I. Ren và cách quy −ớc ren.
5. Cách ghi kí hiệu các loại ren.
Ren đ−ợc ký hiệu theo tiêu chuẩn. Trong ký hiệu ren phải thể hiện đ−ợc các yếu tố của ren gồm profin ren, kích th−ớc của ren (đ−ờng kính ngoài, b−ớc ren) h−ớng xoắn và số đầu mối…
a. Profin ren
Đ−ợc ký hiệu bằng chữ viết tắt tên gọi của loại ren. Ví dụ : M,Tr ,G,R,S,Sq
b. Kích th−ớc ren
Phải ghi là đ−ờng kính ngoài và b−ớc xoắn, hai con số này viết cách nhau bằng dấu (x).
Ví dụ :
M10x1; Tr10x2; G1”
c. Kí hiệu ren
Đ−ợc ghi trên đ−ờng kính th−ớc t−ơng ứng với đ−ờng kính ngoài của ren.
d. Ren trái thì ghi chữ “LH” ở cuối ký hiệu ren. Nếu ren có nhiều đầu mối thì
ghi b−ớc ren P trong ngoặc đơn đặt sau b−ớc xoắn. Ví dụ: Tr20x2 LH; M20x2(P1)
Tr24x3(P1)-LH
6. Các chi tiết ghép.
- Bulông:
Hình 88
Bulông gồm 2 phần, phần thân có ren và phần đầu có hình sáu cạnh đều hay bốn cạnh đều. Căn cứ theo chất l−ợng bề mặt, bulông đ−ợc chia ra ba loại: bulông tinh, bulông nửa tinh và bulông thô.
Kí hiệu của bulông gồm có: Tên gọi, kí hiệu ren (profinren, đ−ờng kính ngoài d) chiều dài L và số hiệu tiêu chuẩn của bulông. Ví dụ: M10x80.
- Đai ốc:
Đai ốc là chi tiết dùng để vặn vào bulông hay vít cấy. Căn cứ vào chất l−ợng bề mặt đai ốc chia ra làm 3 loại: đai ốc tinh, đai ốc nửa tinh và đai ốc thô.
Kí hiệu: đai ốc kí hiệu gồm tên gọi, kí hiệu và kích th−ớc ren số hiệu tiêu chuẩn. Ví dụ: Đai ốc M10
- Vít cấy:
Vít cấy là chi tiết hình trụ hai đầu có ren, một đầu để vặn vào lỗ ren của một chi tiết bị ghép và đầu kia để vặn đai ốc.
Vít cấy thông dụng chia ra 2 loại : Kiểu A không có rãnh thoát dao, kiểu B có rãnh thoát dao.
Kí hiệu : tên gọi, kiểu, loại, kí hiệu ren, chiều dài vít cấy và số hiệu tiêu chuẩn. Ví dụ : Vít cấy A1-M20x100
(Hình 90)
- Vít:
(Hình 91)
Vít bao gồm phần thân có ren và phần đầu. Vít dùng để lắp ghép các chi tiết hay để định vị các chi tiết. Căn cứ vào hình dạng phần đầu, vít đ−ợc chia ra các loại: vít đầu chỏm cầu, vít đầu hình trụ, vít đầu chìm...
- Kí hiệu của vít gồm có : tên gọi, kí hiệu ren, chiều dài vít và số hiệu tiêu chuẩn.
- Vòng đệm:
(Hình 92)
Vòng đệm là chi tiết lót d−ới đai ốc để khi vặn chặt, đai ốc không làm hỏng bề mặt của chi tiết bị ghép, nhờ có vòng đệm lực ép của đai ốc đ−ợc phân bố một cách đều đặn.
Vòng đệm có các loại: vòng đệm tinh, vòng đệm thô, vòng đệm lò xo…Mặt khác còn có vòng đệm hãm.
Kí hiệu: Tên gọi, đ−ờng kính lỗ và số tiêu chuẩn. Ví dụ: Vòng đệm Φ10,5xΦ21x2.