện tại Công ty chỉ sử dụng TK 1547 để tập hợp và theo dõi chi phí sản xuất chung cho toàn bộ 2 phân xưởng trong cả tháng. Việc tập hợp chung như vậy sẽ gây cản trở cho việc theo dõi chi phí sản xuất chung của mỗi phân xưởng và từng loại chi phí khác nhau (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ - dụng cụ…). Từ đó dẫn đến việc khó kiểm soát chi phí, không khuyến khích tiết kiệm.

Về báo cáo quản trị

Hiện tại Công ty chưa chú trọng tới kế toán quản trị. Đây là hạn chế lớn của Công ty. Các doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức hệ thống kế

toán quản trị vì kế toán quản trị là phương tiện để Ban giám đốc kiểm soát có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá và ra các quyết định quản lý.

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.

Trong xu thế chung của nền kinh tế hội nhập như hiện nay, để có thể đứng vững và ngày càng phát triển, các doanh nghiệp phải tìm hướng đi đúng đắn nhất cho mình nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Muốn vậy doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất và hạch toán kinh doanh hiệu quả trong đó công tác công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tầm quan trọng không nhỏ trong việc cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng chi phí, phân tích và dự báo chiến lược hạ giá thành của mỗi doanh nghiệp.

Hiện tại, Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w