Kế toán tính giá thành dịch vụ trong các công ty vận tải

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành dịch vụ vận tải (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần vận tải biển Bắc - NOSCO (Trang 38 - 43)

Giá thành vận tải là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp vận tải. Thông qua chỉ tiêu giá thành có thể xác định được hiệu quả của việc sủ dụng nhân , tài , vật lực trong doanh nghiệp cũng như đánh giá một cách có cơ sở các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoàn thành dịch vụ vận tải.

Trong các doanh nghiệp vận tải biển, giá thành vận tải được tính cho những sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành của từng tàu, từng đoàn tàu. Kỳ tính giá thành thường là 3-6 tháng, có trường hợp đặc biệt (đối với tàu biển đi định hạn kỳ tính giá thành là 1 năm)

Phương pháp tính giá thành là phương pháp sủ dụng số liệu chi phí sản xuất và dịch vụ đã tập hợp được trong kỳ để tổng hợp giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và quản lý giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí để lựa chọn phương pháp tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành.

Trong kinh doanh dịch vụ vận tải thường áp dụng các phương pháp sau:

1.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn hay còn gọi phương pháp trực tiếp Công thức tính: Tổng Z sp hoàn thành trong kỳ = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ - Các khoản làm giảm chi phí Tuy nhiên, để tính được giá thành thực tế của khối lượng lao vụ đã thực hiện, cuối kỳ phải tính được giá trị của khối lượng lao vụ chưa hoàn thành cuối kỳ. Căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện. Tùy loại hoạt động kinh doanh dịch vụ mà lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện.

Các tiêu thức phân bổ thường áp dụng:

- Ngày công, giờ công định mức.

Căn cứ vào tiêu chuẩn là ngày công (giờ công) định mức, cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành kiểm kê khối lượng lao vụ chưa hoàn thành, xác định ngày công ( giờ công) định mức của khối lượng lao vụ đã thực hiện làm cơ sở phân bổ chi phí

Giá trị khối lượng

lao vụ chưa hoàn = Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ (b)

Trong đó:

(a): Ngày công định mức cho khối lượng lao vụ chưa hoàn thành.

(b): Ngày công định mức cho khối lượng lao vụ đã thực hiện là khối lượng lao vụ chưa hoàn thành

Theo tiêu chuẩn là khối lượng lao vụ hoàn thành, cuối tháng kiểm kê khối lượng lao vụ đã hoàn thành nhưng chưa trao trả cho khách hàng hoặc chưa được khách hàng tahnh toán, đồng thời xác định khối lượng lao vụ đã thực hiện (đã được coi là tiêu thụ) để làm căn cứ phân bổ. Còn khối lượng lao vụ chưa hoàn thành không tính phân bổ chi phí

Giá trị khối lượng

lao vụ chưa hoàn = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ (d)

Trong đó:

(c): Khối lượng lao vụ đã hoàn thành nhưng chưa trao trả cho khách hàng

(d): Khối lượng lao vụ đã thực hiện và khối lượng lao vụ đã hoàn thành chưa trao trả cho khách hàng

- Chi phí định mức

Theo tiêu chuẩn là chi phí định mức của từng công việc, cuois tháng tiến hành kiểm kê khối lượng lao vụ chưa thực hiện ( khối lượng lao vụ đang làm dở và đã hoàn thành nhưng chưa được coi là tiêu thụ), căn cứ vào định mức chi phí kế hoạch cho từng loại công việc cụ thể để xác định tổng chi phí kế hoạch cho toàn bộ khối lượng lao vụ đã thực hiện trong tháng làm căn cứ phân bổ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.

Giá trị lao vụ

chưa hoàn = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ (h)

Trong đó:

(e): Chi phí định mức của khối lượng lao vụ chưa thực hiện cuối kỳ. (h): Tổng số chi phí định mức của khối lượng lao vụ chưa thực hiện và đã thực hiện.

Đối với những hoạt động dịch vụ mà khối lượng lao vụ chưa thực hiện ít biến động thì không cần tính phân bổ chi phí cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện bởi chi phí phân bổ cho khối lượng lao vụ chưa thực hiện ở đầu kỳ xấp xỉ cuối kỳ.

Khi đó:

Tổng Z thực tế của khối lượng lao

vụ thực hiện =

Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ

1.3.2.2. Phương pháp tính giá thành định mức

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có định mức kinh tế kỹ thuật tương đối ổn định và hợp lý, chế độ quản lý theo định mức đã được kiện toàn và có nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn kế toán tương đối cao, đặc biệt là thực hiện tốt chế độ hạch toán ban đầu.

Phương pháp này giúp cho kế toán giám đốc một cách chặt chẽ, thường xuyên tình hình chấp hành các định mức kỉnh tế, kỹ thuật, phát hiện nhanh chóng, chính xác các khoản chi ngoài định mức, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời, hạn chế các khoản chi vượt định mức, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

Nội dung cơ bản của phương pháp tính giá thành định mức:

Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của sản phẩm lao vụ đã thực hiện.

Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí thực tế, phù hợp với định mức và số chênh lệch ngoài định mức. Tập hợp riêng và thường xuyên, phân tích nguyên nhân các khoản chi phí ngoài định mức để có biện pháp khắc phục.

Khi có sự thay đổi định mức phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch ngoài định mức. Công thức tính giá thành định mức: Giá thành thực tế của hoạt động vận tải = Giá thành định mức của hoạt động vận tải + - Chênh lệch do thay đổi định mức + - Chênh lệch ngoài định mức

1.3.2.3. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng

Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải theo từng đơn đặt hàng (hợp đồng vận chuyển). Kỳ tính giá thành là kỳ cung cấp dịch vụ. Khi nào dịch vụ hoàn thành từng hợp đồng đặt hàng, kế toán mới tính giá thành cho hợp đồng đó. Khi có khách hàng ký hợp đồng đặt hàng, kế toán trên cơ sở hợp đồng mở bảng tính giá thành cho hợp đồng đó. Cuối tháng hoặc kết thúc hợp đồng, kế toán tính toán, tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp được từ các đội vận tải.

Sau khi tập hợp chi phí vào tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán tiến hành giá thành

Phương pháp tính:

Chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng nào thì tập hợp cho đơn đặt hàng đó. Các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì kế toán phải tập hợp sau đó phân bổ cho từng đơn hàng, tiêu thức phân bổ dựa vào tình hình thực tế.

Cuối kỳ kế toán, tất cả đơn hàng chưa hoàn thành đều là chi phí sản xuất dở dang

Chỉ tính giá thành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành:

Giá thành đơn hàng = CP SX dở dang đầu kỳ + CP SX phát sinh trong kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành dịch vụ vận tải (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần vận tải biển Bắc - NOSCO (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w