LỜI KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu doko.vn-Nang-cao-chat-luong-tin-dung-t (Trang 65 - 70)

Hoạt động kinh doanh tín dụng Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, mang tính tổng hợp, gắn liền với các điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội của đất nước. Do đó, việc tạo lập môi trường kinh tế cũng như pháp lý đầy đủ và đồng bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn trong việc thúc đẩy tăng trường kinh tế đất nước.

Đối với những khó khăn trong hoạt động trên của HDBank Hà Nội, có một số nhóm kiến nghị như sau:

- Kiến nghị về phía nhà nước Việt Nam, cần phải ban hành, hoàn thiện và đồng bộ hóa các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp và có liên quan để tạo môi trường kinh tế- pháp lý vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệp, cũng như hoạt động của các Ngân hàng. Cần tạo guồng máy hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các ngành các cấp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng. Sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan như Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ, Sở công nghiệp, tài chính, Ngân hàng nhà nước, Công an, Toà án nhân dân các cấp là hết sức cần thiết, nhờ đó, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng triển khai hoạt động, đồng thời giúp các ngân hàng giám sát tốt hơn trong việc sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, hạn chế được rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

nữa vai trò quản lý vĩ mô của mình trong lĩnh vực ngân hàng; cần tham mưu cho chính phủ trong việc hoạch định các chinh sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế và sự an toàn trong hệ thống các Ngân hàng thương mại, nhất là trong thời kỳ này, sự suy giảm của ngành tài chính ngân hàng đang diễn ra. Ngân hàng nhà nước cần phải tăng cường công tác thanh tra, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và an toàn nhất. cần mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm tín dụng của Ngân hàng nhà nước bằng nhiều hình thức, đặc biệt là nhận thông tin, chọn lọc thông tin và từ đó cung cấp kịp thời, chính xác các nguồn tin trong nước và thế giới… để các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng có căn cứ và giải pháp tích cực trong hoạt động nói chung và kinh doanh tín dụng nói riêng.

- Về phía HDBank, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ Ngân hàng mà trước hết là cán bộ tín dụng, cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý kinh doanh; thường xuyên quan tâm mở lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về tín dụng, nguồn vốn, thẩm định, tin học, thanh toán quốc tế… để nâng cao trình độ cho các cán bộ. Cần xử lý dứt điểm những khoản nợ khó đòi, xoá nợ đối với chi nhánh theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước để từng bước phân loại nợ, trích lập dự phòng một cách hợp lý. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát trong toàn bộ hệ thống, giám sát và đôn đốc kịp thời những sai phạm của các chi nhánh, nhất là trong hoạt động tín dụng.

- Về phía HDBank Hà Nội, cần phải đặt ra những giải pháp cụ thể cho những khó khăn của chính mình trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong công tác khách hàng mở rộng tín dụng, Ngân hàng cần nắm được tình hình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn như cổ phần hóa, giải thể, sáp nhập… để xem xét định hướng đầu tư; cần mở rộng và chú trọng

đầu tư cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH, cá thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên của các cơ quan làm ăn có hiệu quả, thu nhập ổn định; cần áp dụng một cách linh hoạt cơ chế lãi suất cho vay; tiếp tục giữ quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, có uy tín, đồng thời mở thêm quan hệ với khách hàng mới làm ăn có hiệu quả, vay vốn lớn có tài sản đảm bảo;

Trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ vốn vay từ khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; xếp loại và đánh giá đầy đủ các mặt của doanh nghiệp để đầu tư, hạn chế và loại dần việc đầu tư các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh; nâng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ; hàng quý tổ chức phân tích chất lượng tín dụng để đánh giá, phân loại nợ để có biện pháp xử lý với từng loại nợ; Ngoài ra, cần phải nâng cao chất lượng thẩm định cho cán bộ tín dụng, cũng như cần thường xuyên tổ chức kiểm tra theo chuyên đề nhằm bảo đảm thực hiện đúng thủ tục, chế độ quy định, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn.

Đối với công tác thu nợ quá hạn và xử lý rủi ro, Ngân hàng cần cơ cấu lại các khoản nợ để xử lý tích cực. Đối với các khách hàng không chịu trả nợ thì cần phải xử lý kiên quyết: xiết nợ tài sản hoặc khởi kiện.

Đối với công tác cán bộ, Ngân hàng nên phân loại cán bộ, giao phụ trách từng nhóm khách hàng cho phù hợp trình độ quản lý của cán bộ; chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ để các cán bộ từng bước có thể tiếp cận các dự án lớn; tổ chức trao đổi nghiệp vụ thường xuyên hơn để các cán bộ học tập lẫn nhau, nâng cao nghiệp vụ.

Đối với các mặt hoạt động dịch vụ khác, Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ đã triển khai như: phục vụ tốt và mở rộng

thêm các khách hàng có nhu cầu Thanh toán quốc tế mở L/C; tăng cường chế chấp lô hàng và bán bảo hiểm để đảm bảo an toàn vốn và thu bảo hiểm; triển khai trả lương qua thẻ đến các khách hàng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, phát hành thẻ ATM đến khách hàng; phục vụ tốt khách hàng có nhu cầu bảo lãnh để thu phí dịch vụ.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoàng như hiện nay, tất cả các lĩnh vực các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng một mức nhất định. Ngành tài chính- ngân hàng lại là ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất, vì vậy cần phải nắm bắt sự biến động trên thị trường và tìm các giải pháp xử lý tốt để tránh được khó khăn nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn với tốc độ tăng trưởng cao.

Các nước lựa chọn con đường nền kinh tế thị trường các chủ thể kinh tế cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển đòi hỏi không chỉ ngành ngân hàng mà với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng phải tập trung phát triển sản phẩm của mình sao cho đạt được chất lượng tốt nhất. Đối với ngân hàng, tín dụng là sản phẩm mang lại doanh thu chủ yếu nên đòi hỏi mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của nó là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển của ngân hàng.

Từ thực tế nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh nói chung và thực trạng hoạt động tín dụng nói riêng tại HDBank Hà Nội, tôi đã rút ra được những đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng, tìm những nguyên nhân và đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cho vấn đề còn tồn tại.Tôi hy vọng những ý kiến đề xuất, giải pháp của tôi có thể được ngân hàng nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế đem lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Dù đã rất cố gắng cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như các anh chị cán bộ nơi thực tập nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên người viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề thực sự hữu ích.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội, năm 2001.

2. TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà nội, năm 2006.

3. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội, năm 2004.

4. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà nội, năm 2002.

5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX, ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11, ngày 17/6/2003.

6. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX, ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH 11, ngày 15/06/2004.

Một phần của tài liệu doko.vn-Nang-cao-chat-luong-tin-dung-t (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w