Môi trường kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp thương mại – du

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp Thương mại – Du lịch có qui mô lớn trên địa bàn Tiền Giang (Trang 32 - 35)

2/.Môi trường kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp thương mại – du lịch. mại – du lịch.

Những nhân tố tác động đến tình hình kinh doanh của các DN thương mại du lịch :

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nền kinh tế nước ta đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp thương mại du lịch, bên cạnh đó các doanh nghiệp phải đối đầu với không ít những khó khăn thách thức do quá trình hội nhập đem lại đó là:

+ Tiến trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế đã tạo cho các doanh nghiệp đều có cơ hội tham gia hội nhập nhập quốc tế, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, có điều kiện phát huy nội lực, khai thác tiềm năng sẵn có, tăng cường đầu tư đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

+ Những cản trở trên thị trường nước ngoài đối với một số mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng phát triển, sức ép về hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giá cả và chất lượng hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế được thành lập tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, môi trường cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Tốc độ phát triển nhanh về sản xuất và nhu cầu đời sống xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh thương mại phải tiếp cận nhanh, nhạy mới đáp ứng được quy luật cung cầu của thị trường, kinh doanh có hiệu quả.

Môi trường pháp luật và cơ chế quản lý của nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp cụ thể là :

+ Nhà nước đang trong quá trình cải cách thể chế hành chính, nhiều văn bản pháp quy được đổi mới cho phù hợp với cơ chế kinh doanh mới, hội nhập quốc tế có tác dụng tích cực, tạo thành hành lang pháp lý, tạo môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên , trong lúc thay cũ đổi mới các văn bản nhà nước cũng gây không ít những khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp bị động trong kinh doanh, không chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch lâu dài.

+ Nhà nước thực hiện giao quyền tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích các ngành sản xuất kinh doanh thực hiện cơ chế khoán, khai thác tiềm năng lao động, tạo cho các doanh nghiệp năng động, tích cực hơn. Do chưa có biện pháp quản lý cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng quyền chủ động đến đơn vị trực thuộc qua cơ chế khoán. Việc giao khoán ở mức độ khác nhau tuỳ theo tình hình, đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của mỗi doanh nghiệp: khoán theo chỉ tiêu, khoán thu nhập, khoán nộp…

Khoán theo chỉ tiêu thường áp dụng đối với khoán doanh thu, khoán sản phẩm. Kiểu khoán này công ty có thể chủ động được kế hoạch và thực hiện kế

hoạch đã đề ra. Khoán thu nhập thường áp dụng cho các phòng kinh doanh, các phòng

được hưởng khoản thu nhập sau khi bù đắp chi phí trực tiếp, gián tiếp, làm tròn nghĩa vụ nộp lãi theo định mức của công ty. Thực hiện loại khoán này công ty chỉ là người giao chỉ tiêu và tập hợp số liệu kế hoạch của các bộ phận, việc xây dựng kế hoạch của các bộ phận có tính hình thức không chắc chắn.

Khoán nộp thường áp dụng với các chi nhánh, bộ phận độc lập tương đối trong hoạt động kinh doanh và có báo cáo tình hình riêng. Theo cách khoán này, sau khi bù đắp các khoản chi phí kinh doanh thực tế, số còn lại được phân chia theo tỷ lệ quy định : một phần để lại chi nhánh, phần còn lại nộp về công ty.

Ngoài ra, còn có cơ chế khoán nộp trên cơ sở công ty giao cho bộ phận, cá nhân người lao động một tài sản, phương tiện sản xuất kinh doanh, sau đó bộ phận, cá nhân phải nộp khoán định mức theo thời gian (tháng, quý); còn gọi là khoán trắng cho bộ phận, cá nhân.

Theo cách khoán này thì công ty thả nổi cho các bộ phận, không có kế hoạch cụ thể cho các bộ phận.

+ Nhà nước đã chuyển dần các Bộ ngành sang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, chỉ đặt ra những chỉ tiêu hướng dẫn nhằm định hướng phát triển kinh tế, xã hội mang tính vĩ mô, bỏ dần chức năng quản lý kinh doanh với các doanh nghiệp; các doanh nghiệp tự xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính chất vi mô nhằm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước đã hướng dẫn, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả về tài chính, phát triển doanh nghiệp. Do không trực tiếp quản lý kinh doanh nên việc giao chỉ tiêu cụ thể cho doanh nghiệp có khó khăn.

+ Thực hiện cơ chế đổi mới và phát triển doanh nghiệp: Những doanh nghiệp mà nhà nước không cần tham gia vốn thì thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu vốn qua hình thức cổ phần hoá, chuyển giao, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp; doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp, việc xây dựng kế hoạch có thay đổi.

+ Chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được vay vốn của quỹ hỗ trợ đối với những mặt hàng nhà nước khuyến khích phát triển, đặc biệt là sản xuất nông sản xuất khẩu, phát huy tiềm năng của một nước nông nghiệp, những mặt hàng sản xuất kinh doanh thông thường thì vay vốn ngân hàng thương mại đã tạo ra sự bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư sản xuất kinh doanh.

+ Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu khác thường xuyên sửa đổi bổ sung.

Luật thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng vẫn còn nhiều nhược điểm, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán các phương án kinh doanh, thực hiện các hợp đồng đã ký kết; đặc biệt là việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng gây phiền toái cho doanh nghiệp trong việc kê khai thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng.

+ Về thực lực tài chính doanh nghiệp : Sau nhiều năm hoạt động, đến nay những tổn thất tài chính đã phát sinh tích tụ ở nhiều doanh nghiệp. Nhà nước đã ban hành khá nhiều văn bản nhằm tháo gỡ, xử lý tồn tại giúp các doanh nghiệp lành mạnh hoá tình hình tài chính, nhưng trên thực tế việc vận dụng giải quyết, xử lý chưa đáng kể ; nhiều doanh nghiệp phải hoàn toàn sử dụng vốn vay để kinh doanh.

Những thành công trong chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế , đặc biệt là chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước ta, đã làm cho hoạt động của các doanh nghiệp thương mại du lịch trở nên sôi động hơn, nhiều doanh nghiệp thương mại mới thành lập được ra đời bên cạnh những doanh nghiệp hiện có đang từng bước củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh. Từ đó, công tác tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống thông tin kế toán phải thay đổi theo để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới.

Số lượng doanh nghiệp kinh doanh thương mại du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2000-2004:

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004

-Doanh nghiệp nhà nước 28 17 17 16 14

- Công ty cổ phần 03 05 10 18 22

- Công ty TNHH 5 13 19 35 40

- Doanh nghiệp tư nhân 418 537 633 626 65

- Hợp tác xã 9 10 10 10 14

Qua khảo sát thực tế cho thấy số doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn Tiền Giang phần đông là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, còn lại đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Phương hướng hoàn thiện mô hình tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp Thương mại – Du lịch có qui mô lớn trên địa bàn Tiền Giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)