Đảm bảo nhu cầu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động (Trang 58)

Quá trình canh tranh và hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển kinh doanh dài hạn cho công ty. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh của công ty DVVTSG còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, sự lớn mạnh của công ty thể hiện trên cả hai phương diện : công nghệ và trình độ quản lý, trong đó trình độ quản lý phải được đặt lên đúng tầm của nó vì công nghệ hiện đại mà đi kèm với nó là sự quản lý tồi thì sẽ gây lãng phí, thiệt hại rất lớn. Vì vậy, để có được đội ngũ cán bộ và nhân viên đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì phải có những giải pháp sau:

Một là, đổi mới cơ cấu lao động cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ theo tính chất công việc

Hiện nay tại công ty DVVTSG, số lượng lao động phục vụ cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ là 30 người. Tuy nhiên đa phần là đội ngũ xuất thân từ điện thoại viên tổng đài 108, từ tiếp thị đến kỹ thuật nên thật sự chưa chuyên nghiệp trong việc sản xuất và bán dịch vụ. Theo tác giả cần phải đổi mới cơ cấu lao động theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá nhằm mục đích tạo ra những dịch vụ có chất lượng phục vụ khách hàng. Nguồn lao động có thể tuyển mới nhưng cách hay nhất là tận dụng nguồn tại chỗ và đưa đi đào tạo chuyên sâu bởi ít nhiều họ đã hiểu được nền văn hoá công ty nhưng hơn hết là đã có thời gian phục vụ lâu dài tại doanh

nghiệp, tránh trường hợp vừa hết thời gian học việc thì nghỉ đối với lao động tuyển mới.

Như vậy, công ty DVVTSG cần đổi mới cơ cấu lao động cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ theo tính chất công việc theo hướng phân theo từng loại hình chuyên môn như quản lý kỹ thuật, phân tích thiết kế sản phẩm, quản trị cơ sở dữ liệu, thiết kế giao diện, mỹ thuật lập trình thiết kế, xây dựng nội dung kiểm tra chất lượng, tiếp thị và xúc tiến thương mại mà hiện nay, sự phân bố lao động không hợp lý. Thứ nhất, mảng phân tích thiết kế sản phẩm hoàn toàn không có. Muốn vậy cần phải có một người chuyên về lĩnh vực này. Thứ hai, để tiến tới việc tạo ra sản phẩm/ dịch vụ đưa lên trang web của doanh nghiệp cần phải có bộ phận thiết kế giao diện, mỹ thuật. Thứ ba, nên tăng cườngï cho mảng lập trình để tránh tình trạng quá tải cũng như tạo thêm nét mới cho dịch vụ. Thứ tư là mảng thiết kế xây dựng nội dung lâu nay còn để ngỏ. Và cuối cùng là chính những người quản lý đảm trách luôn việc kiểm tra chất lượng dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ cho doanh nghiệp. Bảng ước tính nhu cầu lao động của công ty DVVTSG đến 2015 dưới đây có thể giải quyết được tình trạng trên.

Bảng 16:Ước tính nhu cầu lao động của công ty DVVTSG đến 2015 Loại hình chuyên môn Số lượng

Quản lý 10

Kỹ thuật 7

Phân tích thiết kế sản phẩm/dịch vụ 5

Quản trị cơ sở dữ liệu 4

Thiết kế giao diện, mỹ thuật 6

Lập trình 10

Số hoá dữ liệu 3

Thiết kế xây dựng nội dung 8

Kiểm tra chất lượng 5

Tiếp thị và xúc tiến thương mại 20

Tổng số 78

Hai là, chuyên môn hoá đội ngũ kinh doanh dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động.

Để kinh doanh có hiệu quả dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ thì theo tác giả, doanh nghiệp cần thành lập các bộ phận chuyên trách, một mặt bảo đảm tính thông suốt trong quá trình triển khai tác nghiệp, mặt khác nếu có sự phân công phân nhiệm cụ thể sẽ đạt được hiệu quả cao. Cụ thể chia làm 4 bộ phận, mỗi bộ phận do trưởng bộ phận phụ trách: bộ phận đối tác chuyên đi ký kết với các đài truyền hình trung ương, địa phương cũng như các công ty quảng cáo, cơ quan thông tấn báo chí… để chạy dịch vụ; bộ phận thứ hai chuyên về ý tưởng dịch vụ, copyright phục vụ cho việc sản xuất ra

chuyên làm nhạc chuông hình ảnh; và bộ phận thứ tư là kinh doanh làm các công việc về tài trợ giải thưởng, thống kê doanh thu sản lượng.

Ba là, tăng cường hoạt động đào tạo.

Công ty DVVTSG cần tiến hành lựa chọn các chuyên ngành và chương trình đào tạo trọng tâm như kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ, marketing và đặc biệt là quản lý với đủ các hình thức đào tạo như ngắn hạn, dài hạn, phổ cập cũng như chuyên sâu cho nguồn nhân lực của mình với mục đích hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị đủ điều kiện cạnh tranh và cạnh tranh tốt với các đối thủ.

3.2.2. Bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty DVVTSG là một thành viên của Bưu điện Tp. Hồ Chí Minh. Nguồn vốn mà doanh nghiệp được phân bổ để hoạt động căn cứ vào qui mô của doanh nghiệp. Với số vốn được phân bổ ước khoảng 120 tỉ đồng, đơn vị nằm trong nhóm doanh nghiệp có qui mô về vốn lớn hơn 100 tỉ . Tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ nhiều hơn nữa nhưng rõ ràng hiện nay doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng.

Với vị thế của mình, công ty DVVTSG có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhưng về mặt cơ chế vẫn còn nhiều điều bất cập. Theo tác giả, doanh nghiệp có thể kêu gọi hình thức hợp tác với các đối tác thông qua góp vốn đầu tư xây dựng hệ thống SMS gateway, kế đến sẽ hợp tác mang tính chiến lược lâu dài với họ về khai thác dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ ( ví dụ hợp tác với đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh); hoặc có thể mời đối tác tài trợ giải thưởng cho các chương trình trò chơi bình chọn giải trí trên các phương tiện truyền thông đại chúng để chia sẻ bớt kinh phí từ nguồn vốn được phân bổ; Phối hợp với đối tác mua bản quyền truyền

hình về các trò chơi trên truyền hình, cùng chia sẻ lợi nhuận thu được qua hình thức nhắn tin SMS…v.v…

Như vậy, công ty DVVTSG cần thêm nhiều vốn để đầu tư cho ngành dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ của mình. Với hệ thống SMS gateway hiện đang thuê của công ty công nghệ truyền thông Biển Xanh như hiện nay, doanh nghiệp không thể chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong năm 2008, ngoài nguồn vốn đã được phân bổ như đề cập trên, doanh nghiệp cần ít nhất 2 tỉ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ qua SMS. Cụ thể như sau:

Một là, vốn cho hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển

Điều dễ nhận thấy nhất là công ty DVVTSG không đầu tư cho lĩnh vực này. Bởi như đã đề cập, tất cả phần nội dung cũng như hệ thống SMS gateway đều hợp tác với công ty Biển xanh và mảng nghiên cứu phát triển bị bỏ ngỏ. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không đủ tiềm lực để cạnh tranh với các đối thủ trong gần 2 năm qua, kể từ khi dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ của doanh nghiệp ra đời. Theo tác giả, doanh nghiệp cần phân bổ nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động này mà cụ thể là thành lập “một vườn ươm tài năng” cho dịch vụ này. Đầu tư có hiệu quả cho các hoạt động nghiên cứu nội dung, cử đội ngũ làm dịch vu này đi học, nghiên cứu tại các quốc gia phát triển mạnh dịch vụ này như Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…để nắm bắt cái hay, công nghệ kinh doanh của họ.Do đặc thù của dịch vụ luôn hướng đến cái mới, cái độc đáo nên phải chú trọng đến hoạt động nghiên cứu về nội dung cũng như hình thức. Từ kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp tiến hành triển khai và phát triển nó thành sản phẩm/dịch vụ cho đơn vị mình.

Hai là, vốn để đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ qua SMS

Như đã trình bày ở các phần trước, hiện công ty DVVTSG đang hợp tác với công ty Biển xanh trong việc khai thác dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ qua SMS. Việc hợp tác dựa trên cơ sở ăn chia doanh thu cước thu từ khách hàng nhắn tin vào hệ thống cho các chương trình bình chọn giải trí, thông tin thuơng mại.

Tuy nhiên với chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như tạo cho doanh nghiệp vị thế nhất định trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ mà mình đang cung cấp, một mặt công ty phải đầu tư hệ thống SMS gateway; mặt khác phải đầu tư phần mềm chạy chữ trên các kênh truyền hình nếu không muốn “theo chân” các đối thủ cạnh tranh.

Theo tác giả, công ty DVVTSG cần phải đầu tư một số hạng mục như sau:

Bảng 17: Ước tính nguồn vốn đầu tư cho việc mua sắm máy chủ:

STT Tên máy chủ Cấu hình Đơn giá (triệu đồng)

1 Máy chủ SMS Gateway 01 CPU 2.4GHz, 1GRAM, 40G HDD 48 2 Máy chủ Application Server 01 CPU 2.4GHz, 2GRAM, 80G HDD 56 3 Máy chủ Cơ sở dữ liệu (tùy chọn) 01 CPU 2.4GHz, 1GRAM, 80G HDD 56 Tổng cộng 160

Bảng 18: Ước tính nguồn vốn đầu tư mua sắm thiết bị mạng: STT Tên máy chủ Chức năng Số lượng Đơn giá ( triệu đồng) Thành tiền 1 Router 4 cổng Thực hiện kết nối cho cả 4 đường 01 112 112 2 Router 1 cổng Lắp đặt tại các mạng di động 04 64 256 3 Modem Dùng riêng từng cặp cho mỗi đường truyền 08 14,4 115,2 Tổng cộng 483,2

Bảng 19: Ước tính nguồn vốn đầu tư mua sắm phần mềm:

STT Danh mục Số lượng Đơn giá ( triệu đồng) Thành tiền 1 SMS Gateway 02 48 96 2 Application Server 02 48 96 3 Công cụ quản trị 01 64 64

4 Cài đặt chuyển giao 01 32 32

5 Tư vấn triển khai ban đầu 01 32 32

6 Phần mềm chạy chữ trên TV 01 128 128

Bảng 20: Ước tính nguồn vốn đầu tư lắp đặt đường truyền: STT Đường truyền Băng

thông Mục đích sử dụng Chi phí ( triệu đồng) 1 Cty DVVTSG- VinaPhone 2Mps Kết nối Internet 5

2 Cty DVVTSG- Vietel 2Mps Kết nối Vietel 5

3 Cty DVVTSG- VMS 2Mps Kết nối VMS 5

4 Cty DVVTSG- S-FONE 256Kps Kết nối S-Fone 2

Tổng cộng 17

Như vậy với tổng vốn đầu tư khoảng khoảng 1,1082 tỉ đồng cho các hạng mục trên, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác. Bên cạnh đó vị thế của doanh nghiệp sẽ dần được khẳng định, doanh thu thu được từ khách hàng sẽ tăng, lợi nhuận từ đó sẽ phát triển.

3.2.3. Đảm bảo kỹ thuật công nghệ, ổn định cơ sở hạ tầng

Như đã trình bày ở chương 2, công nghệ là một trong những chỉ tiêu để nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ. Hiện nay, công ty DVVTSG đang sử dụng hệ thống tổng đài Mucos để kinh doanh khai thác dịch vụ. Tuy nhiên hệ thống này chỉ thích hợp với việc xử lý các chương trình dạng thoại (voice), còn xử lý dạng SMS mà dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ là đại diện vẫn còn hạn chế.

Đứng trước tình hình cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, theo tác giả, công ty cần đầu tư đón đầu công nghệ mới, cụ thể là sử dụng công nghệ Smart Messaging Gateway (SMGW) cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ mà doanh nghiệp đang khai thác.

Theo khảo sát của tác giả thì hiện nay, các mạng ĐTDĐ GSM đều có sử dụng các trung tâm nhắn tin SMSC có hỗ trợ chuẩn SMPP cho các thực thể ngoài mạng kết nối gửi nhận tin nhắn. Tại Việt Nam, 3 mạng di động lớn nhất hiện nay là VinaPhone, MobiFone, và VietTel Mobile đều sử dụng giao thức SMPP phiên bản 3.4 hỗ trợ hầu hết các thể loại tin nhắn text và binary (ringtone, logo, ota wappush,…).

Vì vậy để cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên nền SMS, SMGW có vai trò rất quan trọng, nó là thành phần kết nối đến mạng ĐTDĐ, là cầu nối SMS giữa dịch vụ với thiết bị đầu cuối. Công nghệ này cho phép thực hiện hai chức năng cơ bản là nhận và gởi tin nhắn. Đối với chức năng nhận tin nhắn: SMSGW được gán các số dịch vụ, các bản tin từ mạng di động tới các số dịch vụ này đều được chuyển tiếp tới SMSGW qua các kết nối SMPP. Tại đây tin nhắn được phân loại và chuyển tới các trung tâm cung cấp dịch vụ tương ứng; riêng chức năng gửi tin nhắn: doanh ngiệp cung cấp dịch nội dung số trên ĐTDĐ sau khi xử lý tin nhắn xong sẽ trả kết quả cho khách hàng qua kênh gửi tin nhắn của SMGW. Ngoài ra, SMGW cũng hỗ trợ khả năng gửi tin nhắn từ Internet ra mạng ĐTDĐ.

Công nghệ này cho phép nhà cung cấp dễ dàng đóng mở các kết nối đến các SMSC hoặc SMS Gateway của mạng di động. Nó có khả năng tự phục hồi kết nối trong trường hợp có sự cố: Tính năng này đảm bảo sự thông suốt tối đa của hệ thống với mạng di động. Các kết nối có thể được tự phục hồi ngay sau khi sự cố được khắc phục tối tối đa 10 giây. Với năng lực xử lý khoảng 150.000 tin nhắn một giờ trong điều kiện băng thông đường truyền, cấu hình phần cứng đáp ứng yêu cầu, công ty DVVTSG sẽ chủ động hoàn

toàn và nâng cao vị thế của mình trong việc cung cấp dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ trên thị trường, năng lực cạnh tranh được nâng lên đáng kể.

3.2.4. Thực hiện các hoạt động marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ tranh cho dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ

Để thực hiện hoạt động này, công ty cần thực hiện các vấn đề sau: Thứ nhất là, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cụ thể như

- Cải thiện chức năng bình chọn giải trí của hệ thống.

Bình chọn giải trí là một loại hình dịch vụ đang rất phổ biến hiện nay, dịch vụ này cung cấp cho khách hàng dựa trên việc tiếp nhận các tin nhắn dự đoán SMS. Mỗi dịch vụ bình chọn được xác định bởi một kịch bản bình chọn bao gồm các thông số như thời gian đóng mở dịch vụ,cú pháp truy cập dịch vụ, số dịch vụ, các giá trị tham số bình chọn. Nếu doanh nghiệp chú trọng vào việc cải thiện chức năng bình chọn giải trí của hệ hống, dịch vụ nội dung số trên mạng ĐTDĐ như thay đổi kịch bản liên tục nhằn tránh sự nhàm chán; cú pháp dễ nhớ, dễ hiểu sẽ giúp khách hàng dễ dàng tham gia các chương trình hơn; đảm bảo tính trung thực trong việc đóng/mở hệ thống nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng của trò chơi và người tham gia. Đó là những yếu tố chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ.

- Nâng cao chức năng tải nội dung đa phương tiện Ringtone, Logo

Ringtone, logo, nhạc, hình là các bản tin data EMS và đa phương tiện MMS. Khách hàng lựa chọn nội dung và gửi tin nhắn tới dịch vụ để yêu cầu tải về máy. Với những yêu cầu hợp lệ, hệ thống đóng gói dữ liệu theo các chuẩn và gửi trả lại cho khách hàng.

Với các bản tin MMS dựa trên Wappush, đầu cuối của khách hàng phải được cài đặt GPRS, file dữ liệu phải được đặt trên Website hệ thống. Người sử dụng sau khi nhận được URL của nội dung sẽ kết nối GPRS để tải về máy.

Như vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ nội dung số trên ĐTDĐ thì công ty phải thực hiện đồng bộ về cải tiến kịch bản bình chọn. Đa phần khách hàng khi tải nhạc chuông, hình nền… đều chuộng nhạc đa âm và hình động. Muốn tạo ra các sản phẩm/dịch vụ có chất lượng, công ty DVVTSG cần nâng cao khả năng biên tập tin, đưa ra ý tưởng mới liên tục để đưa hàm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ nội dung số trên điện thoại di động (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)