Sự thiếu hụt nhân lực KH&CN tác động đến an ninh quốc gia của Mỹ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực Khoa học & Công nghệ (Trang 29 - 31)

- Số bài báo, các

2.3. Sự thiếu hụt nhân lực KH&CN tác động đến an ninh quốc gia của Mỹ

Mất vị thế thống lĩnh trong cung cấp nhân tài KH&CN và trong sản xuất công nghệ cao đã gây nên 3ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ:

Các nước và các tập đoàn nước ngoài sẽ có nguồn cung dồi dào về nhân lực KH&CN cho phát triển các ngành công nghệ cao, điều này ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

Do lượng nhân lực KH&CN làm việc ở các nước khác đang tăng, nên lợi thế so sánh của Mỹ trong lĩnh vực sáng tạo tri thức KH&CN và trong lĩnh vực KH&CN cao cũng như sản xuất các sản phẩm công nghệ cao gắn với nguồn tri thức này đang giảm. Nhân lực KH&CN gia tăng kéo theo mức độ tiến bộ công nghệ gia tăng, tăng khả năng sản xuất toàn cầu và tận dụng được nhân lực toàn cầu. Nhưng Mỹ cũng sẽ gặp những khó khăn kinh tế khi vị trí thống lĩnh công nghệ của mình bị sụt giảm. Người được lợi lớn từ sự phổ biến công nghệ sẽ là những lao động trong các nước đang phát triển và những công ty sử dụng họ, kể cả các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Trong tầm dài hạn, sự phổ biến tri thức và công nghệ trên toàn thế giới chắc chắn sẽ làm mất dần quyền bá chủ của Mỹ trong KH&CN, nhưng quá trình chuyển tiếp có thể khá dài, hoặc có thể mạnh mẽ hơn giai đoạn phục hồi của châu Âu và Nhật Bản sau Thế chiến Thứ II.

Tuy nhiên, đối với an ninh quốc gia, những nguy cơ đối với Mỹ- khi nhiều nước có những công nghệ cạnh tranh tiềm năng trong lĩnh vực quân sự hoặc nhiều nhóm có khả năng tiếp cận được những công nghệ nguy hiểm – có thể lại là cơ hội để tạo nhiều lợi thế hơn cho các nước đứng đầu công nghệ khác trong việc chịu những trách nhiệm an ninh lớn hơn.

Việc tăng nguồn cung chuyên gia KH&CN ở các nước khác và đi với năng lực công nghệ và kinh tế sẽ tạo cho các nước này năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực quan sự công nghệ cao.

Các cơ quan của Mỹ chỉ thuê chuyên gia KH&CN sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn nhân lực này.

Với nguồn cung nhân tài KH&CN nhỏ thì bất kỳ chính sách làm hạn chế các cơ quan liên có R&D và các vấn đề an ninh quốc gia đối với người dân Mỹ thì cũng sẽ có nguy cơ làm giảm năng lực sản xuất của các cơ quan này. Thậm chí nếu các tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm nhân lực cạnh tranh với các cơ quan R&D trên quy mô toàn cầu cũng sẽ có tác động đến năng lực thực hiện của các cơ quan này. Một trong những cách giải quyết vấn đề này là thu hút nhân lực bên ngoài vào các dự án then chốt hoặc vào các cơ quan R&D chính. Một giải pháp khác là cấp nhiều học bổng hơn và trả công cao hơn để thu hút những nhân tài là chính người Mỹ.

Mỹ buộc phải triển khai những hướng đi mới và thu lợi từ những tiến bộ KH&CN ở những nước khác.

Để đối phó với toàn cầu hoá KH&CN, nước Mỹ sẽ phải xem xét những chính sách mới trong thị trường cho R&D và công nghệ để củng cố và duy trì vị thế hàng đầu về KH&CN trong một số lĩnh vực và theo sát các lĩnh vực khác. Nước này cũng sẽ phải tìm những con đường mới để thu được lợi từ những tiến bộ KH&CN của các nước khác và nhanh chóng biến chúng thành các sản phẩm thương mại. Nếu có nhiều tiến bộ hơn đến từ bên ngoài thì Mỹ sẽ hưởng lợi từ đầu tư vào các tiến bộ này và tìm cách sử dụng chúng vào nền kinh tế và an ninh quốc gia.

Sự gia tăng liên tục về nguồn cung nhân tài trẻ ở Mỹ có thể duy trì được vị trí của Mỹ như là trung tâm công nghệ suất sắc của thế giới. Nước Mỹ có lẽ nên tiếp tục khuyến khích lượng lớn sinh viên nước ngoài và người nhập cư là chuyên gia KH&CN đến học tập và làm việc tại Mỹ. Tuy nhiên, sự tăng nguồn cung nhân lực KH&CN nhập cư có thể làm giảm thu nhập cũng như cơ hội việc làm cho những người bản địa đã và sẽ tham gia vào thị trường lao động KH&CN.

Để có thể hài hoà các nguồn cung trong và ngoài nước, tăng nguồn cung trong nước mà vẫn khuyến khích sinh viên và nhập cư, thì điều cần thết là cung cấp nhiều học bổng nghiên cứu cho (sinh viên và người đến sống và làm việc tại Mỹ) và cải thiện các cơ hội để nhân lực KH&CN Mỹ sớm nghiên cứu độc lập trong nghề. Những điều này làm tăng lượng nguồn cung chuyên gia KH&CN Mỹ nhiều hơn là nguồn lao động đến từ bên ngoài nước Mỹ. Từ năm 1999 đến năm 2005, NSF đã tăng giá trị Giải thưởng Học bổng Nghiên cứu từ 15.000 USD lên 30.000 USD và số lượng người đăng ký tham gia đã tăng gấp đôi tương ứng với mức tăng giá trị Giải thưởng. Tuy nhiên, số lượng các giải thưởng đã không tăng trong nhiều thập kỷ nay. Việc tăng số lượng các giải thưởng có thể sẽ thu hút được nhiều người hơn chọn nghề nghiên cứu KH&CN.

Tuy nhiên, mọi chính sách đều phải tìm cách cải thiện độ dài thời gian làm việc của các chuyên gia KH&CN, trước mắt là tăng cơ hội cho họ làm việc độc lập. Nếu cầu không tăng thì bất kỳ chương trình nào nhằm tăng nguồn cung nhân lực KH&CN sẽ có ảnh hưởng dài hạn.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực Khoa học & Công nghệ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)