Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc và trình độ của cán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức lao động tại công ty lắp máy và xây dựng số 5 (Trang 50)

II. Thực trạng Tổ chức lao động tại Công ty Lắp máy và xây dựng số 5

4. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc và trình độ của cán

cán bộ công nhân viên.

Hoàn thiện công tác đánh giá công việc và trình độ của cán bộ công nhân viên là cơ sở quan trọng để Công ty tiến hành bố trí và phân công lao động một cách hợp lý. Đánh giá công việc dựa trên cơ phân tích và thông qua các phương pháp như thang đo đánh giáđồ họa, danh mục kiểm tra, ghi chép các sự kiện quan trọng, thang đo dựa trên hành vi, so sánh, bản tường thuật và Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

quản lý bằng mục tiêu…Từđó xây dựng các bản mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn thự hiện công việc và bảng yêu cầu thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc cóý nghĩa quan trọng, nó phục vụđược nhiều mục tiêu quản lý, giúp người quản lýđưa ra các quyết định nhân sự, các kết quảđánh giácông việc còn giúp cho bộ phận quản lý nguồn nhân lực và lãnh đạo cấp cao có thểđánh giáđược thắng lợi của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực như tuyển mộ, tuyển chọn, định hướng, thăng tiến, đào tạo và các hoạt động khác, kiểm điểm được mức độđúng đắn và hiệu quả của các hoạt động đó, từđó có các phương hướng điều chỉnh phù hợp. Đồng thời đánh giá thực hiện công việc còn tác động trực tiếp tới cả người lao động, nóảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng và phát triển đạo đức, thái độ lao động của người lao động và bầu không khí tâm lý – xã hội trong các tập thể lao động.

5. Phân công lao động phù hợp giữa trình độ nghề và trình độđược đào tạo của người lao động.

Việc phân công lao theo mức độ phức tạp công việc hiện nay còn chưa hợp lý. Phòng tổ chức – Hành chính nên dựa vào cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc để phân công lao động cho từng bộ phận được hợp lý hơn. Cụ thể là lựa chọn lao động ở từhg bộ phận sao cho cấp bậc công việc bằng cấp bậc công nhân hoặc lớn hơn một bậc so với cấp bậc công nhân. Có như vậy người lao động mới cố gắng và mới có khả năng phấn đấu hoàn thành. Nếu như phân công công việc có cấp bậc công việc lớn hơn nhiều so với cấp bậc công nhân thì người lao động sẽ không hoàn thành công việc, ngược lại nếu cấp bậc công việc nhỏ hơn cấp bậc công nhân sẽ gây ra tình trạng lãng phí công nhân, không tận dụng hết năng lực làm việc của người lao động.

Việc phân công lao động sản xuất như hiện nay vẫn còn gây ra hiện tượng lãng phí thời gian tác nghiệp. Để hoàn thiện hơn nữa ta lược bỏ thời

tiến hành công việc cóích cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công ty phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bố trí máy móc và dụng cụ sản xuất một cách hợp lý. Giảm bớt thời gian nhàn rỗi trong quá trình hoạt động do phải chờđợi phục vụ.

Vì vậy để giảm thời gian phục vụ của công nhân chính có hai cách,. cách thứ nhất, cần có công nhân phụđể láy nguyên liệu. Khi đó thời gian phục vụ của công nhân chính sẽ giảm. Cách thứ 2 là mở rộng nơi sản xuất, khi đó nguyên liệu đặt ngay nơi sản xuất, người công nhân không phải đi xa để lấy, cách này tiết kiệm lao động sống, rút ngắn quảng đường vận chuyển nhưng khó thực hiện do chi phí cao.

6. Xây dựng tinh thần hiệp tác lao động tốt.

Hiệp tác lao động được hình thành trên cơ sở của sự phân công lao động. Vì vậy phân công lao động cóý nghĩa rất quan trọng trong sự hiệp tác lao động, phân công lao động càng sâu thì hiệp tác lao động càng rộng. Nhờ việc hiệp tác lao động mà khả năng làm việc cá nhân từng người lao động được nâng cao làm tăng sức sống của từng người. Hiện nay tinh thần hiệp tác lao động giữa những người lao động trong Công ty về công việc cũng như mối quan hệ xã hội rất tốt. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức lao động về mặt hiệp tác này chúng ta có thể tiến hành đồng thời các hoạt động:

- Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh tại nơi làm việc.

- Bố trí và phân công lao động đúng người đúng việc tạo niềm hăng say, tích cực đối với công việc được giao.

- Thực hiện tốt công tác phục vụ nơi làm việc để tạo điều kiện cho sự hiệp tác được dể dàng.

- Phân công hợp lý công nhân ở từng tổ làm cho năng suất lao động tăng cao.

7. Nâng cao trách nhiệm trong công việc của người lao động.

Trách nhiệm trong công việc của người lao độngphụ thuộc rất lớn vào mức độ hợp lý của tổ chức lao động. Chẳng hạn khi phân công lao động không rõ ràng, không chặt chẽ, qui định trách nhiệm quyền hạn của từng người lao động cụ thể, các chếđộ khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần không công bằng, điều kiện lao động không đảm bảo, tổ chức phục vụ không kịp thời… đều có thể dẫn đến tình trạng sử dụng thời gian làm việc không hợp lý, lãng phí công suất máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu… Vì vậy cần có biện pháp tác động đến để nâng cao trách nhiệm của họ trong công việc

Các hình thức có thể thực hiện:

Tuyên truyền phổ biến nội quy của công ty, phân xưởng

Thảo luận kiểm tra tình hìnhỷtách nhiệm công việc ở các cuộc họp tổ sản xuất phân xưởng và toàn công ty.

Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo kịp thời tình hình trách nhiệm thực hiện công việc trong toàn công ty.

Tâm sự gặp gỡ các công nhân viên tiên tiến lâu năm, có uy tín đối với công nhân trẻ về kỷ luật lao động.

Muốn nâng cao được trách nhiệm công việc của người lao động thì cần phải gắn liền lợi ích của họ với lợi ích của Công ty. Để từđó họ coi Công ty như là ngôi nhà thứ hai của mình. Lúc đó tự họ sẽ gắn bó hơn với Công ty và tự giác lao động hăng say mà không cần phải quản lý chặt chẽ mà họ vẫn làm việc một cách chất lượng, hiệu quả cao. Muốn thế thì các những người lãnh đạo trong Công ty cần phải gần gủi cán bộ công nhân viên chức trong Công

của họ. Từđấy có phương pháp để gần gủi họ hơn. Từ việc gần gủi họ, thì sẽ có các cách thức để quản lý họ sao cho hợp lý. Từđó người lao động sẽ có trách nhiệm trong công việc không những hoàn thành tốt mà còn có những sáng kiến giúp Công ty ngày càng phát triển.

Để nâng cao được trách nhiệm của họ phải gắn các hình thức khuyến khích cả về vật chất và tinh thần để họ thực hiện tốt công việc được giao với ý thức tự giác làm việc. Để làm được vấn đề này thì Công ty cần phải có quy chế thưởng phạt nghiêm để nâng cao trách nhiệm của người lao động trong công việc mà mình được giao. Nếu họ làm tốt thì cần phải có hình thức khen thưởng kịp thời để kích thích người lao động tiếp tục làm việc hăng say và có hiệu quả cao trong công việc. Khen thưởng ởđây phải cả 2 vấn đề là cả vật chất và tinh thần thì mới khuyến khích được người lao động trong công việc. Hai hình thức này cần phải song đôi song có sự kết hợp khéo léo thì mới phát huy được hiệu quả của khen thưởngt trong lao động. Song vấn đề quan trọng nhất phải là kịp thởi. Để làm được điền này thì Tổ chức Công đoàn cần phải hoạt động mạnh và nhanh chóng tiếp cần được với người lao động để khuyến khích khen thưởng kịp thời và có hình thức giúp đỡ họ tiếp tục phát huy các sáng kiến cũng như tài năng của họ ngày càng tốt hơn.

8. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có nguồn lao động tiềm năng, nâng cao tính hiệu quả của tổ chức bằng việc giúp tăng lao động hiểu rõ hơn về trang bị thêm kiến thức cho người lao động, công việc nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức nanưg, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt ơn, cũng như nâng coa khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai.

Công ty cần nghiên cứu vàáp dụng các phương pháp đào tạo thích hợp nhưđào tạo trong công việc vàđào tạo ngoài công việc, đây là 2 phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.

Với phương pháp đào tạo công việc công ty có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập, hoặc có thể gửi lao động đi đào tạo ở các trường dạy nghề hoặc quản lý do các Bộ, ngàn hoặc do Trung ương tổ chức. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và hội nghị tại công ty để thảo luận về các chuyên đề người học cóđược các kiến thức và kinh nghiệm cần thiết.

Công ty cũng có thểáp dụng phương pháp đào tạo trong công việc nhưđào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc tức là dạng các kỹ năng thực hiện công việc cho các công nhân sản xuất trong quá trình bắt đầu làm quen với công việc. Hoạc đào tạo theo kiểu học nghề, thông qua việc học lý thuyết trên lớp kết hợp với thực hành tại công ty, phân xưởng công trường. Ngoài ra đào tạo theo phương pháp kèm cặp, chỉ bảo và luân chuyển, thuyên chuiyển cũng là phương pháp tốt để giúp cho cán bộ quản lý có thể phát huy tốt khả năng của mình, giúp cho họ cóđược những kiến thức tổ hợp về các lĩnh vực khác nhau. Và có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai.

- Tăng cường trình độ - Tinh giản bộ máy

9. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao vai trò và trách nhiệm giám sát của cán bộ quản lý. nhiệm giám sát của cán bộ quản lý.

Quản lý là công tác không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức nào, quản lý là nền tảng và cơ sởđể phân công và hiệp tác lao động, điều khiển mọi hoạt động của công ty, là cơ quan đầu não bộ máy quản lý thực hiện nghiên cứu và

cho người lao động. Tăng cường quản lý xuất phát từ nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề quản lýđòi hỏi ở mức độ cao hơn với những cán bộ có trình độ cao hơn về chuyên môn cũng nhưđạo đức và bản lĩnh.

Hoàn thiện bộ máy quản lý vừa mang ý nghĩa trước mắt, vừa là chiến lược cạnh tranh lâu dài của các tổ chức. Bộ máy quản lý sẽ là người trực tiếp điều hành và chỉđạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại, sự phát triển hay suy tàn của mọi tổ chức đều bắt nguồn từ năng lực hoạt động và chiến lược của bộ máy quản lý.

Vì vậy, bộ máy quản lý phải được sắp xếp, bố trí theo hướng gọn nhẹ và linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Để tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công ty phải thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động cũn như nhiệm vụ hoàn thành của lao động quản lý, đánh giá công bằng, công khai. Bên cạnh đó, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, có chính sách luân chuyển và thuyên chuyển cán bộ hợp lý giúp họ phát huy khả năng và sở trường của mình. Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác quản lý cũng là vấn đề quan trọng để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Công ty cần tăng cường đầu tưđể mua sắm các thiết bị hiện đại, phục vụ cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lýđược làm việc trong môi trường lành mạnh, tích cực, hăng say. Gắn quyền lợi của cán bộ quản lý với tăng cường trách nhiệm và nhiệm vụ quản lý giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực hiện chếđộ khen thưởng và kỷ luật đúng đắn, kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ làm tốt và gắn bó, trung thành với công ty. Trên cơ sở quyền lợi gắn với trách nhiệm, Ban lãnh đạo giao nhiệm vụ cho các cán bộ quản lý trực tiếp với trách nhiệm cao hơn, đồng thời tăng cường các biện pháp khuyến khích động viên, cũng như tăng mức thưởng, mức nâng lương, giảm thời gian lên ngạch hoặc có chính sách cấp đất, cấp các tài sản trực tiếp tạo ra sự quan tâm của Công ty đối với họ. Phạm Văn Tuấn Lớp: Kinh tế lao động 44

Thường xuyên tổ chức các phong trào, phát động và khuyến khích sự tham gia của cán bộ công nhân viên, nhất là các cán bộ quản lý sau những ngày làm việc căng thẳng, có những buổi tọa đàm, hội thảo về các lĩnh vực để các cán bộ tham gia nhằm nâng cao sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của họ.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển va tình hình thực tế của Công ty Lắp máy và xây dựng số 5. Chúng ta thấy rằng đây là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị, gia công chế tạo. Các công trình và sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú về tính chất chuyên môn cũng như sản phẩm công trình của Công ty có mặt ở khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó Công ty cũng gặp nhiều khó khăn chủ quan và khách quan, một trong các khó khăn đó là Tổ chức lao động chưa đạt hiệu quả như mong muốn và cần phải hoàn thiện Tổ chức lao động trong Công ty. Trong phạm vi chuyên đề thực tập này nhờ sự giúp đỡ của Cán bộ công nhân viên trong Công ty, tôi xin rút ra một số giải pháp nhằm đóng góp Hoàn thiện Tổ chức lao động của Công ty Lắp máy và Xây dựng số 5. Bên cạnh đó còn có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập ThS. Nguyễn Thanh Vân và cô Ngô Thị Tuyên đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thanh Vân, cô Ngô Thị Tuyên cùng các thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và các cán bộ công nhân viên chức trong Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Trong quá trình em hoàn thành chuyên đề này không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong đuợc các thầy cô giáo đặc biệt cô hướng dẫn thực tậpôThS. Nguyễn Thanh Vân và toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong Công ty góp ý kiến.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀILIỆUTHAMKHẢO

1. Giáo trình hiệu quả và quản lý Nhà nước NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội năm 2001 2. Tạp chí Giáo dục lý luận số 11 - 2005

NXB Giáo dục

3. Thống kê tổ chức và quản lý chiến lược nguồn nhân lực. Tác giả: Triệu Tuệ Anh và Lâm Trạch Viên

NXB Lao động - xã hội Hà Nội

4. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp - Quản trị học NXB Thống kê Hà Nội năm 1994

5. Lý thuyết Quản lý kinh tế

NXB Giáo dục Hà Nội năm 1997 6. Giáo trình Kinh tế lao động

PGS.TS Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành và PTS. Mai Quốc Chánh (chủ biên). NXB Giáo dục năm 1998.

7. Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp NXB Giáo dục năm 1994

8. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin NXB Chính trịQuốc gia

9. Đổi mới quản lý kinh tếở Việt Nam - Trường Đại học KTQD năm 1991

10. Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý TS. Trương Văn Tú - TS. Trần Thị Song Minh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức lao động tại công ty lắp máy và xây dựng số 5 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w