o Qui chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may
o Qui định về ghi nhãn hàng hoá các sản phẩm dệt may o Tiêu chuẩn sinh thái cho sản phẩm dệt may
o Qui định về chất lượng và yêu cầu về môi trường cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu, nhất là các sản phẩm dệt.
Đây là vấn đề cần sớm khắc phục trong thời gian tới.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM NAM
III.1Ảnh hưởng tích cực
- Nâng cao nhận thức về các yêu cầu môi trường và an toàn đối với sản phẩm dệt may.
- Tăng cường công tác xây dựng qui chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và môi trường cho sản phẩm dệt may.
- Đẩy mạnh việc thực hiện hài hòa và công nhận lẫn nhau. - Tăng cường năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu sinh thái
• Các giải pháp quản lý nhà nước
• Tăng cường năng lực hoạt động của văn phòng TBT Việt Nam và các Bộ, ngành để có năng lực trao đổi thông tin, yêu cầu hợp lý của các thành viên và các cơ quan liên quan trong tổ chức WTO.
RÀO CẢN THƯƠNG MẠI EU
• Xây dựng và thực hiện các qui chuẩn kỹ thuật dệt may.
• Tăng cường năng lực thử nghiệm: tiêu chuẩn, hệ thống phòng thử nghiệm được công nhận, tạo sự công nhận lẫn nhau đối với các chứng chỉ chất lượng.
• Tăng cường quản lý hiêu quả môi trường.
• Thiết lập một cơ chế theo dõi và phổ biến thông tin có liên quan và đẩy mạnh trao đổi và hợp tác quốc tế.
• Các giải pháp ngành dệt may
• Cần có đầu mói thu thập, cập nhập và phổ biến thông tin về rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu trên các trang Web của Vinatex và Viện dệt may.
• Phát triển các tiêu chuẩn chất lượng, các yêu cầu về môi trường, tiêu chuẩn sinh thái cho sản phẩm dệt may.
• Thúc đẩy việc thực hiện nhãn sinh thái được sự thừa nhận quốc tế và cải thiện hình ảnh về môi trường của các doanh nghiệp.
• Thiết lập một cơ chế theo dõi và phổ biến thông tin có liên quan và đẩy mạnh trao đổi và hợp tác quốc tế.
• Kiến nghị với các doanh nghiệp
• Xác định, có nhận thức đúng đắn về các rào cản kỹ thuật có thể gặp phải và về sự cần thiết phải thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới • Chủ động tìm hiểu luật pháp, tập quán thương mại của thị trường của các nước nhập
khẩu để tránh các loại rào cản thương mại
• Các doanh nghiệp cần có đầu mối theo dõi các yêu cầu, rào cản kỹ thuật; triển khai việc thực hiện các hệ thống quản lý liên quan tới chất lượng, môi trường như CSM, ISO 9001, ISO 1400 v.v.
RÀO CẢN THƯƠNG MẠI EU
• Thực hành quản lý hóa chất tuân thủ RSL: nguồn gốc, xuất xứ của chúng, các phiếu số liệu an toàn của nhà cung ứng
• Thực hiện quản lý chuỗi cung cấp về khía cạnh môi trường
• Đổi mới, ứng dụng các công nghệ sạch hơn, các công nghệ, các công nghệ sử dụng ít nước, ít năng lượng, giảm thiểu chất thải nước, chất thải khí v.v
III.2Tiêu cực
- Khó khăn trong việc xâm nhập thị trường xuất khẩu - Chi phí xuất khẩu tăng
Thực tế, hàng Việt Nam vào thị trường EU mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ và có đến 40% phải đi qua con đương trung gian (qua Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông,…). Để hàng hóa của chúng ta chiếm lĩnh được thị trường này cần phải có sự phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và các doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam, cần nâng cao hiểu biết hơn nữa về thị trường EU, những quy định hành lang pháp lý, thu thập thông tin về khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, am hiểu văn hóa của các nước EU, nắm bắt thị hiếu, tiêu dùng của họ…để xây dựng một chiến lược lâu dài và hiệu quả, thâm nhập vào thị trường này…Lựa chọn nhiều con đường xuất khẩu như: xuất khẩu trực tiếp, liên doanh với các doanh nghiệp nổi tiếng của EU, đầu tư trực tiếp,…Chúng ta cấn phải có chính sách quảng bá sản phẩm thương hiệu thông qua các hình thức triển lãm, hội chợ, hội thảo chuyên đề…thông qua đại sứ quán và người Việt Nam ở nước ngoài để tận dụng những mối quan hệ thương mại bền vững…
RÀO CẢN THƯƠNG MẠI EU
KẾT LUẬN
EU là thị trường chiến lược và đầy tiềm năng mà Việt Nam còn chưa khai thác hết. Trong bối cảnh giao thương quốc tế ngày càng được mở rộng thì các hàng rào thuế quan dần được tháo dỡ. Tuy nhiên viêc này lại kéo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa lại trở thành rào cản chính trong thương mại. Vì vậy chúng ta phải đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa theo hướng hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích: cùng chung một tiêu chuẩn, một giấy chứng nhận … đã được chấp nhận tại các quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho hoạt động thương mại quốc tế.
Hiện nay tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu ngày càng cao và rào cản xuất hiện ngày càng nhiều . Vì vậy việc nắm rõ các rào cản thương mại của EU là một điều cấp thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Nếu doanh nghiệp thiếu kiến thức về các rào cản thương mại thì sức mạnh sẽ thuộc về các nhà nhập khẩu, đồng thời làm giảm sự cạnh tranh của hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu. Như vậy, chúng ta sẽ không tiếp cận được với những thị trường mới ở châu Âu.
Thực tế đã chứng minh việc nắm rõ và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định chung của EU sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và tiến sâu vào thị trường đầy tiềm năng EU. Không những thế việc “Biết người biết ta” còn giúp các doanh nghiệp tranh khỏi những vụ kiện chống bán phá giá hay tự vệ thương mại.