2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
2.1.3.4. Các trung tâm khai thác tính toán lưới
Hình 2-13. Trung tâm London e-Science (http://www.lesc.ic.ac.uk/)
Trung tâm London e-Science (LeSC), khoa CNTT, Đại học Imperial ra đời và hoạt động từ 9/2001 là một thành phần của chương trình UK e-Science của Vương Quốc Anh. Nhiệm vụ của trung tâm này là nghiên cứu phát triển một số công nghệ hỗ trợ triển khai e-Science cho các trường đại học và viện nghiên cứu ở Lodon và vùng Đông Nam nước Anh. Trung tâm này còn đảm trách hệ thống Access Grid để tổ chức hội thảo truyền hình sử dụng Grid làm nền tảng cho việc chứng thực. Hệ thống Access Grid này kết nối 15 trung tâm nghiên cứukhoa học của Anh và các nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương.
Chương trình này được sự tài trợ của quỹ nghiên cứu khoa học quốc gia Liên bang Mỹ (NSF), và cùng với sự tham gia của 20 trung tâm nghiên cứu khoa học tính toán thuộc 13 nước trong khu vực như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Chi Lê, Switzerland, Mexico. Trung tâm NGO như là một tổ chức hạt nhân của chương trình PGRAMA. Một số kết quả nổi bật đã được thực hiện như sau:
- Ninf-G (http://ninf.apgrid.org): đây là dự án được thực hiện bởi các chuyên gia Nhật Bản, nhằm tạo ra công cụ với giao diện trực quan cho phép người sử dụng dể dàng truy cập đến nguồn tài ngyên mạng lưới, sử dụng các phần mềm và dữ liệu khoa học trên grid. Hiện nay đã có phiên bản 4.1 của hệ thống này được hiện thực như một phần mềm nguồn mở. Người Nhật (và chỉ người Nhật) tổ chức một hội thảo về Ninf-G vào 18/01/2006. Đây là một đóng góp của Nhật vào việc tạo ra các ứng dụng trung gian cho tính toán lưới.
- Nimrod/G (http://www.csse.monash.edu.au/~davida/nimrod/nimrodg.htm): cũng là một sản phẩm tương tự Ninf-G, được phát triển bởi Đại học Monash, Úc nhằm
hỗ trợ cho Globus Toolkit để khám phá một cách tự động nguồn tài nguyên cho phép của Grid.
- Dự án BioGrid: nhằm phát triển nền tảng tính toán mạng lưới hỗ trợ phân tích gen, những vấn đề về bệnh. Đây là dự án đang được triển khai.
- Dự án Telescience: nhằm sử dụng mạng toàn cầu và hệ thống tình toán lưới để giúp các thành viên PRAGMA truy cập và sử dụng các thiết bị chẩn đoán y khoa từ xa (máy đo điện tâm đồ não, kính hiễn vi điện tử, máy gia tốc, v.v…) của các đại học lớn như San Diego, Osaka, Tokyo, v.v… Qua đó hỗ trợ các nghiên cứu về tế bào não, về thần kinh, về các dịch bệnh SARS, Bird Flu, v.v…