Tăng mức độ dự phòng về cấu trúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư - độ tin cậy, đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới trung áp (Trang 67 - 70)

c. Khu vực mật độ phụ tải thấp: Tính toán số l−ợng, vị trí, loại TBĐC cần trang bị cho tuyến 35kV 373 sau trạm 110kV Bắc Quang (E22.3) Tuyến dây 373 có

5.2.2Tăng mức độ dự phòng về cấu trúc

Để tăng c−ờng độ tin cậy cung cấp điện, chẳng hạn theo chỉ tiêu giảm xác suất hỏng hóc của hệ thống có thể tạo xây dựng hệ thống có dự phòng.

Hệ thống dự phòng đ−ợc chia thành dự phòng cố định và dự phòng thay thế.

* Dự phòng cố định (liên tục) (hình 5.1) các phần tử dự phòng đ−ợc nối song song cố định với các phần tử làm việc trong suốt thời gian công tác của hệ thống. Tất cả các phần tử đ−ợc nối cố định, trong quá trình hỏng hóc không xảy ra đổi nối trong hệ thống và phần tử bị hỏng hóc xem nh− là đ−ợc tự động ngắt ra khỏi hệ thống.

Hình 5.1. Sơ đồ dự phòng cố định (liên tục)

Ph−ơng pháp dự phòng này có −u điểm là đơn giản và không làm gián đoạn công việc của hệ thống. Nh−ợc điểm của ph−ơng pháp dự phòng này là các phần tử dự phòng sẽ bị hao mòn vì cũng phải chịu tác động của tải cho dù có thể ít hơn trong suốt quá trình làm việc.

* Ph−ơng pháp dự phòng thứ hai là ph−ơng pháp thay thế. Khi xảy ra h− hỏng phần tử làm việc bị hỏng sẽ đ−ợc cắt ra và thay vào bằng phần tử dự phòng. Thao tác này có thể tự động hoặc bằng tay.

0 1 0 1

Tr−ớc khi đ−ợc đ−a vào làm việc các phần tử dự phòng có thể ở trạng thái mang tải nhẹ hoặc không mang tải để bảo toàn năng lực của các phần tử dự phòng và nâng cao độ tin cậy chung của hệ thống.

Ngoài ra để thay thế bất kỳ một phần tử công tác đồng loại này, có thể sử dụng một hoặc một số phần tử dự phòng. Dự phòng bằng ph−ơng pháp thay thế đòi hỏi một số thiết bị để kiểm tra trạng thái của các phần tử, để cắt các phần tử bị hỏng ra khỏi hệ thống và đ−a các các phần tử dự phòng vào làm việc. Nhóm thiết bị này đ−ợc ng−ời ta gọi chung là thiết bị đổi nối.

Các thiết bị đổi nối cũng có khả năng bị hỏng hóc do đó khi tính toán độ tin cậy của hệ thống cần xét đến những hỏng hóc của thiết bị đổi nối. Tùy theo chế độ làm việc của các phần tử dự phòng tr−ớc khi đ−a vào thay thế cho phần tử chính ng−ời ta chia làm ba loại chế độ dự phòng:

* Dự phòng mang tải : Phần tử dự phòng làm việc trong cùng một chế độ với phần tử chính không phụ thuộc vào thời điểm đ−a phần tử dự phòng vào làm việc.

* Dự phòng mang tải nhẹ: Các phần tử dự phòng tr−ớc khi đ−ợc đ−a vào thay thế cho phần tử chính có mang tải, nh−ng tải này yếu hơn tải của các phần tử chính. Độ tin cậy của phần tử dự phòng ở trạng thái mang tải nhẹ này có độ tin cậy cao hơn độ tin cậy của phần tử chính.

* Dự phòng không mang tải: Các phần tủ dự phòng đ−ợc tách khỏi hệ thống cho đến khi đ−ợc đ−a vào thay thế cho phần tử chính. Có thể nhận thấy rằng khi dự phòng cố định các dự phòng đều mang tải, còn khi dự phòng bằng ph−ơng pháp thay thế thì các phần tử dự phòng có thể ở một trong ba trạng thái mang tải đã xét trên đây.

Để tăng độ tin cậy của hệ thống có thể tổ chức dự phòng chung cho toàn hệ thống hoặc dự phòng riêng cho từng phần tử trong hệ thống. Độ tin cậy của hệ thống có dự phòng phụ thuộc và số phần tử dự phòng m đối với một phần tử công tác. Số m gọi là bội số dự phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư - độ tin cậy, đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện lưới trung áp (Trang 67 - 70)