Để tính tổn hao cực đại cho phép ta sử dụng công thức sau [2] :
La = Pm – Pmin + Gb – Lc – Lb – Lh (4.11) Trong đó :
W: tốc độ chíp
La : Tổn hao đường truyền cho phép. N0 : Tạp âm nền của BS.
Pm : Công suất phát xạ hiệu dụng của MS. Lb : Tổn hao cơ thể
Pmin : Cường độ tín hiệu tối thiểu yêu cầu. Độ lợi xử lý:Gp = 10logW/R
Gb : Hệ số khuếch đại của Anten phát BS. R : Tốc độ bit (bps)
Lc : Tổn hao cáp Anten thu BS. Fb : Hệ số tạp âm máy thu.
Eb/N0’ : Độ dự trữ cần thiết của anten phát BS. Lct : Độ dự trữ che tối
Lh : Tổn hao truy nhập tòa nhà.
Cường độ tối thiểu : Pmin = N0+Fb+10logR + Eb/N’0 - logGp + Ldtn(dBm)
Đồ thị hình 4.4 được vẽ từ công thức 4.11, với các thông số: N0=-174 dBm/Hz; Lb=10 dB; Pm=36 dBm; Gp=128 (1228800/9600); Gp=8.533 (1228800/14400); Lc=2.5 dB; Fb=5 dB; Eb/N’0=6.8 dB; Lct=10.2 dB; Ldtn=3 dB (tương ứng với hệ số tải 50%); Gb=15 dBi.
Hình 4.4 biểu diễn suy hao cho phép của đường truyền theo các thông số: Eb/N’0
Chương 4 Quy hoạch mạng CDMA
Hình 4.4. Đồ thị tính suy hao cho phép của đường truyền
Hình 4.4 biểu diễn các đường suy hao theo các tốc độ bit khác nhau. Khi tốc độ bit 14400 bit/s thì đường suy hao thấp hơn đường suy hao ứng với tốc độ bit 9600 bit/s. Đường suy hao cho phép theo theo tỷ số EbN’0 giảm khi Eb/N’0 tăng và đường suy hao theo công suất bức xạ tăng khi mà công suất bức xạ tăng. Khi Eb/N’0 tăng, nghĩa là BER giảm, giảm tỷ lệ bit lỗi yêu cầu của máy thu như vậy thì chất lượng của dịch vụ tăng lên và suy hoa cho phép giảm xuống mới có thể đáp ứng được. Muốn suy hao cho phép của đường truyền tăng thì ta phải tăng công suất phát của MS. Như vậy, khi tính toán suy hao cho phép thì nó phụ thuộc vào nhiều thông số trong đó hai thông số được phân tích ở hình 4.4 là có thể thay đổi trong khi mạng hoạt động. Ta có thể thay đổi chất lượng của dịch vụ hoặc công suất phát của MS để đạt được suy hao đường truyền cho phép.