Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex pot (Trang 28 - 31)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập

1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán

bán trong nước

1.1. Đối với thị trường nhập khẩu:

Trong cơ chế thị trường bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần

phải gắn với thị trường. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sự nắm vững

thị trường. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước là rất cần thiết và phải được quan tâm thoả đáng.

Trong kinh doanh phải nắm vững được các yếu tố của thị trường, hiểu

biết được các quy luật vận động của chúng để ứng xử kịp thời, mỗi chủ thể

kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường vì nó rất có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, nhất là trong công tác kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

Qua quá trình quan sát và nghiên cứu ở công ty cổ phần thiết bị xăng

dầu Petrolimex cho thấy Công ty đã thực sự coi trọng vấn đề nghiên cứu thị trường như là một động lực, tiền đề để phát triển kinh doanh. Trên thực tế cho

thấy mọi hoạt động giao dịch, tìm kiếm bạn hàng Công ty đã thực sự quan tâm thích đáng đến công tác kế hoạch, marketing quốc tế, tìm kiếm nguồn

hàng từ các thị trường trên thế giới.

Trong nghiên cứu thị trường xác định mặt hàng nhập khẩu, một nhân tố

rất quan trọng cần phải xem xét đó là tỷ suất ngoại tệ các mặt hàng nhập khẩu.

Tỷ suất ngoại tệ sẽ được so sánh với tỷ giá hối đoái để quyết định xem có nên nhập khẩu hay không. Như vậy, yêu cầu mới đặt ra là Công ty phải luôn bám

sát giá cả thị trường, xu hướng vận động của giá cả cũng như việc tiếp cận với

nhiều nguồn hàng.

Công ty cần phải xác định được nhu cầu và nguồn hàng một cách thực

tế, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động trong từng thời điểm, từng vùng, từng khu vực. Cùng với việc xác định nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao gồm: Việc xem xét đặc điểm tính chất, khả năng của sản xuất hàng hoá thay thế, khả năng lựa chọn mua bán. Kết hợp với

việc nghiên cứu dung lượng thị trường, các điều kiện chính trị, thương mại,

luật pháp, tập quán buôn bán quốc tế để có thể hoà nhập với thị trường một

cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Thị trường nhập khẩu là một mảng không thể thiếu của Công ty gắn

liền với thị trường trong nước, thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty

1.2. Đối với thị trường xuất bán trong nước

Việc nắm bắt tình hình kinh tế xã hội cũng như cơ sở luật pháp hay tìm hiểu bạn hàng trong nước phải được cán bộ kinh doanh tiến hành rất kỹ lưỡng, đầy đủ và có hiệu quả. Tuy nhiên về hàng hoá mới chỉ quan tâm đến

giá cả mà chưa chú ý đến dung lượng thị trường hay chu kỳ biến động của

việc tiêu thụ hàng hoá, do đó hầu như chưa thể có dự đoán chính thức của giá

cả. Nếu như không có các nhân tố ảnh hưởng đột biến tới dung lượng thị trường như bão lụt, hạn hán,... thì quan sát thị trường thực tế có thể thấy dung lượng thị trường biến đổi có tính chu kỳ và tương đối ổn định. Mặt khác do là

người nhập khẩu trực tiếp nên cán bộ có thể nắm bắt được giá gốc (giá thấp

nhất có thể bán) từ đó biết được giới hạn của giá lên xuống. Nắm vững chu kỳ

trên, cán bộ kinh doanh tính toán thời gian nhập hàng đúng lúc để tiêu thụ

hàng hoá có thể bán với giá thấp với thời gian nhanh. Để làm được điều này thì đợi giá đang xuống thấp vẫn lập phương án nhập hàng, khi hàng về là vừa

khi giá lên.

Để có khả năng nghiên cứu thâm nhập và mở rộng thị trường xuất bán,

bộ phận nghiên cứu thị trường cần hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Việc

thu thập thông tin chính xác, kịp thời là vô cùng quan trọng trong việc kinh

doanh hàng hoá nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng.

Trên cơ sở thu thập và xử lý những thông tin thị trường, Công ty sẽ xác định được chính xác thị trường mục tiêu, đưa ra các quyết định như kế hoạch

sản phẩm, kế hoạch marketing,.... Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường mà xem xét điều chỉnh giá bán cho phù hợp hoặc có những biện pháp cụ thể để tăng giảm giá bán, trả lời được những câu hỏi như:

- Khi nào khách hàng mua hàng của Công ty, khối lượng là bao nhiêu, quy cách chất lượng mẫu mã như thế nào?

- Giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận được.

- Địa điểm thời gian mà người mua cần đến hàng hoá của Công ty. Để hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề và khó khăn trên bộ phận

nghiên cứu thị trường phải có những thông tin cần thiết một cách kịp thời, đầy đủ và phản ánh chính xác tình hình thực tế. Để đạt được điều này Công ty cần

dự báo được tình hình thị trường thông qua dự báo kinh tế, thông qua dự báo xu hướng nhu cầu... Đồng thời Công ty cũng cần tiếp cận thị trường, đi sâu đi

sát thị trường, luôn coi trọng thị trường và vũ đài cạnh tranh đối với các đối

ty đều quan trọng, giúp Công ty phân tích tình hình thực trạng thị trường, tình hình các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của thị trường để có kế hoạch mở rộng

thị trường đápứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.

Mở rộng thị trường là một mục tiêu lâu dài và khó khăn, nhưng chỉ có

mở rộng thị trường thì Công ty mới có thể tồn tại và phát triển vững chắc. Đối

với Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu hiện nay mục tiêu mở rộng thị trường trong nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu là một trong

những mục tiêu chính, Công ty cần có những biện pháp cụ thể để thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex pot (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)