A rake Assist: Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO CHĂM SÓC XE HƠI pptx (Trang 25 - 31)

BHP - Brake Horse Power: Đơn vị đo công suất thực của động cơ đo tại trục cơ.

Boxer; Flat engine: Động cơ với các xi-lanh nằm ngang đối xứng với góc 180 độ. Kiểu động cơ truyền thống của Volkswagen, Porsche và Subaru.

Cabriolet: Kiểu xe hai cửa mui trần. Mercedes Benz dùng cabriolet cho các loại xe hai cửa mui trần mềm và roadster cho loại xe 2 cửa mui trần cứng.

CATS - Computer Active Technology Suspension: Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành. Mỗi nhà sản xuất có cách gọi khác nhau, CATS là tên gọi của Jaguar.

C/C hay ACC - Cruise Control: Kiểm soát hành trình. Hệ thống đặt tốc độ cố định trên đường cao tốc.

C/L - Central Locking: Hệ thống khóa trung tâm.

Concept; concept car: Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ được thiết kế để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.

Coupe: Từ thông dụng chỉ kiểu xe thể thao hai cửa bốn chỗ mui cứng.

Crossover hay CUV, chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Crossover Utility Vehicle”: Loại xe việt dã có gầm khá cao nhưng trọng tâm xe lại thấp vì là biến thể của xe sedan gầm thấp sát-xi liền khối và xe việt dã sát xi rời. Dòng xe này có gầm cao để vượt địa hình nhưng khả năng vận hành trên đường trường tương đối giống xe gầm thấp. Ví dụ: Hyundai Santa Fe, Chevrolet Captiva…vv.

CVT: Continuosly Variable Tranmission: Hộp số biến thiên vô cấp, sử dụng trên một số xe như Nissan Murano, Mitsubishi Lancer.

DOHC - Double Overhead Camshafts: Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xi-lanh. Ví dụ động cơ 1.8 2ZR-FE của Toyota Corolla từ năm 1997 đến nay hay động cơ của Honda

Civic 2.0 tại Việt Nam

Drift: Kỹ thuật chủ động làm trượt văng đuôi xe, với góc trượt ở phía sau xe lớn hơn góc trượt phía trước, góc lái ngược với hướng đi của xe. Để có thể “drift”, người lái phải nắm vững các kỹ thuật đua xe cơ bản, có khả năng thực hiện nhanh và nhuần nhuyễn các thao tác sang số- nhả số, kết hợp với xử lý chân ga-côn-phanh nhạy bén.

Drophead coupe: Từ cũ, xuất hiện từ những năm 1930, chỉ mẫu xe mui trần hai cửa; có thể mui cứng hoặc mềm. Tại châu Âu từ ngang nghĩa là Cabriolet.

EBD – Electronic Brake Distribution: Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.

EDM - Electric Door Mirrors: Gương điều khiển điện.

ESP – Electronic Stability Programe: Hệ thống ổn định xe điện tử.

E/W - Electric Windows: Hệ thống cửa xe điều khiển điện

ESR - Electric Sunroof: Cửa nóc vận hành bằng điện.

FWD – Front Wheel Drive: Hệ dẫn động cầu trước.

FFSR - Factory Fitted Sunroof: Cửa nóc do nhà sản xuất thiết kế và lắp đặt (khác After Market Parts, đồ bán sẵn trên thị trường).

Heated - Front Screen: Hệ thống sưởi kính trước.

HWW - Headlamp Wash/Wipe: Hệ thống gạt/rửa đèn pha.

IOE - Intake Over Exhaust: Kết cấu động cơ với cửa nạp hòa khí nằm phía trên cửa xả.

I4; I6: Kiểu động cơ 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thẳng hàng.

MDS - Multi Displacement System: Hệ thống dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Công nghệ này do Chrysler vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Công nghệ này do Chrysler phát triển và ứng dụng cho mẫu xe Chrysler 300C; hiện nay Honda Accord 2008 cũng sử dụng công nghệ này với tên gọi VCM.

Minivan: Kiểu xe 6 đến 8 chỗ có ca-bin kéo dài – không nắp ca-pô trước, không có cốp sau; ví dụ: Daihatsu Cityvan.

MPG - Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.

MPV - Multi Purpose Vehicle: Xe đa dụng.

LPG Liquefied Petroleum Gas: Khí hóa lỏng.

LSD - Limited Slip Differential: Bộ vi sai chống trượt.

LWB - Long Wheelbase: Chiều dài cơ sở lớn.

OHV - OverHead Valves: Kiểu thiết kế động cơ cũ với xu-páp bố trí trên mặt máy và trục cam ở dưới tác động vào xu-páp qua các tay đòn – đũa xu-páp. Ví dụ: động cơ 1.8 7K của Toyota Zace.

OTR - On The Road (price): Giá trọn gói.

PAS - Power Assisted Steering: Hệ thống lái có trợ lực.

PDI Pre - Delivery Inspection: Kiểm tra trước khi bàn giao xe.

Pick-up: Xe bán tải, kiểu xe gầm cao 2 hoặc 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin. Ví dụ: Ford Ranger, Isuzu Dmax.

Roadster: Kiểu xe hai cửa, mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi. Mercedes Benz dùng từ này cho loại 2 cửa mui trần cứng; ví dụ: Mercedes Benz SLK.

SAE: Chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Society of Automotive Engineers": Hiệp hội Kỹ sư ô tô Mỹ - Tổ chức nghiên cứu và xác lập các quy chuẩn chuyên ngành ô tô uy tín số 1 của Mỹ.

Satellite Radio: Radio thu tín hiệu qua vệ tinh.

Sedan: Xe hơi gầm thấp 4 cửa, 4 chỗ ngồi, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin. Ví dụ: Toyota Camry, Honda Accord, Daewoo Lacetti…vv.

Service History: Lịch sử bảo dưỡng.

SOHC - Single Overhead Camshafts: Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục cam tác động đóng/mở cả xu-páp xả và nạp. Ví dụ động cơ của Honda Civic 1.8 tại Việt Nam.

SUV - Sport Utility Vehicle: Kiểu xe thể thao việt dã có sát-xi rời với thiết kế dẫn động 4 bánh để có thể vượt qua địa hình xấu. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero..vv.

SV - Side Valves: Cơ cấu xu-páp đặt song song với xi-lanh bên sườn động cơ.

Super-charge: Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.

Turbo: Tăng áp của động cơ sử dụng khí xả làm quay cánh quạt.

Turbodiesel: Động cơ diesel có thiết kế tăng áp truyền thống sử dụng khí xả làm quay cánh quạt. Các loại xe sử dụng turbo tăng áp này thường có độ trễ lớn, ví dụ: Ford Everest, Isuzu Hi-Lander...vv.

Van: Xe chở người hoặc hàng hóa từ 7 đến 15 chỗ. Ví dụ: Ford Transit.

VCM - Variable Cylinder Management: Hệ thống điều khiển dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Xuất hiện lần đầu trên xe Honda Accord, Honda Odyssey model 2005, hiện nay đã có thêm Honda Pilot sử dụng công nghệ này.

VGT - "Variable Geometry Turbocharger": Tăng áp sử dụng turbo điều khiển cánh cho khả năng loại bỏ độ trễ của động cơ diesel truyền thống. Công nghệ này áp được áp dụng cho xe

Hyundai Santa Fe, Daewoo Winstorm...vv.

VNT - "Variable Nozzle Turbine": Như VGT.

CRDi - Common Rail Direct Injection: Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điều khiển điện tử sử dụng đường dẫn chung của động cơ diesel. Có mặt trên các xe đời mới như Hyundai Veracruz, Santa Fe hay Daewoo Winstorm.

VSC - Vehicle Skid Control: Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.

VTEC - Chữ viết tắt tiếng Anh của "Variable valve Timing and lift Electronic Control": Hệ thống phối khí đa điểm và kiểm soát độ mở xu-páp điện tử. VTEC là công nghệ ứng dụng trên các xe của Honda và thế hệ mới có tên i-VTEC: "Inteligent - VTEC".

VVT-i - Variable Valve Timing with Intelligence: Hệ thống điều khiển xu-páp với góc mở biến thiên thông minh. Sử dụng trên các xe của Toyota như Camry, Altis...vv.

V6; V8: Kiểu động cơ 6 hoặc 8 xi-lanh có kết cấu xi-lanh xếp thành hai hàng nghiêng, góc nghiêng giữa hai dãy xi-lanh hay mặt cắt cụm máy tạo hình chữ V.

WD, 4x4 - Four Wheel Drive: Dẫn động bốn bánh chủ động. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero.

Ý nghĩa của mô-men xoắn

Bên cạnh công suất, mô-men xoắn là thông số không thể thiếu khi mô tả động cơ. Mô-men xoắn đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ.

Mô-men xoắn càng cao thì gia tốc của xe càng nhanh hay nói một cách nôm na là xe càng “bốc”. Đại lượng vật lý này có đơn vị là Nm, và đôi khi sử dụng đơn vị lb/ft. Tại Việt Nam thì đơn vị Nm vẫn được chuộng hơn, đây có lẽ là do trong các hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học hay sử dụng đơn vị này. Tỉ lệ đổi giữa 2 đơn vị là: 1 lb/ft = 1,356 Nm.

Về lịch sử ra đời của đơn vị mô-men thì phải kể đến thí nghiệm đòn bẩy của nhà bác học Ác xi mét, “lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về quãng đường”. Thí nghiệm này đã được ứng dụng một cách linh hoạt vào thực tế, đặc biệt là trong hộp số của ô tô: có nhiều cấp số nhằm phân tải tỉ số truyền. Khi xe muốn gia tốc nhanh thì người lái thường chuyển về cấp số thấp-tăng mô-men xoắn, lúc này sẽ là lợi về lực, nhưng ở cấp số thấp xe không thể đạt tốc độ cao - thiệt về đường đi.

Khi bắt đầu thiết kế một động cơ thì nhà thiết kế luôn phải cân đối giữa công suất và mô-men xoắn tùy theo mục đích. Với 2 động cơ cùng dung tích xilanh, động cơ sử dụng nhiên liệu xăng sẽ có công suất cực đại lớn hơn động cơ diesel, nhưng về giá trị mô-men xoắn cực đại thì ngược lại. Bởi vậy xe tải thường được gắn động cơ diesel, còn xe du lịch thường gắn động cơ xăng.

Động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, giá trị mô-men xoắn cực đại chỉ ở 1 vị trí tốc độ vòng quay, ví dụ như động cơ của BMW 530i đạt mô-men xoắn cực đại là 320Nm tại tốc độ vòng quay 2750 vòng/phút. Động cơ sử dụng nhiên liệu diesel thì mô-men xoắn cực đại lại được nằm ở một dải tốc độ vòng quay; như động cơ trên chiếc Hyundai Veracruz 3.0, mô-men xoắn cực đại đạt 450Nm tại dải tốc độ từ 1750-3500 vòng/phút. Đây cũng là một ưu thế của động cơ diesel.

Tìm hiểu cụm vi sai

Khi nói đến ô tô, ta thường nghe nói bộ vi sai. Vậy vi sai là gì và công năng của nó ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu xe không có bộ vi sai? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Nếu không có vi sai, xe sẽ rất khó vào cua, kể cả với tốc độ thấp; ở tốc độ cao thì xe sẽ bị lật. Điều này là hiển nhiên vì các bánh xe chỉ cùng một tốc độ nếu xe vận hành trên một đường thẳng, còn khi vào cua các bánh xe sẽ có tốc độ khác nhau. Ví như, bánh xe phía ngoài góc cua sẽ có tốc độ lớn hơn bánh xe phía trong, do bánh phía ngoài phải di chuyển trên một đoạn đường dài hơn so với bánh xe phía trong trong cùng khoảng thời gian.

Sẽ không thành vấn đề nếu 2 bánh xe không phải là bánh dẫn động, do hai bánh xe độc lập với nhau nên việc mỗi bánh xe có tốc độ khác nhau không hề gây ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng đối với bánh dẫn động, như đã nói trên, khi thay đổi hướng chuyển động xe các bánh xe phải có tốc độ khác nhau. Đó là lý do tồn tại một cơ cấu có tên gọi vi sai. Cụm vi sai sẽ phân bổ mô-men xoắn cho các bánh xe dẫn động sao cho các bánh có thể có được tốc độ khác nhau mỗi khi xe vào cua.

Vi sai hiện diện trên tất cả các loại xe có động cơ, từ xe du lịch đến xe tải hay các loại xe việt dã. Trên các mẫu xe việt dã dẫn động chủ động tất cả các bánh (có thể là 4x4, hay 6x6, 8x8 trên các xe quân sự) ngoài vi sai cho từng cặp bánh, còn có cả cụm vi sai trung tâm phân phối

lực cho cầu trước và cầu sau, do tốc độ của bánh xe trên cầu trước cũng khác với tốc độ bánh sau khi xe thay đổi hứơng chuyển động.

Các loại xe việt dã 4 bánh chủ động bán thời gian thường không có cụm vi sai trung tâm, khi xe cài cầu thì cả 2 cầu trước sau đều được phân bổ một lực như nhau. Do vậy những xe này rất khó khăn khi vào cua trong điều kiện đường khô ráo mà lại cài cầu trước, vì bánh xe của 2 cầu phải chuyển động cùng một tốc độ. Ở các loại xe này, nhà sản xuất thường có khuyến cáo không cài cầu khi chạy tốc độ cao hoặc khi bề mặt đường không trơn trượt.

Dưới đây là hình vẽ mô phỏng hoạt động của một bộ vi sai đơn giản. Cấu tạo của một bộ vi sai đơn giản gồm có: bánh răng "quả dứa" truyền lực từ các-đăng đến bánh răng bị động; bánh răng bị động gắn liền với vỏ cụm vi sai; 2 bánh răng “mặt trời” truyền lực tới bánh xe qua láp (một số nơi gọi cardan ngang); 2 bánh xe hành tinh gắn trên 2 trục độc lập trên bánh răng bị động (vỏ vi sai).

Khi vận hành trên đường thẳng bánh răng "quả dứa" truyền lực từ động cơ cho bánh răng bị động, cả vỏ cụm vi sai chuyển động theo bánh răng bị động này. Lúc này tất cả các bánh răng mặt trời và vệ tinh đều đứng im so với bánh răng bị động, cả cụm vi sai quay như một khối thống nhất. Khi xe vào cua hoặc khi lực cản các bánh xe khác nhau, lúc này bánh xe phía ngoài sẽ phải quay nhanh hơn bánh phía sau nên bánh răng mặt trời ngoài phải quay nhanh hơn bánh răng mặt trời trong. Thời điểm này bánh răng hành tinh không chỉ kéo hai bánh răng mặt trời mà còn vừa kéo vừa lăn trên bánh răng mặt trời phía trong nhằm điều chỉnh cho tốc độ của bánh xe phía trong chậm hơn tốc độ bánh xe phía ngoài góc cua

Ý nghĩa của mã lực

Quảng cáo xe hơi trên TV nói về mã lực, nhân viên bán xe hơi ba hoa về mã lực; các thử nghiệm xe của các tạp chí chuyên ngành cũng thường nhắc đến mã lực. Vậy mã lực là gì và làm thế nào để đo?

Định nghĩa về mã lực phổ biến nhất là một mã lực - hay dân dã hơn thì gọi sức ngựa - chính xác bằng 745,69987158227022 watt điện. Áp dụng định nghĩa này, khi bạn muốn thắp sáng một bóng điện 60 watt thì sẽ phải cấp cho nó khoảng 0,08 mã lực. Mã lực trong cơ khí lần đầu được James Watt sử dụng để so sánh sức mạnh động cơ hơi nước của ông với sức mạnh một chú ngựa. Một con ngựa có thể nâng được 33 ngàn pound (cân Anh = 454 gram) lên cao 1 foot (đơn vị đo chiều dài của Anh = 30,48 cm) trong 1 phút.

Và cuộc chiến leo thang mã lực đã bắt đầu từ đây.

Đơn vi đo công suất là mã lực và thường được viết là hp (viết tắt của horse power), nhưng trước đây người ta còn dùng ký hiệu bhp (brake horsepower) để chỉ công suất động cơ. Thuật ngữ bhp xuất phát từ tên gọi của loại lực kế sử dụng lực hãm (phanh) để đo công suất động cơ. Loại lực kế này được gắn vào đầu trục cơ sau đó sẽ hãm vòng quay của trục cơ để đo lực xoắn của trục cơ trong một khoảng thời gian nhất định.

Thuật ngữ bhp vẫn còn được dùng rộng rãi tại Anh, nhưng tại Bắc Mỹ thì cách tính tổng công suất động cơ bằng mã lực (hp) của SAE (Hiệp hội Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ) lại là cách tính tiêu chuẩn. Trước năm 1972, phần lớn các nhà sản xuất đều tính công suất động cơ theo cách

của SAE - động cơ sẽ được vận hành và đo bằng lực kế mà không có hệ thống xả, hệ thống kiểm soát khí thải và thậm chí cả bơm nước.

Cách tính này lấy sức mạnh cực đại của động cơ trên lý thuyết, không có các chi tiết phụ trợ để cấu thành lên một chiếc xe, chính vì vậy công suất thực tế của một chiếc xe thông thường thường khác xa với số liệu được công bố. Cách tính tổng công suất động cơ thường được các nhà sản xuất thiên biến vạn hóa nhằm phục vụ mục đích của riêng họ. Một số nhà sản xuất

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO CHĂM SÓC XE HƠI pptx (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w