Ngữ pháp của Asterisk

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động và cách triển khai tổng đài IP PBX Asterisk (Trang 47)

Asterisk được điều khiển bằng các tập tin cấu hình dạng văn bản (text) được lưu trong thư mục /etc/asterisk. Kiểu định dạng tập tin này tương tự như tập tin “.ini” trong Windows. Dấy chẩm phẩy “;” được sử dụng để ghi chú, dấu “=” và “=>” tương đương nhau và dấu khoảng trống được bỏ qua.

[Session]

Key = value ; Khởi tạo biến [Session 2]

Key => value ; Khai báo đối tượng

Asterisk biên dịch “=” và “=>” cùng một cách thức. Điều khác biệt là cú pháp được sử dụng ở đây khác nhau cho đối tượng và biến. Cú pháp là giống nhau giữa tất cả các tập tin và có 3 loại ngữ pháp được chỉ ra bên dưới:

Loại ngữ pháp

Đối tượng được tạo ra Tập tin cấu hình Ví dụ Nhóm đơn Tất cả trên cùng một dòng extensions.conf exten=>4000,1,Dial(SIP/4000) Tuỳ chọn kế thừa Tuỳ chọn được tạo trước, đối tượng kế thừa các tuỳ chọn zapata.conf [channels] context=default signalling=fxs_ks group=1 channel => 1 Dạng thực thể phức hợp Mỗi thực thể nhận một ngữ cảnh sip.conf iax.conf [cisco] type=friend secret=mysecret host=10.1.30.50 context=trusted [xlite] type=friend secret=xlite host=dynamic

Bảng 2: Các kiểu ngữ pháp trong Asterisk 3.2.1 Nhóm đơn

Kiểu định dạng nhóm đơn được sử dụng trong các tập tin extensions.conf,

meetme.conf và voicemail.conf là ngữ pháp cơ bản nhất. Mỗi đối tượng được khai báo

với các tùy chọn trong cùng một hàng. Ví dụ:

[Session]

Object 1 => op1,op2,op3 Object 2=> op1b,op2b,op3b

Trong ví dụ này, Object 1 được tạo ra với các tùy chọn op1, op2, op3 trong khi object 2 được tạo ra với các tùy chọn op1b, op2b, op3b.

3.2.2 Các tùy chọn đối tượng kiểu ngữ pháp thừa kế

Kiểu định dạng này được sử dụng bởi zapata.conf và agents.conf nơi có nhiều tùy chọn sẵn sàng, hầu hết các giao tiếp, các đối tượng chia sẻ và khai báo các kênh. Các tùy chọn cho đối tượng được khai báo phía trên đối tượng và có thể được thay đổi trong đối tượng khác. Mặc dù khái niệm này hơi khó hiểu nhưng nó rất dễ sử dụng.

Ví dụ:

[Session] op1 = bas

op2 = adv object=>1 op1 = int object => 2

Hai dòng cấu hình đầu tiên giá trị của tùy chọn op1 và op2 là “bas” và “adv”. Khi đối tượng 1 được tạo ra nó được tạo ra sử dụng option 1 như là “bas” và option 2 như là “adv”. Sau khi định nghĩ đối tượng 1 chúng ta thay đổi option 1 sang “int”. Sau đó chúng ta tạo ra đối tượng 2 với option 1 là “int” và option 2 là “adv”.

3.2.3 Dạng thực thể phức hợp

Kiểu định dạng này được sử dụng trong iax.conf, sip.conf và trong những tập tin cấu hình nơi mà có nhiều thực thể với nhiều tùy chọn. Cơ bản, kiểu định dạng này không chia sẽ một luợng lớn các cấu hình chung. Mỗi một thực thể nhận một ngữ cảnh. Đôi khi ngữ cảnh được dành riêng giống như [general] cho cấu hình toàn cục. Các tùy chọn được khai báo trong nội dung khai báo.

Ví dụ: [entity1] op1=value1 op2=value2 [entity2] op1=value3 op2=value4

Thực thể [entity1] có các giá trị “value1” và value2” cho các tùy chọn op1 và op2. Thực thể [entity2] có các giá trị “value3” và value4” cho các tùy chọn op1 và op2.

3.3 Tìm hiểu cấu hình một giao tiếp PSTN

Để kết nối đến một PSTN ta sẽ phải cần có một card giao tiếp FXO và một đường dây điện thoại. Ta có thể sử dụng một số PBX có sẵn. Ta có thể làm được bằng một card giao tiếp điện thoại với với một giao tiếp FXO từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Trong ví dụ này chúng ta tìm hiểu cách cài đặt một mạch Zaptel:

Ghi chú: có nhiều card FXO khác. Card X100P có thể tìm thấy trên thị trường với giá khá rẻ. Những mạch này dựa trên nền fax/modem 56K của Motorola và Intel chipset. Những chipset này là:

- Motorola 68202-51 - Intel 537PU

- Intel 537 PG

- Intel Ambient MD3200

Không có đảm bảo để mạch này sẽ làm việc được. Việc sử dụng là tùy, một vài vấn đề về tiếng dội và âm lượng thấp. Nếu ta muốn chất luợng tốt, đảm bảo độ tin cậy thì nên dùng board của Digium.

3.3.1 Cài đặt X100P

Trước khi cài đặt một card X100P vào trong máy tính, ta phải disable tất cả các phần cứng không cần dùng đến hay không sử dụng từ mạch chính. Điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được các vấn đề về chia sẽ các ngắt (interrupt). Để cài đặt đúng X100P, ta sẽ phải gắn card vào trong một khe PCI và điểu chỉnh 2 tập tin cấu hình:

• zaptel.conf : tập tin này nằm ngoài /etc, là tập tin chứa thông số index, driver dành cho Linux khi kích hoạt các thiết bị điện thoại cắm trực tiếp vào Asterisk thông qua cổng PCI.

• zapata.conf : cũng thuộc module zaptel, nhưng là tập tin kết nối các thiết bị điện thoại đã được khai báo vào hệ thống chính của Asterisk.

- zaptel.conf fxsks=1 loadzone = br defaultzone=br channels=1 - zapata.conf [channels] context=default signalling=fxs_ks group=1 channel => 1

3.3.2 Cài và cấu hình driver card X100P

Sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa các tập tin trên ta tiến hành load các bộ điều khiển zaptel và cài đặt bằng các lệnh:

# modprobe zaptel # modprobe wcfxo # ztcfg -v

# asterisk -g

3.4 Tìm hiểu cấu hình điện thoại IP SIP

Chúng ta hãy cấu hình các điện thoại SIP. Ý tưởng là cấu hình một tổng đài PBX. SIP được cấu hình trong thư mục /etc/asterisk/sip.conf và có tất cả các thông số liên hệ tới điện thoại SIP và nhà cung cấp dịch vụ VoIP. Các SIP client phải được cấu hình trước khi ta nhận hay thực hiện cuộc gọi.

3.4.1 Phần chung [general]

SIP tập tin được đọc từ trên xuống dưới. Phần đầu chứa các thông số toàn cục [general]. Các tùy chọn chính gồm:

• allow/disallow : định nghĩa codecs nào có thể được sử dụng.

• bindaddr : Địa chỉ mà Asterisk SIP dùng để lắng nghe (listener). Nếu ta thiết lập nó thành 0.0.0.0 (mặc định) nó sẽ lắng nghe ở tất cả các giao tiếp.

• context : Thiết lập ngữ cảnh mặc định cho tất cả các client ngoại trừ các client đã được thay đổi.

• bindport : port SIP UDP dùng để lắng nghe.

• maxexpirey : Thời gian tối đa cho việc đăng ký (tính bằng giây). • defaultexpirey : Thời gian mặc định cho việc đăng ký (tính bằng giây). • register : đăng ký Asterisk tới một host khác..

Ví dụ: [general] bindport = 5060 bindaddr = 10.1.30.45 context = default disallow = all allow = ulaw allow = alaw maxexpirey = 120 defaultexpirey = 80 3.4.2 Phần Client

Sau khi hoàn thành các phần chung [general], tiếp theo sẽ thiết lập các SIP client. • [name] : Khi một thiết bị SIP kết nối đến Asterisk, nó sử dụng phần username của SIP URI để tìm ra peer/user.

• type : Cấu hình lớp kết nối. Các tuỳ chọn là peer, user và friend. • peer : Asterisk gởi các cuộc gọi đến peer.

• user : Asterisk nhận các cuộc gọi từ một user. • friend : Cả hai cùng thời điểm.

• host : địa chỉ IP hay tên của host. Tuỳ chọn thông thường là “dynamic”, được sử dụng khi host đăng ký đến Asterisk.

• secret : Mật khẩu để xác thực peer và user. Ví dụ: [cisco] type=friend secret=mysecret host=10.1.30.50 context=trusted [xlite] type=friend secret=xlite host=dynamic defaultip=10.1.30.17

3.5 Tim hiều sơ đồ quay số

Sơ đồ quay số là trái tim của Asterisk, nó định nghĩa cách mà Asterisk điều khiển, định tuyến mỗi cuộc gọi và bất kỳ cuộc gọi đến PBX. Nó chứa các số, danh sách lệnh cho Asterisk tuân theo. Các lệnh được gắn vào các số nhận được từ kênh hay ứng dụng. Để cấu hình Asterisk thành công, việc hiểu sơ đồ quay số là rất quan trọng.

Hầu hết sơ đồ quay số đều được chứa trong tập tin extensions.conf tại thư mục

/etc/asterisk. Tập tin này sử dụng ngữ pháp nhóm đơn và có 4 thành phần chính sau:

• Số nội bộ (Extensions). • Số ưu tiên (Priorities). • Ứng dụng (Applications). • Ngữ cảnh (Contexts).

3.5.1 Số nội bộ (Extensions)

Sơ đồ quay số là một tập hợp các số được định nghĩa trước. Một số là một chuỗi sẽ trigger một sự kiện khi một cuộc gọi được thực hiện. Các số có thể hoặc bằng chữ hoặc bằng mẫu số (pattern).

3.5.1.a Một số mẫu số (pattern)

• _ : chỉ việc bắt đầu 1 pattern.

• X : đại diện cho bất kỳ số nào từ 0 đến 9. • N : đại diện cho bất kỳ số nào từ 2 đến 9. • Z : đại diện cho bất kỳ số nào trừ số 0.

• [dãy bất kỳ] : khớp với chỉ một trong các ký tự nằm trong dấu ngoặc vuông “[]”. Ví dụ: [02-68*#] sẽ khớp với các ký tự 0, từ 2 đến 6, 8, * hoặc #.

• . : là một wildcard, khớp với bất kỳ ký tự nào nằm phía sau dấu chấm “.”.

• | : để chỉ việc sử dụng phím số phía trước | để gọi ra ngoài (thường là số 0 hay số 9). Số này được loại bỏ không đưa ra ngoài.

Một số ví dụ của mẫu số (pattern):

9|NXXXXXXXX : bấm số 9 để ra ngoài, dãy số gọi ra ngoài gồm 9 phím số bắt đầu từ số 2 đến 9 và 8 số còn lại là bất kỳ. Vậy tổng cộng người sử dụng gọi 10 số nhưng số 9 đầu bị loại bỏ và chỉ gởi 9 số sau ra ngoài trung kế.

_4XXX : chỉ những số gọi nội bộ có 4 số bắt đầu từ số 4.

_90[2-8]. : dùng cho trường hợp số gọi ra ngoài (bấm số 9 ra ngoài) số sau là dãy số đường dài. Dùng trong các ngữ cảnh cấp quyền gọi đường dài.

_909XXXXXXXX : dùng cho trường hợp số gọi ra ngoài (bấm số 9 ra ngoài) số sau là dãy số di động. Dùng trong các ngữ cảnh cấp quyền gọi di động.

_91900. : dùng cho trường hợp số gọi ra ngoài (bấm số 9 ra ngoài) số sau là dãy số dịch vụ 1900. Dùng trong các ngữ cảnh cấp quyền gọi dịch vụ 1900.

Như ta thấy bên trên, việc hiểu và sử dụng các mẫu số (pattern) này mang lại tính linh hoạt và sơ đồ quay số rất mạnh cho cấu hình định tuyến Asterisk.

3.5.1.b Các ví dụ về số nội bộ (extensions)

+ Ví dụ 1:

exten=>8580,1,dial(SIP/8580,20) exten=>8580,2,hangup()

Lệnh “exten” mô tả bước tiếp theo của cuộc gọi đến số 8580 là một tập hợp của các số nhận được (số được gọi). Số “1” và “2” là độ ưu tiên định nghĩa thứ tự xử lý. Quay số “8580” sẽ gọi SIP IP Phone đã được đăng ký như “8580”. Nếu cuộc gọi không có nguời trả lời sau 20 giây nó sẽ giải toả cuộc gọi.

+ Cú pháp Extension

exten=> number (name), {priority|label{+|-}offset}[(alias)],application

Lệnh extension “exten=” theo sau bởi một số nội bộ hoặc tên, một dấu phẩy, một số ưu tiên, một dấu phẩy nữa và cuối cùng là ứng dụng. số nội bộ gắn với địa chỉ của cuộc gọi (số điện thoại). Số ưu tiên được sử dụng để chỉ thứ tự các bước thực thi tương ứng với số ưu tiên. Ứng dụng là hành động (quay số, gọi lại, gác máy …). Mỗi một hành động là một ứng dụng khác nhau.

+ Ví dụ 2:

exten=>_90[2-8].,1,dial(ZAP/g1/${EXTEN:1},20,tT) exten=>_90[2-8].,n,hangup()

Trên là một ví dụ điển hình cho việc gọi đường dài của một số nội bộ:

- _90[2-8]. : chỉ ra bắt đầu một pattern, gọi ra ngoài dùng số 9 đầu và gọi đi liên tỉnh (bắt dầu số 0 và sau là số 2 đến số 8 để gọi mã liên tỉnh). Dấu chấm “.” chỉ bất kỳ dãy số nào phía sau đều chấp nhận.

- ZAP/g1 : chỉ đường ra là một trong các đường trung kế rỗi gắn vào card FXO. Nếu ZAP/1 tức là đường số 1, Zap/2 tức là đường số 2 và ZAP/g1 là bất kỳ đường nào rỗi trong dãy trung kế.

- ${EXTEN:1) : đây là biến lấy số nhập vào là phần sau của dãy số đã nhập, trừ đi 1 số đầu, tức số 9 sẽ bị bỏ qua.

3.5.2 Số ưu tiên (Priorities)

Số ưu tiên đánh số các bước thực hiện trong mỗi số được quay. Mỗi số ưu tiên gọi một ứng dụng xác định. Thông thường số này bắt đầu từ số “1” và tăng từng bước 1 bậc trong phần định nghĩa số nội bộ. Hiện tại các phiên bản Asterisk mới hỗ trợ việc sử dụng thuật ngữ “n” đại diện cho số ưu tiên tiếp theo thay vì phải gán số tiếp theo.

3.5.3 Ứng dụng (Applications)

Các ứng dụng đóng một vai trò quan trọng trong Asterisk. Chúng điểu khiển các kênh thoại, âm hiệu, chấp nhận các con số được gọi từ PBX và giải toả cuộc gọi. Các ứng dụng có thể được gọi với các tuỳ chọn để chỉ cách hành xử. Ta có thể sử dụng lệnh “show applications” trong giao diện lệnh của Asterisk để chỉ ra các ứng dụng có sẵn.

3.5.4 Ngữ cảnh (Contexts)

Ngữ cảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu hình sơ đồ quay số của Asterisk và bảo mật. Ngữ cảnh định nghĩa một vùng (scope) cho phép phân chia sơ đồ quay số thành nhiều phần khác nhau. Việc hiểu ngữ cảnh được gắn kết với các kênh là rất quan trọng. Khi tổng đài Asterisk nhận một cuộc gọi, cuộc gọi được xử lý trong phần ngữ cảnh gọi đến (incoming). Ngữ cảnh (context) gọi đến luôn luôn được định nghĩa bởi tập tin cấu hình kênh (iax.conf, sip.conf, zap.conf…).

Giả sử rằng chúng ta có 2 lớp người sử dụng “managers” và “guests”. Giả sử rằng chúng ta muốn có 2 thông điệp cho “guests” và “managers” khi họ quay số “9000”. Ta có thể làm được việc này bằng các định nghĩa ngữ cảnh gọi đến trong tập tin cấu hình kênh (sip.conf, iax.conf, zap.conf).

Trong ví dụ bên dưới, khi nhanvienA quay số 9000, nhanvienA nhận được thông điệp “youareaguest”. Khi nhanvienB quay cùng số này nhanvienB nhận được thông điệp khác “youaremanager”. sip.conf [nhanvienB] context=managers host=dynamic [nhanvienA] context=guests host=dynamic extensions.conf [nhanvienB] exten=>9000,1,Playback(youareamanager) [nhanvienA] exten=>9000,1,Playback(youareaguest)

Khi hiểu khái niệm này ta có thể tạo ra nhiều chức năng khác nhau trong Asterisk. Các ngữ cảnh khác nhau có thể được sử dụng để phục vụ cho nhiều công ty khác nhau và nhiều lớp người dùng khác nhau trong cùng cấu hình Asterisk. Ngữ cảnh có thể được xác định là ai có thể gọi được cuộc gọi đường dài và ai không được.

Ngữ cảnh nhận một tên bên trong dấu “[]”. Tất cả các lệnh định nghĩa sau đó là một phần của ngữ cảnh. Để bắt đầu một ngữ cảnh, đơn giản là chèn vào phần ngữ cảnh mới. Một ngữ cảnh kết thúc khi một ngữ cảnh khác bắt đầu.

Có 2 ngữ cảnh quan trọng trong tập cấu hình extensions.conf. Ngữ cảnh [globals] được sử dụng để định nghĩa các biến trong khi ngữ cảnh [general] được sử dụng để định nghĩa các tuỳ chọn chung.

3.6 Tìm hiểu cách tạo một sơ đồ quay số

Bây giờ chúng ta bắt đầu với việc tạo ra sơ đồ quay số đầu tiên. Chúng ta sẽ sử dụng các ví dụ để mô tả sơ đồ quay số. Hãy đi từng bước:

3.6.1 Ví dụ cơ bản

Trong ví dụ này, Asterisk sẽ nhận một cuộc gọi, phát ra một âm thanh và giải toả cuộc gọi.

Điều chỉnh tập tin extensions.conf bao gồm:

[incoming]

exten=>s,1,answer()

exten=>s,2,playback(goodbye) exten=>s,3,hangup()

Ưu tiên 1 gọi ứng dụng answer() để trả lời. Asterisk điều khiển đường dây và thiết lập các cuộc gọi. Sau khi trả lời nó sẽ qua ưu tiên tiếp theo.

Ưu tiên 2 gọi ứng dụng playback() để phát ra một âm thanh từ tập tin goodbye.gsm. Cuối cùng ưu tiên 3 gọi ứng dụng hangup() kết thúc cuộc gọi.

Mô tả ví dụ:

Một cuộc gọi được nhận bởi một giao tiếp FXO được gởi đến ngữ cảnh incoming, được định nghĩa trong tập tin cấu hình kênh (zapata.conf). Khi một cuộc gọi đến nó được xử lý trong số “s” của ngữ cảnh incoming. Chúng ta có 3 tuỳ chọn mỗi tuỳ chọn gọi một ứng dụng.

Số đặc biệt “s” được sử dụng để bắt đầu xử lý cuộc gọi đến khi số được gọi đến tổng đài không xác định (ví dụ cuộc gọi đến bởi 1 đường line analog).

Nếu chúng ta trả lời một cuộc gọi, tốt hơn là chúng ta biết ứng dụng nào sẽ thực hiện. Ứng dụng answer() được sử dụng để trả lời một kênh trong trạng thái rung chuông. Một vài ứng dụng yêu cầu ứng dụng answer() trước khi xử lý cuộc gọi.

Ứng dụng playback() được sử dụng để phát ra một bản tin từ một tập tin âm thanh được thu trước. Khi ứng dụng playback() được thực thi, bất kỳ phím bấm vào đưa vào đều được bỏ qua. Cú pháp lệnh playback(filename). Nó sẽ phát tập tin với đuôi .gsm từ thư mực âm thanh mặc định.

Ứng dụng hangup() làm nhiệm vụ giống như tên gọi của nó. Nó giải toả kênh đang kích hoạt.

3.6.2 Một ví dụ khác

Chúng ta hãy phát triển ví dụ đầu của chúng ta bằng các đưa ra thêm 2 ứng dụng nữa: background() và goto(). Điều chính yếu cho các hệ thống tương tác trên Asterisk là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động và cách triển khai tổng đài IP PBX Asterisk (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w