Trình độ chuyên môn:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy (Trang 71)

ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy là nguyên nhân chính thứ ba (X = 2,75 xếp bậc 3). Qua công tác kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên chúng tôi thấy có không ít giáo viên có trình độ chuyên môn được đào tạo chuẩn (từ cao đẳng trở lên) nhưng họ chỉ đạt mức trung bình về phương pháp dạy học, đặc biệt là theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

+ Nguyên nhân thứ tư, là do công tác đánh giá còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục (X = 2,66 xếp bậc 4). Một số trường chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục. Vì thế, giáo viên không chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp, hiện tượng “dạy chay” còn khá phổ biến. Giáo án còn sơ sài, chưa quan tâm đến nhu cầu và tâm, sinh lý của học sinh. Cho nên khi có đoàn thanh tra cấp trên về họ rất lo lắng và sợ khi bị cấp trên dự giờ, dẫn đến tình trạng thiếu tự tin vào chất lượng giảng dạy của

mình, làm cho tiết dạy trở nên khô khan và thiếu sáng tạo. Điều này trả lời cho câu hỏi vì sao tỷ lệ các giờ dạy khá và giỏi khi có đoàn thanh tra cấp trên lại thấp hơn các giờ dạy bình thường tại trường.

Chúng ta đã biết đánh giá chất lượng giảng dạy có liên quan đến đời sống tình cảm của đồng nghiệp. Vì thế ngoài việc thực hiện đúng quy chế chuyên môn do ngành quy định, chúng ta cần chú ý đến tâm lý, xúc cảm của đồng nghiệp, nếu người tham giá đánh giá thiếu kiến thức chuyên môn, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp kém, sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực. Vì đánh giá con người là công việc rất phức tạp và khó khăn, phải nhìn nhận con người sau mỗi ngày mỗi khác (quan điểm động). Việc đánh giá phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, phải biến việc đánh giá bên ngoài trở thành nhu cầu tự đánh giá của giáo viên. Đánh giá nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là chính, chứ không phải để soi mói, bới móc khuyết điểm của họ, làm cho họ bị xúc phạm, mặc cảm, xấu hổ với đồng nghiệp,...

Theo quy định của Phòng GD&ĐT thì hiệu trưởng phải dự ít nhất ít nhất 2-3 giờ/1 giáo viên/năm học, tổ trưởng chuyên môn phải dự ít nhất 4 giờ/1 giáo viên/năm học, còn giáo viên phải dự ít nhất 1 tiết/tuần trong một năm học. Trong quá trình thực hiện có một số cán bộ quản lý, giáo viên dự giờ chưa đủ số tiết theo quy định, thì họ có thể chép từ giáo án sang sổ dự giờ để đối phó với cấp trên. Một số đồng chí hiệu trưởng dự giờ của đồng nghiệp chỉ cần cho đủ số tiết theo quy định, mà bỏ qua khâu đánh giá và xếp loại giờ dạy. Do đó giáo viên không biết được ưu điểm, nhược điểm của tiết dạy để có thể kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh,...

2.2.2. Thực trạng về quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS huyện Bảo Yên

Trao đổi với hiệu trưởng một số trường THCS chúng tôi được biết quá trình đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên được tiến hành theo các bước và dựa vào các căn cứ sau:

Bước 1: Căn cứ vào mục tiêu đánh giá của nhà trường: Đánh giá nhằm phát hiện những tiên tiến, điển hình của nhà trường; đánh giá nhằm xếp loại giáo viên; đánh giá nhằm thúc đẩy và phát triển.

Bước 2: Căn cứ vào mục tiêu của môn học, mục tiêu từng chương, từng bài và từng tiết dạy.

Bước 3: Căn cứ vào kết quả các mặt hoạt động của giáo viên: công tác giảng dạy, chủ nhiệm và công tác khác được chi bộ, BGH phân công,...

Bước 4: Căn cứ vào kết quả thao giảng ở trường và kết quả các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp do sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT tổ chức.

Bước 5: Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh, bởi vì chất lượng giảng dạy bao giờ cũng gắn liền với chất lượng học tập của học sinh.

Bước 6: Lập hồ sơ thi đua cho từng thành viên trong nhà trường làm cơ sở cho việc bình xét thi đua hàng năm và báo cáo cấp trên về tình hình chất lượng đội ngũ và các mặt hoạt động của nhà trường.

Khảo sát về kết quả thực hiện các quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy ở 14 trường THCS trên địa bàn huyện chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.22. Kết quả điều tra thực tế về công tác thực hiện các quy trình đánh giá theo quy định ở các trường THCS

STT Các mức độ thực hiện Số trường khảo sát kết quả Số trường đạt Tỉ lệ % 1

Đã thực hiện đảm bảo đúng quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo quy định

14 8/14 57,14 2

Chưa thực hiện đảm bảo đúng quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo quy định

14 6/14 42,8

6 Qua bảng 2.22 chúng tôi thấy, tỉ lệ các trường THCS đã thực hiện đúng quy trình đánh giá chỉ chiếm tỉ lệ 57,14 %. Còn lại các trường chưa thực hiện đúng quy trình đánh giá, nguyên nhân là do BGH các nhà trường yếu về năng lực quản lý và chuyên môn nên có tình trạng khoán trắng cho tổ chuyên môn thực hiện, sau đó lấy kết quả đó làm cơ sở cho việc bình xét thi đua. Hơn nữa

việc đánh giá còn chung chung, nặng về tình cảm, đôi khi chỉ lấy lệ, các bước đánh giá chưa rõ ràng để mọi thành viên trong hội đồng nắm bắt thực hiện.

2.2.3. Thực trạng về lực lượng tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS huyện Bảo Yên

2.2.3.1. Cơ quan cấp trên đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS

Lực lượng tham gia đánh giá gồm các cơ quan có thẩm quyền là Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT.

Thanh tra có hai hình thức: Thanh tra có báo trước và thanh tra không báo trước (đột xuất).

2.2.3.2. Cán bộ quản lý nhà trường đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì đây là hoạt động trung tâm của trường THCS nói chung. Lực lượng tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên gồm: Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy. Ở trường THCS thì người chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục trước cấp trên đó là hiệu trưởng. Hiệu trưởng phối hợp với tổ trưởng các tổ chuyên môn trong nhà trường, ngoài ra còn có các đoàn thể chính trị trong nhà trường: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, để tiến hành kiểm tra, đánh giá, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và quy chế dân chủ ở cơ sở, giúp cho công tác quản lý chất lượng giảng dạy đạt mục tiêu đã định. Việc đánh giá này được thực hiện thường xuyên, liên tục, chia theo các đợt thi đua của một năm học và cuối mỗi học kỳ thì tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cho các năm học tiếp theo.

Để nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, chúng tôi đã tiến hành điều tra 300 ý kiến của giáo viên ở các trường THCS trong địa bàn huyện.

Bảng 2.23. Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên

TT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thứ bậc 1 Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. 300 296 4 0 2.99 1 2

Bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ đánh giá chất lượng giảng dạy của GV cho các nhà QL trường học.

300 291 9 0 2.97 2

3

Tăng cường CSVC và thiết bị dạy học theo phương pháp mới.

300 254 44 2 2.84 3

4

Tổ chức tham quan học tập mô hình của một số trường điểm trong và ngoài huyện.

300 221 53 26 2.65 5

5

Biên soạn chương trình, SGK, sách tham khảo tốt, để GV có thể tiếp cận PP mới một cách nhanh nhất. 300 241 49 10 2.77 4 6 Tăng cường tổ chức các chuyên đề về sử dụng đồ dùng thí nghiệm, máy chiếu.

300 152 92 56 2.32 8

7

Kiểm tra, đánh giá định kỳ theo kế hoạch để GV chủ động trong việc chuẩn bị tốt các giờ lên lớp.

300 170 92 38 2.44 7

8

Có chế độ, chính sách hợp lý với các cá nhân tiên tiến,điển hình để GV yên tâm giảng dạy.

300 189 80 31 2.53 6

9

Có kế hoạch định kỳ trưng cầu ý kiến của GV về đánh giá chất lượng giảng dạy.

300 136 97 67 2.23 9

10 Chỉ đạo cơ sở sát thực tế, kịp thời, chính xác. 300 115 112 73 2.14 10 Từ kết quả của bảng 2.23 cho thấy:

Đa số các giáo viên đều cho rằng cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn phải được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục có điểm trung bình

2,99

X = , xếp bậc 1; Biện pháp bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên cho các nhà quản lý trường học có điểm trung bình X =2,97, xếp bậc 2; biện pháp tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo phương pháp mới cũng được đánh giá cao có điểm trung bình

2,84

X = , xếp bậc 3; Biện pháp biên soạn chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo tốt, để giáo viên có thể tiếp cận phương pháp mới một cách nhanh nhất có điểm trung bình X =2,77, xếp bậc 4. Qua trao đổi trực tiếp với giáo viên họ cho chúng tôi biết: để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học thì giáo viên rất mong muốn có nhiều sách tham khảo, các tạp chí có tính giáo dục cao và một điều cũng hết sức thú vị là muốn các nhà quản lý trưng cầu ý kiến thường xuyên về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy, để họ được bày tỏ tâm tư, suy nghĩ của mình về những vấn đề giáo dục hiện nay.

Một số biện pháp cũng được giáo viên đánh giá khá cao như: Tổ chức tham quan học tập mô hình của một số trường điểm trong và ngoài huyện có điểm trung bình X =2,65, xếp bậc 5; có chế độ, chính sách hợp lý với các cá nhân tiên tiến,điển hình để giáo viên yên tâm giảng dạy có điểm trung bình

2,53

X = , xếp bậc 6.

Năm biện pháp còn lại được đánh giá không cao, tuy nhiên những biện pháp đó cũng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường THCS.

2.3. Đánh giá chung việc thực hiện các biện pháp quản lý về đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên các trường THCS huyện Bảo Yên

Căn cứ vào các văn bản tổng kết của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai và của Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên trong các năm học vừa qua và kết quả nghiên cứu ở trên, có thể đưa ra một số kết luận chủ yếu về thực trạng công tác đánh

giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường THCS huyện Bảo Yên như sau:

2.3.1. Mặt mạnh

Nhìn chung các trường đã quản lý và thực hiện tốt chương trình dạy học đúng theo phân phối chương trình, kế hoạch thời gian, biên chế năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT. Quản lý, chỉ đạo khá chặt chẽ việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, trú trọng đến chất lượng dạy và học. Đã có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học khá sát với tình hình thực tế của các nhà trường. Công tác quản lý giáo dục ngày càng được đổi mới qua việc thực hiện nhiệm vụ năm học, hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt chuyên môn ở các cụm trường.

Hầu hết các trường đã có kế hoạch triển khai nội dung đánh giá, xếp loại giáo viên ngay từ đầu năm học, dựa trên cơ sở pháp lý chủ yếu như, luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, pháp lệnh cán bộ công chức, phân phối chương trình các môn học, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên. Các hiệu trưởng đã có nhận thức khá đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học khá tốt, tích cực sử dụng trang thiết bị dạy học, đã ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Chất lượng giảng dạy của giáo viên có chuyển biến, tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp ngày một tăng, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực khá giỏi được nâng lên, tỉ lệ học sinh đạt học sinh giỏi các cấp cũng được tăng lên.

2.3.2. Hạn chế

Công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa được trú trọng và quan tâm đúng mức.

Việc kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa chưa thường xuyên liên tục, chưa thực sự hợp lý về thời điểm đánh giá nhằm mang lại hiệu quả của công tác này.

Việc cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường THCS của cán bộ quản lý trường học còn dừng lại ở mức độ thấp và chưa đồng bộ.

Tổ chức đánh giá chưa chưa khoa học, mỗi người đánh giá làm theo các bước khác nhau, chưa thu thập được nhiều thông tin nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá.

Lực lượng tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên còn bất cập trình độ chuyên môn, thiếu tính khách quan, công bằng đôi khi còn nể nang, né tránh.

Trình độ nghiệp vụ quản lý còn hạn chế nên thiếu tầm nhìn chiến lược, còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, còn tình trạng quản lý theo kinh nghiệm, theo thói quen, nặng về tình cảm,...

Việc tăng cường đầu tư các trang thiết bị, điều kiện phục vụ dạy học còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một số trường còn tình trạng buông lỏng quản lý, nên việc thực hiện giảng dạy và đánh giá kết quả học tập học sinh của giáo viên chưa khách quan, làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của ngành giáo dục.

Công tác tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương còn có nhiều bất cập, nên việc phối hợp thực hiện giữa các đoàn thể trong nhà trường và ngoài nhà trường còn thiếu hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Nhận thức về vai trò và ý nghĩa của công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên còn chưa đầy đủ.

Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy giáo viên một cách khoa học, hợp lý trong năm học.

Chưa xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên một cách rõ ràng.

Chưa xây dựng được quá trình đánh giá một cánh khoa học theo từng bước, từng khâu, chưa quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến chất lượng giảng dạy như: Việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện các nhiệm vụ khác được giao, kết quả học tập của học sinh,...

Chưa phối hợp được các lực lượng tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên một cách khoa học đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của các cán bộ quản lý và giáo viên còn chưa thường xuyên, do chưa được quan tâm đúng mức.

Sự mất cân đối giữa các bộ môn ở các nhà trường vấn còn, dẫn đến giáo viên phải dạy chéo ban, không đúng chuyên môn đào tạo của mình, nên chất lượng giảng dạy bị hạn chế.

Sự bất hợp lý trong phân công chuyên môn ở một số nhà trường, có giáo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w