Việc lập kế hoạch Kiểm toán bao gồm các bước công việc sau:
Một là, thu thập thông tin về hoạt động của khách hàng:
Các Kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin chung về khách hàng như giấy phép hoạt động kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động, tổng số vốn kinh doanh, vốn đầu tư, số vốn vay, thời gian hoạt động, các thông tin về Ban Giám đốc, các đơn vị thành viên…
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin chung về khách hàng, Kiểm toán viên sẽ xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, và rút ra những vấn đề cần chú trọng trong cuộc Kiểm toán.
Hai là, tìm hiểu về hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng:
Đối với việc tìm hiểu hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng, Kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin về môi trường Kiểm soát, các thủ tục Kiểm soát được áp dụng, và xem xét các thủ tục kiểm soát đó có được thiết lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản hay không. Đồng thời, kiểm toán viên sẽ thu thập các
chính trong năm Kiểm toán. Ngoài ra, Kiểm toán viên cũng rất chú ý các giao dịch và các nghiệp vụ có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC; ảnh hưởng của Công nghệ thông tin và hệ thống máy tính đến công tác kế toán của đơn vị.
Ba là, đánh giá trọng yếu và rủi ro:
Căn cứ vào các thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng cũng như tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên phân tích và đánh giá tính trọng yếu của từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. AASC đã xây dựng được phương pháp cũng như căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất trong toàn công ty.
Sau khi tính toán ra được mức trọng yếu tuyệt đối, tùy theo khách hàng, tùy theo bản chất của từng khoản mục mà mức trọng yếu được phân bổ cho các khoản mục theo cách khác nhau.
Việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch của AASC được kiểm toán viên thực hiện đánh giá đối với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, đồng thời thể hiện kết quả đánh giá đó trong kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Bốn là, xác định nhu cầu nhân sự và thời gian kiểm toán:
Căn cứ vào các thông tin thu thập được, trưởng nhóm Kiểm toán sẽ xác định nhu cầu nhân sự và phân công công việc cho từng Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán.
Năm là, tổng hợp kế hoạch Kiểm toán tổng thể:
Trong bước này, Kiểm toán viên thực hiện tổng hợp kế hoạch Kiểm toán trong đó xác định mứ rủi ro, mức trọng yếu, phương pháp Kiểm toán, các thủ tục Kiểm toán đối với khoản mục quan trọng.