nhân viên của ngân hàng
Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị và trong hoạt động cho vay. Những quyết định cho vay hay không, thu hồi nợ, gia hạn nợ.. là do con người quyết định chứ không phải một máy móc nào cả. Vì vậy mà hoạt động ngân hàng rất cần những cán bộ nhân viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo phải có một trình độ nhất định trong nhiều lĩnh vực, phải không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức của mình và phải có óc sáng tạo trong công việc, có trách nhiệm tinh thần tập thể vì lợi ích của Chi nhánh.
Hơn nữa khi khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh , người trực tiếp làm việc với họ đó là cán bộ của ngân hàng, đây là đội ngũ quan trọng quyết định đến uy tín và tạo hình ảnh đẹp về Chi nhánh. Chính vì thế tác phong làm việc, năng lực, trình độ hiểu biết cũng như thái độ phục vụ, giao tiếp của cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ nghiệp vụ là một trong những nhân tố tạo nên sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh.
Chi nhánh là một đơn vị được thành lập chưa lâu cho nên đội ngũ cán bộ
hầu hết là còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Để quản lí an toàn vốn tín dụng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh đòi hỏi Chi nhánh cần sớm áp dụng tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng. Một cán bộ tín dụng giỏi đó là một cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, nhạy bén có cái nhìn tổng quát, biết phân tích và có óc phán đoán để nắm bắt và xử lí thông tin kịp thời và am hiểu pháp luật. Vì thế mà Chi nhánh phải tuyển chọn những cán bộ thực sự có năng lực, Chi nhánh phải bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ một cách hợp lí, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong thời kỳ mới.
Không những đào tạo mà Chi nhánh còn phải áp dụng các hình thức thưởng, phạt xứng đáng để bản thân mỗi cán bộ có trách nhiệm và hào hứng với công việc, như vậy thì mỗi cán bộ mới nhanh hoàn thiện mình và cống hiến hết nhiệt huyết cho Chi nhánh.
5. Nâng cao việc kiểm tra thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án
Khi cho vay hay trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải kiểm tra, thẩm định khoản vay đó. Thẩm định dự án là khâu đầu tiên then chốt trong công tác tín dụng. Việc thẩm định là để kiểm tra khẳng định lại những vấn đề liên quan đến dự án xem có sai so với thực tế hay không và có phù hợp với các điều khoản cho vay của ngân hàng hay không, sau đó mới đi đến kết luận có cho vay hay không. Cần coi trọng sự mở rộng quy mô phải đi đôi với việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
Hiện nay Chi nhánh đã có phòng thẩm định riêng, tuy nhiên mới thành lập, văn bản pháp lý cho mọi hoạt động của phòng và số cán bộ còn thiếu, chưa thực hiện được hết những mục tiêu mà Ban lãnh đạo Chi nhánh giao. Mà trên thực tế thì những thông tin về khách hàng, về thị trường và xu hướng tương lai của nền kinh tế là những vấn đề rất khó nắm bắt và phân tích. Do đó mà việc nắm bắt thông tin của cán bộ tín dụng sẽ rất khó khăn, khó mà có thông tin được đầy đủ, do đó cần có một đội ngũ cán bộ hiểu biết có năng lực trình độ thực sự để việc cung cấp thông tin thẩm định được hiệu quả, chính xác.
Ngoài ra cán bộ thẩm định phải có trình độ nghiệp vụ, và tầm hiểu biết rộng về thị trường để có thể phân tích đánh giá về tính khả thi và hiệu quả của dự án một
cách chính xác nhất. Để có một khoản vay tốt thì cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định phải liên kết và cung cấp các thông tin cho nhau, cùng nhau xem xét khoản vay để đưa ra quyết định đúng nhất.
Đối với các dự án lớn, phức tạp nên được xem xét tập trung thông qua một hội đồng thẩm định có đủ số lượng các chuyên gia trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thực tế để đảm bảo năng lực xem xét đánh giá tương đối chuẩn xác về các mặt nội dung của dự án. Từ đó Chi nhánh sẽ có những khoản vay tốt, Chi nhánh ít gặp rủi ro hơn và có thể mở rộng cho vay sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.
6. Hoàn thịên cơ chế, chính sách cho vay sản xuất kinh doanh
Đường lối kinh tế kinh tế của Đảng hiện nay rất coi trọng sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, giải phóng triệt để lực lượng sản xuất để mọi người dân đều có thể làm kinh tế. Mặc dù vậy trong thời gian vừa qua từ chủ chương đường lối đến việc tổ chức thực hiện vẫn còn có khoảng cách khá lớn. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất, hay các hợp tác xã vẫn còn bị đối xử phân biệt, hình ảnh của kinh tế ngoài quốc doanh trong nhận thức xã hội còn chưa tương xứng với vai trò, vị trí của nó, tất cả những điều này đã làm cho kinh tế ngoài quốc doanh phát triển không tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Để khai thác triệt để tiềm năng của các thành phần kinh tế này thì Chi nhánh phải tìm mọi cách cải tiến cơ chế, chính sách cho vay theo hướng đơn giản, thuận lợi, phù hợp với đặc điểm của đối tượng vay vốn, nhưng đồng thời vẫn phải bảo đảm các yếu tố cần thiết trong quản lí cho vay, thu nợ và trong chính sách chung của toàn ngành ngân hàng.
Đối với những khách hàng đã giao dịch với Chi nhánh, khi đến giao dịch có thể đơn giản hơn về thủ tục so với khách hàng mới. Việc đơn giản hoá sẽ làm cho khách hàng không ngần ngại khi đặt quan hệ vay vốn với Chi nhánh lần nữa và khi quan hệ với khách hàng cán bộ ngân hàng cần tỏ rõ cho khách hàng biết tầm quan trọng của các giấy tờ để khách hàng có thể cung cấp các thông tin một cách chính xác và đầy đủ, có như vậy thì ngân hàng mới dễ dàng hơn khi cho vay.
Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong công tác cho vay của Chi nhánh nói chung là sự thiếu thông tin một cách chính xác từ người vay vốn, từ thị trường và từ dự án.
Tình hình hiện nay cho thấy thị trường ngày càng bất ổn khó lường, khó dự đoán. Vì thế ngân hàng phải tìm mọi cách để hạn chế rủi ro như thực hiện tốt các hình thức bảo đảm, tăng tỷ trọng vốn tham gia của chủ sở hữu, khai thác triệt để các thông tin về khách hàng. Khi đã nắm bắt được các thông tin về khách hàng, Chi nhánh dự đoán thấy khoản vay đó có vấn đề thì có thể phòng ngừa hoặc hạn chế bằng cách trích lập quỹ dự phòng rủi ro, quỹ dự phòng rủi ro sẽ tạo cảm giác yên tâm hơn đối với những rủi ro có thể sảy ra trong quá trình kinh doanh.
Hơn nữa khi dự báo khoản vay có vấn đề thì Chi nhánh có thể chủ động và có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Chi nhánh phải có những chính sách xử lí các khoản nợ có vấn đề một cách tốt nhất, làm sao có lợi nhất cho cả hai bên. Trước khi áp dụng, xử lí khoản vay có vấn đề Chi nhánh cần phải tìm hiểu kĩ xem khách hàng đó, năng lực đạo đức của khách hàng rồi mới áp dụng các biện pháp thích hợp. Tóm lại để việc phòng ngừa rủi ro hiệu quả thì Chi nhánh phải trang bị các cơ sở vật chất hiện đại để việc thu thập thông tin một cách nhanh và chính xác nhất. Mặt khác Chi nhánh cần tạo quan hệ tốt với khách hàng, với các cơ quan chức năng để họ có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, như vậy mới an toàn trong cho vay.
III.Một số kiến nghị
1.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Là cơ quan lãnh đạo, điều hành trực tiếp hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT, NHNo&PTNT cần dành sự quan tâm nhất định tới việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh trong chính sách khách hàng trong thời gian tới.
Hiện nay tại các Ngân hàng vấn đề vốn để cho vay thì không thiếu, trong khi đó tại các doanh nghiệp thì đang rất thiếu vốn, đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó nhiều doanh nghiệp lại khó khăn trong việc hội đủ các điều kiện để vay vốn trực tiếp tại các Ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do cơ chế cho vay còn khoảng cách giữa doanh nghiệp quốc doanh và các thành
phần kinh tế khác và do trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế nên chưa mạnh dạn cho vay tín chấp đối với các dự án khả thi đã gây khó khăn cho việc vay vốn của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp không đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà các Ngân hàng cần sớm thực hiện một cơ chế cho vay như nhau đối với các thành phần kinh tế và nâng cao hơn năng lực cán bộ tín dụng.
NHNo&PTNT cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay, quy chế cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phù hợp với đối tượng cho vay vốn có tính đặc thù như doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể như: yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh cần được nghiên cứu thêm để có thể giảm xuống (hiện nay tỷ lệ này là 20% với vốn vay ngắn hạn, 30% với vốn vay trung- dài hạn) để phù hợp với điều kiện thực tế của mọi thành phần kinh tế - đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh - năng động, linh hoạt trong kinh doanh nhưng bị hạn chế về vốn và khả năng vay vốn Ngân hàng.
2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước có vai trò rất quan trọng, là Ngân hàng của các Ngân hàng, là cơ quan có chức năng đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, là cơ quan ban hành các văn bản, nội qui, quy chế cho các ngân hàng thương mại. Do đó để nâng cao hiệu quả cho vay ở Chi nhánh NHNo&PTNT:
Ngân hàng nhà nước nên hoàn thiện hơn nữa những văn bản luật và dưới luật, Ngân hàng nhà nước cần tạo ra một môi trường hành lang pháp lí thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt, không phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế. Ngân hàng nên chỉnh sửa, bổ sung các luật, văn bản đã ban hành sao cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho việc vay vốn của các doanh nghiệp được hiệu quả nhất.
Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, phòng ngừa tổn thất.
Cần có những chính sách ưu tiên với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: hỗ trợ thành lập, hỗ trợ phát triển ban đầu với lãi suất thấp, sau một thời gian doanh nghiệp ổn định thì áp dụng mức lãi suất như các doanh nghiệp khác, giúp
doanh nghiệp có thể xây dựng một dự án khả thi, đồng thời cũng nâng chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng Ngân hàng.
3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan liên quan
Tiếp tục ban hành một số văn bản pháp quy hỗ trợ sự phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Một số văn bản pháp qui phải tiếp tục được ban hành nhằm: Khẳng định tầm quan trọng của sự phát triển của mọi thành phần kinh tế đối với sự phát triển của kinh tế đất nước, hỗ trợ toàn diện cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của mọi thành phần kinh tế.
Nhà nước cần đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp, các doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ tạo sinh lực hoạt động thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng với hiệu quả cao hơn, từ đó dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng. Ngân hàng có thể yên tâm khi cho vay vốn vì khách hàng có triển vọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì các doanh nghiệp cổ phần hoá có bộ máy quản lý năng động sáng tạo, hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên buộc phải làm ăn có hiệu quả, không thể trông chờ vào những cứu cánh khác. Để đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá nhà nước cần nhanh chóng ban hành luật hoặc pháp lệnh chuyển đổi trong sở hữu, đơn giản hoá trong thủ tục hành chính như: Đăng ký giấy phép kinh doanh, đăng ký con dấu có như vậy mới góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thẩm định dự án của ngân hàng.
Chính phủ nới lỏng hơn các quy định về thế chấp tài sản trong quan hệ tín dụng, miễn là đảm bảo được 3 điều kiện: dự án có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín trong quan hệ vay vốn với Ngân hàng.
Xây dựng dự án, đàm phán thu hút tài trợ của nước ngoài, các tổ chức quốc tế về: đào tạo nâng cao trình độ quản lí kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp Việt Nam; xây dựng và cung cấp thông tin thị trường thế giới cho các doanh nghiệp, giúp đỡ về công nghệ, hợp tác kinh doanh, tài trợ vốn ban đầu thành lập doanh nghiệp.
Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn ngân hàng.
Kết luận
Gần 20 năm thực hiện đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được cải thiện đã khiến cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng trở nên sôi động. Do hoạt động ngân hàng ở Việt nam phát triển chậm, kinh nghiệm, trình độ quản lý còn yếu và quy mô hoạt động còn nhỏ nên hiện nay các ngân hàng Việt Nam đang chịu một áp lực rất lớn về cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Chính phủ Việt Nam và các ngân hàng thương mại Việt nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tăng tiềm lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng song do xuất phát điểm còn quá thấp nên các ngân hàng Việt nam hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Bài viết này đã tổng hợp cơ sở lý luận về cho vay sản xuất kinh doanh và đã phân tích thực trạng tình hình cho vay sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose (Bản dịch của Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Long, Nguyễn Đức Hiển)
2.Ngân hàng thương mại – Quản trị và nghiệp vụ – TS.Phan Thị Thu Hà - TS.Nguyễn Thị Thu Thảo.
3.Nghiệp vụ ngân hàng trung ương – Hoàng Xuân Quế.
4.Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng (tháng 1/1998) 5.Lịch sử Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
6.Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2001-2004, báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2004 của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
Mục lục
Lời nói đầu ... 1
Mục lục ... 2
Chương I: Cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại ... 4
I.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại ... 4
1.Khái niệm về Ngân hàng thương mại ... 4
2.Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại ... 6
2.1.Huy động vốn ... 6
2.2.Sử dụng vốn ... 7
2.3.Hoạt động trung gian ... 7
II.Cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại ... 8