Thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị

Một phần của tài liệu Luan van CKII.Trương Tấn Hưng - Bệnh viện YHCT Bắc Giang (Trang 64)

Bảng 3.1.4. Sự thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị (n= 40).

Thời gian điều trị Chỉ số trong máu Trước điều trị SD X  Sau điều trị SD X  P Ure (mmol/l) 3,53 ± 1,40 3,67 ± 1,16 > 0,05 Creatinin (µmol/l) 56,62 ± 8,02 56,15 ± 6,97 > 0,05 AST (U/l -37oC) 24,15 ± 5,85 23,68 ± 4,55 > 0,05 ALT (U/l -37oC) 23,04 ± 4,51 23,63 ± 3,40 > 0,05 Nhận xét: Bảng 3.14 cho thấy:

Hàm lượng Ure, Creatinin và hàm lượng các men AST, ALT sau 14 ngày uống cốm lợi sữa thay đổi không đáng kể so với trước điều trị với p > 0,05. 3.3.2. Một số triệu chứng khác trên lâm sàng.

Bảng 3.15. Sự xuất hiện một số triệu chứng khác trên lâm sàng (n=40)

Triệu chứng n Tỷ lệ (%) Mẩn ngứa 0 Đau đầu 0 Đau bụng 0 Buồn nôn 0 Nôn 0 Ỉa lỏng 0 Nhận xét: Bảng 3.15 cho thấy:

Qua điều trị 40 sản phụ thiếu sữa bằng uống cốm lợi sữa, nhóm nghiên cứu chúng tôi không gặp bệnh nhân nào bị đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa lỏng, đau đầu, mẩn ngứa. Không có sản phụ nào phải ngừng thuốc trong quá trình điều trị.

3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHUNG.

Bảng 3.16. Kết quả điều trị chung theo phân loại (n = 40).

Kết quả Số bà mẹ Tỷ lệ(%) Tốt 19 47,5 Khá 15 37,5 Không kết quả 6 15 Tổng số 40 100 15% 37,5% 47,5% Tốt Khá Không kết quả 19 15 6

Biểu đồ 3.12. Kết quả điều trị chung theo phân loại.

Nhận xét: Bảng 3.16 và biểu đồ 3.12 cho thấy:

Tỷ lệ đạt kết quả tốt: có 19/40 sản phụ, chiếm 47,5%. Tỷ lệ đạt kết quả khá: có 15/40 sản phụ, chiếm 37,5%. Tỷ lệ không đạt kết quả: có 6/40 sản phụ, chiếm 15%. Như vậy tốt và khá có tỷ lệ khá cao chiếm 85%.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1.1. Về tuổi của các sản phụ thiếu sữa.

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: số sản phụ sau sinh thiếu sữa ở tuổi dưới 21 là 3/40, chiếm tỷ lệ chỉ có 7,5%. Điều này cũng phù hợp với thực tế, vì ở lứa tuổi này là lứa tuổi đang lo học hành, chưa độc lập trong cuộc sống, nên số người thành lập gia đình rất ít.

Tuổi từ 22 đến 35 tuổi có 36/40 sản phụ chiếm tỷ lệ cao 90%, tỷ lệ này là phù hợp bởi phần lớn phụ nữ đã có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định, nên đã thành lập gia đình và sinh con.

Ở tuổi trên 35 có 1/40 sản phụ chiếm tỷ lệ 2,5%, lứa tuổi này thường ngại sinh hoặc do điều kiện kinh tế, sức khoẻ nên khi có thai thường hay suy nghĩ và sau sinh đã ảnh hưởng quá trình tạo sữa. Ngoài ra, sự can thiệp của y học sẽ tăng lên cùng với tuổi tác của sản phụ. Những sản phụ ngoài 35 tuổi thường có nguy cơ phải can thiệp nhiều hơn trong quá trình sinh đẻ: như kẹp phooc-sep hay đẻ chỉ huy. Gần như tất cả các nghiên cứu đều đồng ý rằng tỉ lệ sinh mổ tăng cao khi sản phụ lớn tuổi và sau sinh sẽ ảnh hưởng quá trình tạo sữa [7], [19].

Theo YHCT, con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng tốt, tóc dài, 14 tuổi thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Xung thịnh, hàng tháng có kinh nguyệt nên có thể sinh con. 21 tuổi thận khí đầy đủ, thân thể trưởng thành khoẻ mạnh đến cực độ. 35 tuổi kinh Dương minh bắt đầu suy kém, da bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu bạc [46], [49], [51]. Vì vậy, người phụ nữ sinh con và nuôi con tốt nhất là tuổi dưới 35. Kết quả trong công trình nghiên cứu cho thấy độ tuổi 22 - 35 chiếm tỷ lệ cao là phù hợp với lý luận của YHCT. Kết quả trong công trình

nghiên cứu này cũng tương tự với với nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Oanh, Đỗ Thanh Hà. Khi dùng phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ [17].

Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Quý. Khi dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị thiếu sữa sau sinh [32].

4.1.2. Về nghề nghiệp của các sản phụ thiếu sữa.

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: tỷ lệ sản phụ là công nhân chiếm 20%. Có thể do người lao động vận động nhiều, ít căng thẳng về trí óc, tâm lý thoải mái nên sinh đẻ dễ, không ảnh hưởng tâm lý, không mất máu nhiều nên số sản phụ sau sinh thiếu sữa không cao.

Những người nội trợ, tâm lý đỡ căng thẳng, nghỉ ngơi theo ý muốn ở thời kỳ mang thai, như thế mẹ khoẻ, con khoẻ có nhiều thuận lợi cho sinh đẻ nên tỷ lệ sản phụ sau sinh thiếu sữa cũng thấp (chỉ chiếm 22,5%).

Những sản phụ là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 57,5%, có thể do cường độ làm việc trí óc nhiều, áp lực công việc lớn, nghỉ ngơi dưỡng sức không đầy đủ, có sự hiểu biết về thai sản, nên họ lo lắng nhiều hơn về sinh đẻ, gây căng thẳng tinh thần, nên ảnh hưởng đến tiết sữa. Theo YHCT, tinh thần không thoải mái sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tạng Can, làm Can mất chức năng điều đạt. Khi tạng Can không điều tiết tốt thì chức năng điều hoà của Tỳ Vị cũng bị ảnh hưởng, người mẹ ăn ít, ngủ không ngon. Khi Tỳ hư thì không vận hoá được chất tinh vi của thuỷ cốc để sinh huyết dẫn tới huyết hư, nên việc tạo thành sữa sẽ kém hơn. Điều này cũng phù hợp với lý luận của YHCT: Vú thuộc kinh dương minh, đầu vú thuộc kinh can [37].

Kết quả này cũng tương tự kết quả của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Oanh Đỗ Thanh Hà công nhân là 16,67%, nội trợ là 23,33%, cán bộ là 60% [17].

Kết quả này cũng tương tự kết quả của Lê Đình Quý, công nhân là 18%, nội trợ là 26%, cán bộ là 56% [32].

4.1.3. Về trình độ học vấn của các sản phụ.

Bảng 3.3 cho thấy: tỷ lệ các sản phụ học hết phổ thông (tương ứng với với các sản phụ làm công tác nội trợ) chiếm tỷ lệ 22,5 %.

Đối tượng trung học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 27,5%, đối tượng đại học chiếm tỷ lệ 50 %.

Ở đây, có thể do đề tài thực hiện tại Hà Nội, nơi trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật nên có tỷ lệ các sản phụ có học vấn là đại học chiếm tỷ lệ cao hơn.

Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà và nghiên cứu của Lê Đình Quý[17], [32].

4.1.4. Về số lần đẻ của các sản phụ.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: trong tổng số 40 sản phụ có 3 sản phụ sinh lần thứ 3. Điều này cho thấy trong những năm qua chiều hướng sinh con lần thứ 3 có chiều hướng gia tăng. Có 29 sản phụ sinh con lần thứ nhất, chiếm 72,5%. Có 8 sản phụ sinh con lần thứ hai, chiếm 20%. Có 3 sản phụ sinh con lần thứ ba, chiếm 7,5%.

Kết quả nghiên cứu trên tương đương với với nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà, lần 1 là 76,67%, lần 2 là 23,33% [17].

Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Quý, lần 1 là 76%, lần 2 là 24% [32].

Với tỷ lệ trên, chúng tôi nghĩ rằng: ở những sản phụ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm còn lo lắng, bỡ ngỡ trong thời gian mang thai cho đến khi sinh và nuôi con. Đặc biệt, là sau sinh còn thiếu kinh nghiệm về chăm sóc con, chăm sóc bản thân để tạo nguồn sữa mẹ và kỹ thuật cho con bú nên dễ dẫn đến thiếu sữa hoặc mất sữa.

4.1.5. Về phương pháp sinh con của các sản phụ. Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy:

Đẻ thường: có 23/40 sản phụ, chiếm 57,5%. Mổ đẻ: có 17 sản phụ, chiếm 42,5 %.

Như vậy, tỷ lệ sản phụ mổ đẻ tương đối cao. Sau khi sinh, sản phụ nên nuôi con bằng sữa mẹ. Đối với những sản phụ đẻ thường thì có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau sinh. Đối với những sản phụ mổ đẻ thì thời gian cho con bú sẽ chậm hơn (khoảng 6 giờ sau khi sinh mổ) và cứ 2 tiếng thì nên cho con bú một lần. Tuy nhiên, có một số sản phụ sau khi mổ đẻ thường bị đau bởi vết mổ, nên phải rất lâu sau đó mới cho con bú được và cũng không thể duy trì việc cho con bú theo đúng nguyên tắc. Ngoài ra, khi mổ đẻ, các bác sĩ có thể sẽ cho sản phụ dùng một số kháng sinh chống chỉ định với con, nên trong thời gian dùng thuốc, sản phụ sẽ không thể cho con bú. Việc cho con bú ít hay chậm đi, làm cho sữa mẹ của sản phụ mổ đẻ không tốt bằng đẻ thường. Cho trẻ bú muộn thì trẻ sẽ không nhận được sữa non - nguồn dinh dưỡng rất tốt với trẻ. Trong sữa non có nhiều sinh tố A chống được bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống được nhiễm khuẩn, giúp trẻ đỡ vàng da. Ngoài ra, cho trẻ bú muộn sẽ làm chậm sự tiết sữa của sản phụ.

Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà [17], đẻ thường là 63,33 %, mổ đẻ là 36,67 % và Lê Đình Quý [32], đẻ thường là 74 %, mổ đẻ là 26 %. Chúng tôi nghĩ rằng: nguồn sữa mẹ sau sinh còn có thể phụ thuộc vào tinh thần, giấc ngủ, chế độ ăn, vệ sinh và việc tích cực cho con bú của sản phụ. Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chưa kiểm soát được các yếu tố trên. Đó cũng là những hướng mở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.

4.1.6. Về số bữa cho trẻ bú thêm. Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy:

Số trẻ bú thêm 1 - 2 bữa / ngày: có 8 trẻ, chiếm 20%. Số trẻ bú thêm 3 - 4 bữa / ngày: có 32 trẻ, chiếm 80 %.

Kết quả này được đánh giá qua hỏi kỹ sản phụ, chúng tôi thấy số trẻ bú thêm với tỷ lệ trên chứng tỏ số sản phụ thiếu lượng sữa rất cao, không đáp ứng nhu cầu ăn cho trẻ, nên việc phục hồi tăng lượng sữa cho các sản phụ là rất cần thiết. Vì vậy, khi sản phụ sau sinh có dấu hiệu thiếu sữa thì cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn về vấn đề khắc phục nguồn sữa mẹ. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với kết quả của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà (2007) và của Lê Đình Quý (2007) [17], [32].

4.1.7. Về cảm giác căng tức vú của sản phụ.

Kết quả ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 cho thấy:

Để đánh giá mức độ căng vú trong thời gian uống cốm lợi sữa chúng tôi chia ngày thứ 1(N0) đến ngày thứ 21(N21) làm 4 thời điểm. Qua theo dõi các sản phụ đã có sự thay đổi sau 7 ngày điều trị và kết quả tốt tăng dần theo thời gian. Vú căng nhiều ngày đầu chúng tôi chưa thấy, sang ngày thứ 7 có 15%, đến ngày thứ 14 đạt được 42,5% và đến ngày thứ 21 (sau dừng thuốc 7 ngày) đạt được 47,5%. Vú căng vừa ngày đầu có 15%, đến ngày sang ngày thứ 14 có 25% và đến ngày thứ 21 (sau dừng thuốc 7 ngày) tăng được 32,5%. Vú căng ít có tỷ lệ cao ở ngày đầu 85%, nhưng sau 14 ngày điều trị giảm xuống chỉ còn 32,5% và đến ngày thứ 21 (sau dừng thuốc 7 ngày) đạt được 20%. Điều đó cho thấy uống cốm lợi sữa đã có tác dụng làm tăng tiết sữa vì có tăng lượng sữa thì vú của các sản phụ mới căng.

4.1.8. Về số lượng sữa vắt được trong 1 phút của sản phụ. Kết quả ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 cho thấy: Kết quả ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 cho thấy:

Theo dõi lượng sữa vắt được ở các sản phụ trong đợt uống cốm lợi sữa, ngày đầu chỉ có 3,47 ± 0,71ml, ngày thứ 7 sự thay đổi chưa nhiều 5,04 ± 0,44ml, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Đến ngày thứ 14 đặc biệt là ngày thứ 21 tăng 7,17 ± 0,44ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Uống cốm lợi sữa có tác dụng làm tăng lượng sữa đáng kể, đáp ứng được nguồn sữa mẹ cho trẻ bú. Có thể do uống cốm lợi sữa đã làm cho hai mạch Xung Nhâm thịnh, Tỳ Vị mạnh, khí huyết đầy đủ, chức năng tạng phủ được điều hoà, nên có thể hoá sinh ra sữa được.

Mặt khác, qua theo dõi lâm sàng chúng tôi còn thấy uống cốm lợi sữa tạo được sự tin tưởng cho các sản phụ, làm cho tinh thần thoải mái hơn, ăn ngủ tốt hơn. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc tăng tiết sữa đối với các sản phụ sau sinh. Đây là kết quả rất mừng đối với những sản phụ thiếu sữa, khi họ được ngắm con mình có được bữa bú thoả mãn. Tỷ lệ này cũng phù hợp nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà và Lê Đình Quý [17], [32].

4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG

4.2.1. Thời gian một bữa bú.

Theo sinh lý thời gian một bữa bú bình thường của trẻ sau sinh là 5-10 phút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.9 và biểu đồ 3.5, 3.6, 3.7 cho thấy, tỷ lệ trẻ bú dưới 5 phút và trên 15 phút trước uống cốm lợi sữa có tỷ lệ 80%.

Nếu trẻ chỉ bú dưới 5 phút có nghĩa là mẹ không còn sữa để trẻ bú, nên trẻ không chịu bú tiếp. Khi trẻ bú trên 15 phút là thể hiện trẻ bú lâu nhưng không no vì sữa không đủ.

Sau khi uống cốm lợi sữa tỷ lệ này giảm xuống còn 40%. Điều này cho ta thấy sau uống cốm lợi sữa đã làm cho sữa tăng tiết nhiều hơn nên thời gian một bữa bú quá ngắn hoặc quá dài của trẻ giảm rõ rệt.

Thời gian bú 5-10 phút là phản ánh đủ sữa mẹ, tỷ lệ này tăng dần 20% (N0) lên 60% (N14) và lên 75% (N21) .

So kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà và của Lê Đình Quý thì cũng tương đương.

Có lẽ khi sản phụ uống cốm lợi sữa đã có tác động đến kinh mạch và tạng phủ trong cơ thể như: Phế, Tâm, Tỳ và Thận làm thúc đẩy hoạt động chức năng của các tạng này.

Theo lý luận của Y học cổ truyền: cơ chế sinh ra sữa là do hoạt động sinh lý của kinh mạch, tạng phủ để sinh ra sữa, thông qua hệ kinh mạch mới có thể đưa đến tuyến vú để đẩy sữa ra ngoài.

4.2.2. Số bữa trẻ bú thêm sữa ngoài.

Kết quả ở bảng 3.10 và biểu đồ 3.8 cho thấy sau uống cốm lợi sữa có sự thay đổi, số trẻ không bú thêm tăng từ 0% (N0) lên 40% (N14) và lên 50% (N21), bú thêm 1-2 bữa/ngày tăng 15% (N0) lên 30% (N14) và lên 32,5% (N21), bú thêm 3-4 bữa/ngày giảm dần từ 85% (N0) xuống 30% (N14) và xuống 17,5% (N21).

Kết quả ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.9 cho thấy số bữa bú cho trẻ bú thêm trung bình / ngày giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Trước uống cốm lợi sữa là 3,27 ± 0,28 (bữa), sau uống cốm lợi sữa là 1,23 ± 0,10 (bữa), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Như vậy, càng chứng minh rằng sau uống cốm lợi sữa lượng sữa của bà mẹ được tăng cường nhiều hơn. Ngoài việc cải thiện được thời gian bú mẹ (như đã phân tích ở trên), còn làm giảm số bữa bú thêm trong ngày của trẻ.

Như chúng ta đã biết lợi ích của sữa mẹ trong việc nuôi con, ngoài cung cấp năng lượng, dễ tiêu hoá, còn cung cấp nhiều kháng thể để chống bệnh tật. Khi không có bệnh tật thì sức khoẻ của trẻ tăng lên và chóng lớn, như vậy thì trí tuệ của trẻ cũng phát triển hơn. Mặt khác giảm được số bữa bú thêm bằng sữa ngoài, như vậy là làm giảm được một phần khó khăn cho các sản phụ nuôi con nhỏ đang bú mẹ.

4.2.3. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú.

Kết quả ở bảng 3.12 và biểu đồ 3.10 cho thấy sau liệu trình điều trị bằng uống cốm lợi sữa thì tỷ lệ trẻ khóc sau mỗi bữa bú giảm rõ rệt, từ 42,5% (N0) xuống còn 17,5% (N14) và xuống 12,5% (N21). Trẻ khóc sau bữa bú là do

Một phần của tài liệu Luan van CKII.Trương Tấn Hưng - Bệnh viện YHCT Bắc Giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)