VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC NƯỚC ASEAN

Một phần của tài liệu Chuong 8 ppt (Trang 34 - 39)

II ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚ

VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC NƯỚC ASEAN

b. Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lố

VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC NƯỚC ASEAN

Thân thiện Hợp tác

Việt Nam gia nhập ASEAN tại Brunei ngày 28/7/1995.

* Giai đoạn 1996-2008: Bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đại hội VIII (6-1996) chủ trương tiếp tục mở rộng quan hệ đối

ngoại, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị, khu vực và quốc tế.

So với Đại hội VII, chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII có các điểm mới:

+ Chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. + Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác. + Quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ.

+ Lần đầu tiên, Đảng đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

- Nghị quyết TƯ 4 khoá VIII (12-1997) chỉ rõ:

+ Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài.

+ Tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO.

+ Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA…

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4-2001) khẳng định:

+ Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế với một tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

+ Chủ trương xây dựng quan hệ đối tác được đề ra ở Đại hội IX đánh dấu bước phát triển mới về chất trong tư duy đối ngoại của Đảng.

- Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị (11-2001) về Hội nhập kinh tế

quốc tế. Nghị quyết đề ra 9 nhiệm vụ và 6 biện pháp tổ chức thực

hiện quá trình hội nhập KTQT.

- Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (7-2003) của Đảng về nguyên

tắc xác định đối tác đối tượng:

+ Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ đối ngoại hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của Việt Nam.

+ Bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của CMVN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh.

- Hội nghị Trung ương 9 khoá IX (01/2004) nhấn mạnh yêu cầu

chúng ta phải chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của mọi lợi ích cục bộ làm chậm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đại hội lần thứ X (4-2006) Đảng chủ trương: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

+ Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển.

+ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là quyết tâm của Đảng, Nhà nước, của toàn dân, toàn xã hội.

+ Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Chuong 8 ppt (Trang 34 - 39)