2.1.Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, các phương pháp được sử dụng để thu thập xử lý thông tin bao gồm.:
2.1.1.Phương pháp phân tích và đọc tài liệu tham khảo.
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, từ khi lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, triển khai nghiên cứu cơ bản đến sử lí thông tin, viết và trình bày luận văn khoa học, bảo vệ đề tài nghiên cứu lớp cao học khóa 11. Các loại tài liệu tham khảo gồm:
- Các văn kiện nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng.
- Các luận án và luận văn khoa học của nghiên cứu sinh và học viên cao học TDTT.
- Các sách giáo khoa, giáo trình về lý luận và phương pháp TDTT, về giải phẫu, sinh lý, tâm lý lứa tuổi.
- Các sách chuyên môn có liên quan đến đề tài nghiên cứu về giáo dục các tố chất thể lực.
- Các tạp chí thông tin khoa học TDTT, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp chí đại học và chuyên nghiệp; các tuyển tập nghiên cứu TDTT của trường đại học TDTT TW I, của Vụ GDTC Bộ giáo dục và đào tạo .
- Một số báo chuyên môn về TDTT.
Tất cả trên 40 quyển sách và tài liệu tham khảo.
2.1.2.Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp này sử dụng để thu thập thông tin nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan đến đề tài, như nhận thức của sinh viên đối với việc phát triển thể chất; hiện trạng công tác GDTC đang tiến hành tại trường đại học Dân Lập Thăng Long Hà nội, các hiểu biết về sự phát triển các tố chất thể
lực trạng thái chức năng, sự phát triển về hình thái cơ thể; các hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa và nguyện vọng của sinh viên đối với việc tập luyện TDTT ngoại khóa trong 4 năm học nhất là ở hai năm cuối cùng (năm thứ 3 và thứ 4, khi thời gian tập luyện dành cho các môn thể thao tự chọn). Nguyện vọng của nữ sinh viên đối với tập môn thể dục nhịp điệu và số lượng buổi tập trong một tuần.
- Phần hỏi và các câu hỏi được trình bày ở phần phụ lục của luận văn. - Trong nghiên cứu, chúng tôi trực tiếp hỏi 216 sinh viên, gồm năm thứ nhất là 58 người; năm thứ hai 48 người; năm thứ 3 là 56 người và năm thứ tư là 54 người. Tổng số phiếu phát ra là 216 phiếu, thu về là 216 phiếu, đạt tỷ lệ 100%.
2.1.3.Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Để đánh giá sự phát triển thể lực nữ sinh viên tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số thử nghiệm, nhằm kiểm tra các tố chất thể lực cơ bản của sinh viên, như tố chất sức mạnh, tố chất sức bền, tố chất sức nhanh, sự khéo léo, độ mềm dẻo, v.v…
a. Đánh giá tố chất sức nhanh
- Bài test chạy 30m xuất phát cao (giây):
- Tư thế chuẩn bị: Người tập giữ tư thế đứng, chân trước, chân sau, thân người hơi đổ ra trước. Khi có tín hiệu chạy, nhanh chóng chạy về phía trước đến vạch đích. Dùng đồng hồ bấm giây, xác định kết quả cự ly chạy 30m, tính thời gian. Người tập chạy hai lần, lấy thành tích tốt nhất.
b. Đánh giá sức bền.
- Bài test chạy 500m (phút). Tư thế chuẩn bị: người tập xuất phát ở tư thế đứng, giống như khi xuất phát chạy nhanh 30m. khi chạy, phải phân phối sức, cố gắng chạy hết cự ly 500m. Thành tích được tính khi người tập về đích, theo kết quả của đồng hồ bấm giây.
- Bài thử bật xa tại chỗ (cm), đánh giá sức mạnh của chân: Từ tư thế đứng khuỵu gối, hai tay đưa ra sau, thân người gạp về trước. Sau đó, dùng sức bật mạnh hai chân ra trước lên trên, cuối giai đoạn bay trên không, vươn hai chân ra trước, chạm đất. Thành tích được tính từ mũi bàn chân khi xuất phát đến bộ phân thân người cham đất khi rơi xuống (thường là gót chân).
- Bài test nằm sấp chống đẩy, tay đặt trên bục cao 30cm (tính số lần tối đa). Từ tư thế chuẩn bị nằm sấp tay chống thẳng, thân người giữ thẳng. Sau đó, khuỷu tay hạ thân thấp gần sát mặt đất, tiếp tục đẩy thành chống nằm. Động tác thực hiện liên tục cho đến khi mỏi. Khi thực hiện, chú ý thân người lên xuống nhịp nhàng.
d. Bài test đánh giá độ dẻo: (Đứng trên bục gạp với sâu về trước)
Tư thế chuẩn bị: Đứng trên bục cao, khi thực hiện, người tập từ từ gập người về trước, xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, với sâu, tỳ ngón tay trỏ vào bảng vhia độ dài bằng cm, đã vạch sẵn phía mặt trước bục. Thành tích được tính từ mặt phẳng của bàn chân đến điểm cham của ngón tay giữa.
e. Đánh giá tố chất khéo léo: Bài phối hợp động tác (tính điểm 10) Phối hợp động tác của tay, thân mình và chân.
Tư thế ban đầu: Đứng nghiêm.
Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, tay trái dang ngang. Nhịp 2: Bước chân trái ra trước, tay phải dang ngang. Nhịp 3: Thu chân phải, hai tay quay vòng xuống dưới. Nhịp 4: Nhẩy bật quay 180 độ, hai tay hạ xuống.
Nhịp 5 - 8 cũng như trên, song bắt đầu từ chân trái, tay phải.
Giáo viên làm mẫu bài thử một lần theo phương pháp phân chia, sau đó người tập tự thực hiện, làm theo nhịp đếm của giáo viên. Đánh giá:
- 10 điểm nếu thực hiện tốt bài thử.
- 9,5 điểm nếu phạm 1 sai sót (thí dụ không phối hợp được động tác của tay, chân hay quên một cử động).
- 8,5 điểm nếu mắc 3 sai sót. Trừ điểm được tiếp tục theo số lỗi sai sót.
2.1.4.Phương pháp kiểm tra y học.
Trong nghiên cứu, chúng tôi kiểm tra trạng thái chức năng của hệ thống tim mạch và hệ hô hấp.
Để kiểm tra trạng thái chức năng của tim mạch, chúng tôi đã dùng thử nghiệm Harvard.
Để kiểm tra hệ thống hô hấp, chúng tôi sử dụng phế dụng kế để đo dung tích sống.
a. Thử nghiệm Harvard (bước bục Harvard)
Thử nghiệm trên, được nhiều nhà nghiên cứu dùng để đánh giá trạng thái tim mạch của người tập.
+Phương pháp tiến hành: Trong thử nghiệm này ta kiểm tra thực hiện một lượng vận động là bước lên độ cao 45cm, tần số bước là 30 lần trong 1 phút. Bước trong thời gian là 5 phút. Nếu người được kiểm tra không thể bước được, tình tính thời gian thực tế đã thực hiện.
+Cách đánh giá như sau: Đo mạch ở tư thế ngồi ở phút hồi phục sau vận động thứ 2,3,4. Trong đó, mạch ở 30 giây đầu của mỗi phút. Kết quả được tính thành chỉ số Harvard, theo công thức sau
t.100 Chỉ số Harvard =
(f1 + f2 + f3). 2
Thời gian thực tế bước bục được tính bằng giây (nếu thực hiện đúng quy định 5 phút thì =300).
F1 + F2 + F3: Là số mạch đập trong 30 giây đầu của phút hồi phục thứ 2,3,4.
Chỉ số Harvard được đánh giá như sau: +55: kém.
+55 - 64: dưới trung bình. +65 - 74: trung bình. +75 - 89: trên trung bình.
+90: tốt.
b. Dung tích sống:
Đơn vị (lít) hoặc (ml), dụng cụ đo là phế dung kế.
Cách tiến hành: cho người tập hít một hơi thật sâu, sau đó mồm ngậm vào vòi thổi của phế dung kế. Lúc đầu thổi từ từ, sau đó nhanh dần, cuối cùng dùng hết sức thổi thật mạnh. Người được đo thử nghiệm 3 lần, lấy kết quả cao nhất.
2.1.5.Phương pháp đo hình thể
Để đánh giá sự phát triển của cơ thể và sức khỏe, trong nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đo chiều cao, cân nặng, chu vi lồng ngực và chỉ số Pinhê.
a. Đo chiều cao (cm)
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, sao cho 4 điểm chạm cơ thể là gót chân, mông và vai cham vào mặt thẳng đứng của thước. Khi đó, gót chân, thân người giữ ngay thẳng, mắt nhìn thẳng, không được kiễng gót.
b. Cân nặng (kg)
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng trước bàn cân, bước chân lên bàn cân, sao cho trọng lượng cơ thể phân phối đều trên bề mặt cân.
Trọng lượng cơ thể được tính khi kim đồng hồ ổn định thăng bằng.
c. Đo chi vi lồng ngực (cm)
Người được đo giữ tư thế đứng thẳng, hai tay duỗi sát thân mình, nhịp thở bình thường, không hít sâu hoặc nín thở.
Khi đo bằng thước dây, đo vòng trước ngực ra phía sau lưng sao cho toàn bộ mặt dây trên một mặt phẳng.
d. Chỉ số Pi nhê
Pinhê = cao (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)] Chỉ số Pinhê được đánh giá như sau:
20,9 – 24,1: rất khỏe. 24,1 – 27,4: khỏe
27,5 – 33,9: trung bình 34,0 – 37,2: yếu
37,3 – 4,5: rất yếu
2.1.6.Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để đánh giá hiệu quả của chương trình thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao trình độ thể lực chung của nữ sinh viên.
Để tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã dùng hình thức thực nghiệm so sánh trình tự trên một nhóm nữ sinh trường đại học dân lập Thăng Long Hà Nội.
Đối tượng thực nghiệm sư phạm là nữ sinh năm thứ ba, sau khi đã học xong học kỳ 5 chương trình GDTC nội khóa, gồm 36 người.
Trước khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi kiểm tra trình độ thể lực của nữ sinh và ghi vào biên bản.
Thực nghiệm sư phạm được thực nghiệm trong thời gian 5 tháng, chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Học bài tập thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền cơ bản.
- Giai đoạn 2: Học bài tập thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền nâng cao
Các bài tập được trình bày ở phần phụ lục của luận văn khoa học.
Mỗi giai đoạn nghiên cứu gồm 6 tuần. Mỗi tuần tập 3 buổi, tổng số buổi một giai đoạn là: 6 tuần x 3 buổi tập = 18 buổi tập.
Số buổi tập cả hai giai đoạn là 18 buổi x 2 = 36 buổi tập.
Sau mỗi giai đoạn thực nghiệm, trình độ thể lực của nữ sinh đều được đánh giá kiểm tra và ghi kết qủa vào các biên bản chuyên môn.
So sánh trình độ thể lực chung sau mỗi giai đoạn nghiên cứu với nhau và với lúc trước thực nghiệm sẽ là bằng chứng về hiệu quả biến đổi trình độ thể lực chung của nữ sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm.