Thu Thanh ỷ

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm - Huyện Cẩm Thuỷ - Tỉnh Thanh Hoá” potx (Trang 42 - 61)

2 1 241400 0 0 -2414000 2290322,581 0 3 2 240000 0 0 -2400000 2160379,363 0 4 3 235500 0 0 -2355000 2011263,994 0 5 4 149000 0 0 -1490000 1207323,975 0 6 5 117700 0 3846000 2669000 904843,3698 2956692,948 7 6 581000 0 -581000 423772,204 0 8 7 581000 0 -581000 402060,914 6 0 9 8 581000 9900000 0 9841900 0 381461,9683 64999543.66 Tổng 18219428 67956236,6 Ta có : BCR = 3,73 NPV = 63.572.373 IRR = 29 %

Giá trị hiện tại thu nhập ròng (NPV): 63.572.373 đồng/ha, tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR): 3,73 có nghĩa là một đồng vốn đầu tư sẽ thu được 3,73 đồng, tỷ lệ thu hồi vốn (IRR): 29% có nghĩa là khả năng thu hồi vốn chậm.

4.4.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội

Sau khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, xoá bỏ hợp tác xã người dân đã tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp trên diện tích đã được giao bước đầu đem lại hiệu quả cho người dân. Giải quyết được tình trạng thiếu đất sản xuất, người dân có trách nhiệm hơn trên diện tích đất mình được giao làm cho đời sống nhân dân được cải thiện hơn.

Các công tác khuyến nông khuyến lâm ở xã hoạt động rất là tốt, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, đưa các giống cây, con giống cho năng xuất cao vào sản xuất đã giúp người tăng thu nhập, làm cho đời sống sinh hoạt của người dân dần ổn định hơn.

Bảng 4.7 Kết quả điều tra tổng số công lao để trồng 1 ha cây Keo

STT Nội dung công việc Khối lượng thực hiện Số công

1 Phát dọn thực bì 8 2 Đào hố 7 3 Lấp hố 5 4 V/chuyển và trồng cây 5 5 Phát chăm sóc năm 1 - Lần 1 7 - Lần 2 5 Bảo vệ năm 1 6 6 Phát chăm sóc năm 2 - Lần 1 5 - Lần 2 4 Tra dặm 2 Bảo vệ năm 2 3 7 Phát chăm sóc năm 3 - Lần 1 3 - Lần 2 2 Bảo vệ năm 3 5 8 Năm 4 - Lần 1 3

- Lần 2 Bảo vệ năm 3 3 9 Năm 5 - Lần 1 2 - Lần 2 Bảo vệ năm 3 3 10 Năm 6 Tổng số công 73

Qua bảng điều tra số công lao động để trồng 1ha keo trên cho ta thấy để trồng 1ha keo mất 73 công lao động, qua điều tra 45 hộ trong xã với tổng diện tích là 80,5 ha vậy việc sản xuất lâm nghiệp đã giải quyết được phần nào công ăn việc làm cho người lao động, hàng năm đã giải quyết việc làm cho hơn 5.876 lao động theo mùa, việc trồng cây lâm nghiệp là một trong các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Nhờ đó, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống khá giả.

4.4.4. Đánh giá hiệu quả môi trường

Sau khi thực hiện chính sách giao đất giao rừng, người dân được nhân đất, nhận rừng nên mọi người có ý thức hơn trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Từ khi giao đất giao rừng đến này diện tích trồng rừng đang tăng mạnh, các công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đều đươc triển khai đến các chủ rừng, nhờ làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng cho nên, hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súc làm pha hoại cây trồng hầu như không còn.

Nhưng bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước đang một ngày gia tăng do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học không hợp lý. Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường và sử dụng đất có hiệu quả.

Bảng 4.8 Bảng đánh giá các loại cây lâm nghiệp Loại cây lâm

nghiệp Tiêu chí

Keo Lát Bạch đàn Xoan

Độ che phủ cao 8 7 7 7

Cải tạo đất tốt 10 8 6 8

Giữ nước tốt 8 7 6 7

Tổng điểm 35 29 26 30

Xếp hạng I III IV II

Hiệu quả bảo vệ môi trường của các loại cây lâm nghiệp được thể hiện thông qua số điểm mà mỗi loại cây có được loại cây nào có điểm số càng cao thì khả năng bảo vệ môi trường càng tốt.

Qua biểu cho ta thấy: Cây đạt tổng số điểm cao nhất là cây Keo với (35điểm) đây là loại cây phổ biến nhất có độ che phủ cao, khả năng cải tạo đất tốt, đứng thứ 2 là cây Xoan với (30 điểm), xếp thứ ba là cây Lát (29 điểm), và xếp cuối cùng là cây Bạch đàn (26 điểm).

Qua kết quả khảo sát về hiệu quả kinh tế và hiệu quả về môi trường của cây trồng lâm nghiệp, ta thấy cây lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào công việc xóa đói giảm nghèo, sử dụng đất bền vững và có hiệu quả hơn.

4.5. Phân tích sơ đồ SW0T về việc sử dụng đất lâm nghiệp

Bảng 4.9 Sơ đồ SWOT về sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm S: Điểm mạnh

- Địa hình ở xã chủ yếu là đồi núi thấp, nguồn đất đai phong phú nên thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng.

Nguồn nhân lực dồi dào

- Đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến lâm ở xã nhiệt tình năng động, thường xuyên được tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới đưa vào sản xuất.

- Được sự quan tâm của các ngành chức năng, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển sản xuất.

- Vị trí địa lý của xã rất thuận lợi cho giao lưu, trao đổi mua bán hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

W: Điểm yếu

- Do khai thác và sử dụng không hợp lý nên diện tích đất nông, lâm nghiệp của xã đang bị thoái hóa bạc màu. - Trình độ của người dân còn hạn chế nên việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. - Vốn sử dụng cho sản xuất nông nghiệp còn thấp. Đầu tư chưa đúng lúc, đúng thời điểm nên hiệu quả còn thấp, không như mong muốn.

- Giá cả hàng hóa nông sản không ổn định. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. chế biến bao tiêu sản phẩm nông sản chưa phát triển.

0: Cơ hội

- Nền kinh tế của xã đang chuyền dịch chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa tạo điều kiện cho người dân mở rộng sản xuất, giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa với các địa phương khác.

- Hệ thống chính sách không ngừng thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mở rộng phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống.

T: Thách thức

- Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các phương thức quản lý và sử dụng đất ngày càng cao để sản xuất ra các sản phẩm nông sản chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Việc khai thác, sử dụng không hợp lý làm cho đất đai dần bị thoái hóa bạc màu nhanh chóng, vì vậy cần có những giải pháp thích hợp để hạn chế quá trình thoái hóa đất.

4.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

4.6.1. Lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Qua quá trình điều tra khảo xát trên địa bàn xã, tiến hành xem xét và bổ xung chi tiết phương án quy hoạch của xã trước đây nhằm điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai. Vì thế, nên tôi đã chọn một xóm điển hình mang tính chất khái quát chung của xã để nghiên cứu và quy hoạch việc sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao là xóm Thuỷ Thanh.

- Đặc điểm chung của xóm Thuỷ Thanh.

Đặc điểm chung của xóm là có địa hình tương đối bằng phẳng, Đồi núi thấp, có đường giao thông thuận lợi nên rất thuận tiện cho việc giao lưu và buôn bán hàng hoá. Tổng số nhân khẩu trong xóm Thuỷ Thanh là 420 người với 87 hộ gia đình, trình độ dân trí bình thường. Các loại hình sử dụng đất gồm có: Rừng trồng sản xuất, cây lúa, cây mía, cây ngô, cây săn, cây ăn quả, ... Cho nên xóm có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp và sản xuất nông lâm nghiệp.

Bảng 4.10 Hiện trạng sử dụng đất tại xóm Thuỷ Thanh

TT Loại đất Diện tích (ha)Hiện trạng sử dụngCơ cấu (%)

Tổng diện tích 197,18 100

I Đất nông nghiệp 151,28 76,72

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 102,35 51,91

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 81,46 41,31

1.2 Đất lâm nghiệp 47,18 23,93

1.2.1 Đất trồng rừng sản xuất 47,18 23,93

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,75 0,89

1.4 Đất nông nghiệp khác

II Đất phi nông nghiệp 43,78 22,20

III Đất chưa sử dụng 2,12 1,08

(Nguồn: Ban địa chính xã cẩm tâm)

* Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở xóm Thuỷ Thanh

Qua bảng số liệu tổng diện tích đất xóm Thuỷ Thanh là 197,18 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp là: 151,28 ha chiếm 76,72%. - Đất phi nông nghiệp là: 43,78 ha chiếm 22,20%. - Đất chưa sử dụng là :2,12 ha chiếm 1,08%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích đất lâm nghiệp của xóm là 47,18 ha chiếm 23,93% diện tích đất tự nhiên. Trước đây diện tích đất nông lâm nghiệp chưa được chú trọng đến do đang sản xuất theo mô hình hợp tác xã mọi người không chú trọng đến cây trồng, chỉ trồng nhưng không chăm sóc tốt nên chất lượng thấp, khả năng tái sinh kém. Từ khi đất lâm nghiệp được giao đến từng hộ gia đình quản lý, người dân đã ý thức hơn trong việc trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ tốt góp phần tăng thu nhập cho người dân.

- Phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp năm 2012 đến năm 2020 Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiềm năng đất đai của địa phương, phương án quy hoạch sử dụng đất được xây dựng. Kết quả quy hoạch cần đạt được trong giai đoạn quy hoạch này như sau:

Diện tích đất lâm nghiệp của thôn Thuỷ Thanh là 47,18 ha chiếm 23,93% trong tổng diện tích đất tự nhiên của thôn. Trong đó diện tích đất trống là 2,12 ha nên cần quy hoạch đất cho hợp lý để tăng đất lâm nghiệp giảm đất trống và tăng độ che phủ lên cao hơn.

Hiện nay, số diện tích đất trống của thôn là 2,12 ha. Theo phương án quy hoạch từ năm 2012 đến năm 2016 trồng toàn bộ cây lâm nghiệp trên diện tích đất trống. Để đảm bảo an toàn sinh thái trong vùng phát triển kinh tế rừng, giữ được

nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất cần tăng nhanh diện tích rừng trồng và rừng khoanh nuôi. Chú trọng khoanh nuôi phục hồi lại diện tích rừng đã mất.

4.6.2. Lựa chọn giống cây trồng tại xóm Thuỷ Thanh

Nguyên tắc: Lựa chọn những loại cây phù hợp với điều kiện lập địa ở

địa phương có đủ các tiêu chí để đánh giá như: Dễ kiếm giống, dễ trồng, có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh, ít sâu dịch bệnh, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh.

4.6.2.1. Đánh giá lựa chọn giống cây lâm nghiệp

Sử dụng phương pháp phân hạng và xếp thứ tự ưu tiên để đánh giá và

Bảng 4.11. Tổng hợp đánh giá lựa chọn loại cây lâm nghiệp tại xóm Thuỷ Thanh

STT Các chỉ tiêu Loại cây

Keo Luồng Lát hoa Trám Mỡ Xoan

1 Dễ kiếm giống 10 10 9 8 8 9 2 Dễ trồng 9 9 9 9 9 10 3 Phù hợp đất 10 10 7 8 9 9 4 Sinh trưởng mạnh 10 9 10 9 8 10 5 Ít sâu bệnh 9 9 9 9 9 9 6 Đầu tư ít 10 9 9 9 8 8 Tổng điểm 58 56 53 52 51 55 Thứ tự ưu tiên 1 2 6 5 4 3

Dựa vào bảng biểu trên ta thấy người dân trồng chủ yếu các loại cây như Keo, cây Luồng, cây Xoan vì có các ưu điểm như dễ trồng, phù hợp với đất, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, vốn đầu tư ban đầu ít, thời gian cho khai thác nhanh. Qua bảng ta cũng thấy rằng tổng điểm của Lát hoa cao nhưng không được người dân trồng nhiều vì thời gian sinh trưởng dài, cây ko phù hợp với đất phát triển kém, chậm cho thu hoạch.

* Thuận lợi:

Các loại cây lâm nghiệp trên đều thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên

của địa phương, có các ưu điểm như dễ kiếm giống, dễ trồng, dễ chăm sóc, sinh trưởng nhanh, vốn đầu tư ít, nhanh cho khai thác, hiệu quả kinh tế cao.

* Khó khăn:

Người dân thiếu vốn, kỹ thuật để mở rộng sản xuất, chưa có cơ sở thu mua chế biến lâm sản. Diện tích đất để trồng tại địa phương nhỏ lẻ, không tập trung gâp khó khăn cho công tác khai thác và vận chuyển.

* Giải pháp:

Các tổ chức tín dụng, ngân hàng tạo cần điều kiện cho người dân vay vốn để mở rộng sản xuất.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến thu mua các sản phẩm lâm nghiệp để thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển

Xây dựng vườn ươm tại địa phương để cung cấp giống, cây con tốt để có thể đưa vào sản xuất.

4.6.2.2. Đánh giá lựa chọn giống cho cây ăn quả

Bảng 4.12. Đánh giá lựa chọn giống cho cây ăn quả

STT Các chỉ tiêu Loại cây

Xoài Nhãn Hồng Vải Hồng xiêm Dứa

1 Giá trị kinh tế 10 8 8 8 8 10 2 Năng suất ổn định 8 8 9 8 9 10 3 Dễ kiếm giống 9 9 8 9 9 10 4 Dễ trồng 10 10 9 9 8 10 5 Đầu tư ít 9 9 8 9 8 8 6 Ít sâu bệnh 9 9 8 9 9 9 7 Dễ chăm sóc 9 9 8 9 9 8 8 Lâu năm 10 10 10 10 10 8 Tổng điểm 74 72 68 71 70 73 Thứ tự ưu tiên 4 2 6 1 5 3

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy người dân trồng chủ yếu là cây Vải, cây Nhãn, cây Dứa, cây Xoài vì có các ưu điểm như dễ trồng, dễ kiếm giống ít sâu bệnh và lâu năm. Còn cây Hồng được người dân ít chú trọng đến bởi vì thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ và cây không phù hợp với đất ở địa phương cây trồng sinh trưởng kém và cây giống thì hiếm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thuận lợi:

Các loại cây ăn quả trên đều phù hợp với các loại đất ở địa phương, có giá trị kinh tế cao, giá cả ổn định, dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ kiếm giống và cho thu hoạch lâu năm.

* Khó khăn:

Chưa có cơ sở sản xuất cây con giống, đầu tư ban đầu cao, thời gian cho thu hoạch trái lâu, nhiều sâu bệnh hại, đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc nhất định.

Năng suất thường không ổn đinh, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Điển hình như nhãn, vải có những năm được mùa, nhưng có những năm không cho thu hoạch Dứa cho giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi công chăm sóc cao. Thị trường thu mua không ổn định, thu hái vận chuyển gặp nhiều khó khăn, người dân đưa vào trong với diện tích còn nhỏ lẻ, chưa mang tính đại trà.

* Giải pháp:

Đầu tư xây dựng vườn ươm giống tại chỗ. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn. Các cán bộ khuyến nông thường xuyên tư vấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho bà con. Xây dựng cơ sở hạ tầng, thu mua, chế biến và bao tiêu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

4.6.3. Một số giải pháp khác - Giải pháp về lâm nghiệp

Chính quyền địa phương phải thực hiện nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức cá nhân để người dân yên tâm sản xuất trồng rừng.

Kết hợp trồng rừng đạt hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, chống xói mòn sụt lở. Duy trì nguồi nước và bảo vệ môi trường sinh thái về lâu dài, có thể tận thu nguồn gỗ củi và các lâm sản ngoài gỗ khác nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt.

Xây dựng rừng giống, vườn giống để cung cấp cây giống tốt hơn.

Đầu tư vốn, giống, kỹ thuật chăm sóc và trồng hết diện tích đất lâm nghiệp đã được giao sau khi khai thác phải tiến hành trồng mới với đúng mật độ.

Nuôi dưỡng rừng trồng, chú ý chăm sóc rừng đã trồng tránh tình trạng khai

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm - Huyện Cẩm Thuỷ - Tỉnh Thanh Hoá” potx (Trang 42 - 61)