Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Thăng Long (Trang 115 - 118)

3.2.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Hiện nay, loại hình sản xuất gia công chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động sản xuất ở công ty nên theo em công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Khi đó có thể coi toàn bộ các sản phẩm sản xuất theo loại hình mua đứt-bán đoạn là một đơn đặt hàng.

Các khoản mục CPSX sẽ được tập hợp theo từng xí nghiệp và sau đó sẽ được chi tiết theo đơn đặt hàng. Khoản mục CP SXC cũng sẽ tập hợp cho từng xí nghiệp, đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng.

Cuối kỳ, kế toán lập “Bảng kê chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng” rồi lập thẻ tính giá thành cho các đơn đặt hàng hoàn thành và tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. Từ đó tính được GTSP đơn vị sản phẩm của các mã hàng trong đơn đặt hàng. Khi tiến hành tính GTSP cho từng mã hàng trong đơn đặt hàng, công ty có thể tiến hành tính GTSP theo phương pháp hệ số như hiện nay. Như vậy sẽ vừa đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, GTSP sẽ được tính một cách đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo chính xác lại giảm được đáng kể khối lượng công việc cho kế toán.

3.2.2.6 Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: thành sản phẩm:

Song song với công tác kế toán tài chính ở công ty cũng tổ chức kế toán quản trị. Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì việc hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP ở cả hai bộ phận kế toán là kế toán tài chính và kế toán quản trị là rất cần thiết. Từ việc tổ chức công

tác kế toán tài chính CPSX và tính GTSP, công ty phải xây dựng hệ thống kế toán quản trị CPSX và tính GTSP đảm bảo việc phân chia CPSX, kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức phân loại khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cho các mục đích quản lý trong doanh nghiệp. Công tác kế toán quản trị CPSX và tính GTSP phải phản ánh được CPSX kinh doanh toàn doanh nghiệp theo các bộ phận, các địa điểm phát sinh, các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, các giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất, các hợp đồng, các đơn đặt hàng... Đông thời phải phản ánh được tình hình thực hiện dự toán, định mức CPSX và GTSP, giải trình được các nguyên nhân tạo ra các chênh lệch giữa thực tế với dự toán và định mức.

Từ thông tin kế toán cung cấp ở hai bộ phận, ban lãnh đạo công ty sẽ nắm bắt được một cách chính xác tình hình sử dụng và tiết kiệm CPSX cũng như tính chính xác của việc tính giá thành. Từ những thông tin này ban lãnh đạo công ty sẽ có những quyết định phù hợp để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Hiện nay tại công ty cổ phần may Thăng Long chưa tổ chức bộ phận kế toán quản trị riêng biệt, các báo cáo quản trị được kế toán tổng hợp lập để phục vụ cho mục đích quản lý của các nhà quản trị. Như vậy khối lượng công việc của kế toán tổng hợp tăng lên khá nhiều và rất vất vả. Vì thế theo em để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chính xác đầy đủ và kịp thời của báo cáo quản trị thì công ty nên tổ chức thêm bộ phận kế toán quản trị riêng biệt theo nhu cầu của công ty.

KẾT LUẬN

Hiện nay, ngành dệt may là một trong những ngành đang phát triển và đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng như đóng góp vào GDP cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với xu thế phát triển của ngành, công ty cổ phần may Thăng Long cũng đã và đang cố gắng không ngừng cải tiến dây chuyền công nghệ, hoàn thiện bộ máy quản lý, chính sách sử dụng lao động, các chính sách marketing… và công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của công ty. Đặc biệt với mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai là phát triển theo mô hình tập đoàn thì việc hoàn thiện bộ máy quản lý, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là việc rất cần thiết.

Trong thời gian thực tập tại công ty được sự đồng ý của ban giám đốc công ty, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại phòng kế toán công ty cổ phần may Thăng Long, em đã được tiếp xúc và tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại công ty. Từ đó có thêm những hiểu biết về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình.

Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình nhưng do hạn chế về trình độ lý luận và thiếu kiến thức thực tiễn nên chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của ban giám đốc và các cô chú tại phòng kế toán của công ty cũng như của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu do phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần may Thăng Lông cung cấp.

2. Công ty Cổ phần may Thăng Long những chặng đường lịch sử (lưu hành nội bộ)

3. Luận văn tốt nghiệp của các khoá 44,45

4. Quyết định 15/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.

5. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp,Chủ biên: PGS.TS. Đặng Thị Loan, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

6. “Chuyên khảo hướng dẫn thực hành về kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp” - Chủ biên: PTS. Võ Văn Nhị - NXB Thống kê 2000

7. “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm – Nhà giáo ưu tú. Vũ Huy Cẩm – NXB Thống kê 1996

8. Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp” - Chủ biên: PTS. Võ Văn Nhị - NXB Thống kê 9. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – PGS. TS Nguyễn Văn Công –

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội 2006 10.Tạp chí kế toán, kiểm toan, công báo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Thăng Long (Trang 115 - 118)