PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI THUẬN PHÁO

Một phần của tài liệu Cờ tướng - Khai cuộc cẩm nang (Trang 64 - 65)

I. THẾ TRẬN PHÁO ĐẦU VỚI CÁC THẾ TRẬN ĐỐI CÔNG

A. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI THUẬN PHÁO

VỚI THUẬN PHÁO

Đây là kiểu chơi xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành các khai cuộc. Theo các nhà nghiên cứu, từ thế kỷ 12, sau khi người ta sáng tạo, cho mỗi bên hai Pháo, thì Cờ Tướng trở nên sôi nổi, hấp dẫn, đặc biệt là các trận đấu Pháo. Thế nhưng lý thuyết cổ điển đánh giá thấp kiểu chơi của bên đi sau, cho rằng Thuận Pháo không chống nổi

Pháo đầu. Ngày nay qua thực tiễn các danh thủ khẳng định Thuận Pháo đủ sức đối công, tranh hoành với Pháo đầu. Tư tưởng chiến lược của cả hai bên là tấn công, phản công chứ không phòng ngự.

[rheakaehr/9/1c2c4/p1p1p1p1p/9/9/P1P1P1P1P/1C2C4/9/RHEAKAEHR w - - - 2]

Sở dĩ gọi Thuận Pháo là vì khi bên đi tiên vào Pháo đầu bên nào thì bên hậu cũng vào Pháo đầu bên đó, hai Pháo vào đầu cùng chiều nhau. Chẳng hạn bên tiên đi 1. P2-5 thì bên hậu đối lại bằng 1...P8-5, còn nếu bên tiên đi 1. P8-5 thì bên hậu đi 1... P2-5 (xem hình). Thường một bên ra Xe thẳng (trực Xa) còn một bên ra Xe hoành (hoành Xa) hay ngược lại. Do đó, để dễ phân biệt người ta chia ra hai loại: Pháo đầu hoành Xe đối Thuận Pháo trực Xe và Pháo đầu trực Xe đối Thuận Pháo hoành Xe. Từ hơn ba thập kỷ gần đây các danh kỳ thay đổi phong cách chơi, vạch nhiều đường hướng rất mới trong thế trận của cả hai bên, do đó người ta còn phân biệt kiểu chơi cổ điển và kiểu chơi hiện đại. Tất cả sự phân biệt này có tính cách qui ước để dễ nghiên cứu mà thôi.

Một phần của tài liệu Cờ tướng - Khai cuộc cẩm nang (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)