Thị trường và sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu xay_dung_va_phat_trien_thuong_hieu_blue_stone_4042 (Trang 33 - 34)

Các ngành điện, điện tử gia dụng bắt đầu phát triển tại Việt Nam vào giữa thập niên 1990. Phần lớn do các công ty Nhật như Sanyo, Toshiba, Hitachi, Matsushita, Sony và JVC, và công ty LG của Hàn Quốc đầu tư sản xuất thay thế nhập khẩu. Trong một thời gian dài, cho đến giữa năm 2003, thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc là 50%, từ tháng 7-2003 giảm xuống còn 20%, những mức thuế đủ để bảo hộ thị trường trong nước trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, vì chỉ cung cấp cho thị trường nội địa, một thị trường còn nhỏ, nên quy mô sản xuất quá nhỏ, chỉ bằng trên dưới 10%, có loại chỉ bằng 2-3% sản lượng của Thái Lan.

Ngoài quy mô sản xuất nhỏ, các công ty lắp ráp đồ điện gia dụng ở Việt Nam còn gặp một khó khăn lớn là công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận mà thuế nhập khẩu của các sản phẩm trung gian, phụ trợ này lại rất cao. Hiện nay, (vào tháng 8-2005) thuế nhập khẩu các loại này phần lớn lên tới 50%, thấp nhất cũng 15%. Từ năm 2006, theo chương trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA, thuế nhập khẩu đánh trên các loại linh kiện, bộ phận nhập từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống còn 5%, nhưng các công ty lắp ráp tại Việt Nam đang và sẽ phải tiếp tục nhập khẩu nhiều loại linh kiện, bộ phận từ Nhật và các nước khác ngoài ASEAN vì ASEAN chưa thể cung cấp toàn bộ các loại linh kiện, bộ phận với phẩm chất và giá thành tương đương với Nhật hoặc các nước khác.

Như vậy, các công ty lắp ráp đồ điện, điện tử gia dụng một mặt phải tiếp tục nhập khẩu linh kiện, bộ phận với phí tổn cao vì thuế quan cao nhưng mặt khác phải cạnh tranh với sản phẩm nguyên chiếc giá rẻ (vì thuế quan giảm xuống dưới 5%)

nhập khẩu từ ASEAN mà chủ yếu là từ Thái Lan. Tình hình càng xấu hơn vì gần đây Việt Nam đã thoả thuận với Thái Lan một chương trình cắt giảm thuế sớm hơn so với kế hoạch AFTA, áp dụng cho tủ lạnh, máy giặt và máy điều hoà không khí (bắt đầu từ tháng 4-2005 thuế giảm từ 20% xuống 10% và tiếp tục giảm xuống 5% từ 2006), trong khi theo kế hoạch chung mà Việt Nam cam kết trong AFTA thì cho đến cuối năm 2005 mức thuế vẫn là 20% (từ tháng 1-2006 mới giảm xuống 5%). Lý do là vì để hoãn chương trình thực hiện giảm thuế trong khuôn khổ AFTA đối với 14 mặt hàng gồm linh kiện, phụ tùng xe máy và ôtô nguyên chiếc, Việt Nam phải đền bù cho những nước thành viên ASEAN có lợi ích từ xuất khẩu đồ điện, điện tử gia dụng, trong đó có Thái Lan.

Một vấn đề nữa là theo chính sách hiện hành, những công ty lắp ráp có tỷ lệ nội địa hoá càng cao thì càng được hưởng thuế suất thấp khi nhập khẩu linh kiện, bộ phận. Cho đến nay, đây là chính sách có hiệu quả nhưng chính sách này không thể áp dụng được nữa khi Việt Nam gia nhập WTO (vì không thể có chính sách đối xử phân biệt đối với các công ty lắp ráp cùng hoạt động tại Việt Nam).

Một phần của tài liệu xay_dung_va_phat_trien_thuong_hieu_blue_stone_4042 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)