II. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụđiện thoại cốđịnh giai đoạn từ năm
b. Kiểm định mô hình hàm dự báo
2.3. Phân tích, đánh giá sai số và lựa chọn phương án kết quả dự báo
+ Sau khi phân tích, đánh giá và tính toán các phương pháp trên em thấy rằng dự báo số máy điện thoại cốđịnh bằng phương pháp hồi quy tương quan được chính xác hơn và chặt chẽ hơn do sai số dự báo nhỏ hơn và hệ số tương quan cao hơn.
+ Đồng thời căn cứ vào các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụđiện thoại cốđịnh như thu nhập, giá cước, thị hiếu, thói quen người tiêu ding… các yếu tố này tuy chưa lượng hoáđược cụ thể song nó vấn là căn cứ trong quá trình nghiên cứu đểđưa ra kết quả dự báo hợp lý nhất.
Như vậy từ các yếu tố trên em đã lựa chọn phương án kết quả dự báo số máy điện thoại cốđịnh bằng phương pháp hồi quy tương quan, là phương án hợp lý.
Biểu đồ 3.10 : Biểu diễn kết quả dự báo số máy điện thoại cốđịnh đến năm 2010
ĐỀXUẤTCÁCKIẾNNGHỊ :
Đểđảm bảo kết quả dự báo được chính xác nhất thì không chỉ do sự tác động của yếu tố khách quan vềđiều kiện kinh tế – xã hội như GDP/người, sựổn định kinh tế – chính trị hay từ chính những người tiêu dùng mà bản thân ngành Viễn thông phải cố gắng rất lớn, có chính sách đúng đắn hợp lý mới khai thác tối đa nhu cầu người dân.
Chính vì vậy để phát triển nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông thì cần phải đưa ra các chính sách đúng đắn nhằm khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng, nhất làđối với dịch vụđiện thoại cốđịnh, do đó em đãđưa ra một số kiến nghị nhằm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụđiện thoại cốđịnh :
1. Chính sách về giá cước:
- Cần phải nghiên cứu, sửa đổi chính sách giá cước điện thoại cốđịnh tương đương với giá cước trong khu vực và trên thế giới cụ thể giảm giá cước chiều đi quốc tế và giảm giá cước điện thoại đường dài.
- Nên áp dụng một mức cước thống nhất là cước nội tỉnh và cước đường dài liên tỉnh để khuyến khích người sử dụng ở khu vực nông thôn.
- Giải quyết nhanh chóng khiếu nại của khách hàng về tính cước điện thoại cốđịnh, hạn chếđưa các thông tin về việc thiếu trách nhiệm của ngành ra các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Chính sách về Marketing:
- Tổ chức nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, khoa học cho kết quả sát thực và cóích cho công tác quản lý và kế hoạch nhằm phát hiện được thị trường tiềm năng để có các giải pháp khuyến khích sử dụng dịch vụđến thị trường này.
- Quảng cáo, khuyếch trương, khuyến mại dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng phải được chú trọng nhiều hơn, đồng thời tặng quà và giảm giá lắp đặt vào mạng cho các thuê bao mới.
3. Về nguồn nhân lực :
- Với năng suất lao động chưa cao, bộ máy khai thác còn tương đối cồng kềnh làm cho chi phí nhân công cao ảnh hưởng đến khả năng giảm giá cước dịch vụđiện thoại cốđịnh. Vì vậy một yêu cầu cấp thiết là giảm chi phí nhân công để chủđộng giảm giá cước, nâng cao tính cạnh tranh với các doanh nghiệp Viễn thông mới tham gia vào thị trường.
- Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụđiện thoại cốđịnh không đề theo không gian, thời gian. Do đó phải bố trí cho nhân viên làm theo ca kíp để tránh lãng chí nhân công .
4. Chính sách phát triển mạng:
- Đầu tư phát triển mạng một cách đồng bộ, hiện đại, theo kịp trình độ thế giới đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cho nên cần được đầu tư phát triển nhằm khuyến khích thị trường tiềm năng. Mặt khác ngoài mục đích kinh doanh, mục tiêu phục vụ công ích, xoá sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn là mục đích rất quan trọng.
- Tăng cường các điểm phục vụ nhất là những nơi đông dân để sao cho khoảng cách phục vụ ngày càng được rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi, kích thích nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Kết luận
Dự báo nhu cầu là một khâu quan trọng cho quá trình lập và xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh và quy hoạch mạng của bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh Viễn thông nào. Những dự báo nhu cầu làđầu vào thiết yếu để xây dựng cấu hình mạng viễn thông tương lai, tính toán kế hoạch thiết bị và dự toán nhu cầu đầu tư. Như vậy dự báo nhu cầu có hợp lý mới cho ta một bảng quy hoạch, chiến lược đạt được hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.
Do đó cần phải phân tích, lựa chọn được kết quả dự báo hợp lý, tối ưu nhất, để cóđược kế hoạch, chiến lược phát triển tốt nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển của dịch vụđiện thoại cốđịnh, ngành viễn thông cũng như sự phát triển của đất nước.
Với đề tài “Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụĐiện thoại cốđịnh đến năm 2010” này em mong muốn trong quá trình dự báo sẽ thấy được sự phát triển
trong tương lai của ngành vàđặc biệt là sự phát triển của dịch vụĐiện thoại cốđịnh để có bước đi đúng hướng trong những năm sắp tới của quá trình hội nhập và tách Bưu chính ra khỏi Viễn thông.
Mặc dùđã hết sức cố gắng cho việc hoàn thành đề tài này nhưng do kiến thức còn hạn chế, thời gian thu thập, nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và những người quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường cùng toàn thể các anh chị trong Bộ môn Qui hoạch – Chiến lược vàđặc biệt là anh Nguyễn Ngọc Khánh đã tận tình hướng dấn, giúp đỡ em trong thời gian làm đồán vừa qua để em có thể hoàn thành được đồán này đúng thời gian qui định.
MỤCLỤC
Lời nói đầu...1
Chương I. Những sở cứđể dự báo...3
I. Những định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam tác động đến sự phát triển nhu cầu dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụđiện thoại cốđịnh nói riêng...3
1. Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX...3
2. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế...3
3. Thu nhập dân cư...4
5. Các yếu tố chính trị, quan hệ quốc tế tác động tới việc mở rộng thị trường viễn thông Việt Nam...5
II. Đặc điểm vàđặc trưng kinh tế các sản phẩm dịch vụ viễn thông...5
1. Đặc điểm dịch vụ viễn thông...5
2. Các đặc trưng kinh tế của sản phẩm viễn thông...8
III. Những vấn đề chung về dự báo...8
1. Khái niệm dự báo...8
2. Chức năng và vai trò dự báo...9
3. Phân loại dự báo...10
3.1. Phân loại dự báo theo mục tiêu...10
3.2. Phân loại theo thời gian dự báo...11
3.3. Phân loại theo cấp độ vùng dự báo...12
4. Các bước dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụđiện thoại cốđịnh...13
5. Một số phương pháp dự báo nhu cầu thường dùng...15
5.1. Phương pháp ngoại suy...15
5.2. Phương pháp hồi quy tương quan...21
5.3. Phương pháp chuyên gia...26
5.4. Phương pháp nghiên cứu t ...29
IV. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dự báo và các phương pháp đánh
giá dự báo...34
1. Tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp dự báo...35
2. Các phương pháp đánh giá dự báo...35
2.1. Đánh giá trước dự báo...35
2.2. Đánh giá sau dự báo...35
Chương II. Đánh giá tình hình sử dụng dịch vụđiện thoại cốđịnh trong thời gian qua...38
I. Nghiên cứu nhu cầu thị trường dịch vụđiện thoại cốđịnh...38
1. Phân loại thị trường theo đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng...38
1.1. Vùng đô thị phát triển - khu trung tâm công nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ phát triển...38
1.2. Vùng nông thôn, biên giới, hải đảo...39
1.3. Khu chế xuất - khu công nghiệp...39
2. Các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụđiện thoại cốđịnh...40
2.1. Khái niệm về nhu cầu...40
2.2. Các nhân tốảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụđiện thoại cốđịnh...40
II. Hiện trạng về mạng viễn thông, tình hình phát triển dịch vụđiện thoại cốđịnh trong thời gian qua...42
1. Hiện trạng về mạng viễn thông...42
2. Tình hình phát triển dịch vụđiện thoại cốđịnh trong thời gian qua....45
3. Các nhà cung cấp dịch vụđiện thoại cốđịnh...47
4. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh vàđiểm yếu của dịch vụđiện thoại cốđịnh...48
5. Dịch vụđiện thoại cốđịnh sử dụng giao thức VoIP...49
III. Xu hướng phát triển các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian tới...51
2. Xu hướng phát triển dịch vụđiện thoại cốđịnh ở Việt Nam thời gian
tới...53
Chương III. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụđiện thoại cốđịnh đến năm 2010...54
I. Phân tích và lựa chọn phương pháp dự báo...54
II. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụđiện thoại cốđịnh giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010...54
1. Dự báo chỉ tiêu mật độ máy ĐTCĐ/100 dân...55
1.1. Dự báo mật độ máy ĐTCĐ/100 dân bằng phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian...55
a. Xử lý chuỗi thời gian...55
b. Phát hiện xu thế...56
c. Xây dựng hàm xu thế...57
d. Kiểm định hàm xu thế...58
e. Dự báo nhu cầu mật độđiện thoại cốđịnh/100 dân giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010...59
1.2. Dự báo chỉ tiêu mật độ máy điện thoại cốđịnh/100 dân bằng phương pháp hội quy tương quan...60
a. Xây dựng mô hình...60
b. Kiểm định mô hình...63
c. Dự báo bằng hàm vừa kiểm định...64
1.3. Phân tích, đánh giá sai số và lựa chọn kết quả dự báo...65
2. Dự báo chỉ tiêu số máy điện thoại cốđịnh (số thuê bao điện thoại cốđịnh)...66
2.1. Dự báo số máy điện thoại cốđịnh bằng phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian...66
a. Xử lý chuỗi thời gian...66
b. Phát hiện xu thế...67
d. Kiểm định hàm xu thế...68
e. Dự báo nhu cầu số máy điện thoại cốđịnh giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010...70
2.2. Dự báo số máy điện thoại cốđịnh giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 bằng phương pháp hồi quy tương quan...71
a. Xây dựng mô hình hồi quy tương quan...71
b. Kiểm định mô hình hàm dự báo...73
c. Dự báo bằng hàm vừa kiểm định...74
2.3. Phân tích, đánh giá sai số và lựa chọn phương án kết quả dự báo ...75
Đề xuất các kiến nghị...75
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Báo cáo đánh giá công tác từ năm 1999 đến năm 2001 2.
Phụ lục:
Bảng 1:
Kết quả dự báo số máy điện thoại cốđịnh đến năm 2010.
Năm GDP (106USD) Số máy ĐTCĐ(106máy)
Mức thấp Mức cao Mức thấp Mức cao 2003 35969 36140 5.410365 5.475246 2004 37768 38128 6.115006 6.262548 2005 39656 40225 6.911418 7.163058 2006 41639 42438 7.811555 8.193054 2007 43721 44772 8.828924 9.371157 2008 45907 47234 9.978795 10.718663 2009 48202 49832 11.278424 12.259931 2010 50612 52573 12.747315 14.022822 Bảng 2:
Kết quả dự báo mật độđiện thoại/100dân đến năm 2010.
Năm GDP/người Mật độĐTCĐ/100 dân
Mức thấp Mức cao Mức thấp Mức cao 2003 447 449 4.85 4.91 2004 470 474 5.55 5.70 2005 493 499 6.36 6.58 2006 518 527 7.28 7.64 2007 544 556 8.35 8.87 2008 571 586 9.56 10.30 2009 599 619 10.95 11.95 2010 629 653 12.55 13.88