Các quyết định cho các trường hợp đặc biệt

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Bình Dương (Trang 51 - 55)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở BÌNH DƯƠNG

3.3.3.2 Các quyết định cho các trường hợp đặc biệt

Nên duy trì hay tạm ngưng một bộ phận sản xuất kinh doanh đang bị thua lỗ.

Do các doanh nghiệp chế biến gỗ đa số có nhiều thị trường tiêu thụ, chủng loại sản phẩm đa dạng, nên trong số đó không tránh khỏi có một bộ phận có kết quả kinh doanh lỗ. Tuy nhiên không phải cứ bị lỗ là phải chấm dứt hoạt động mà các nhà quản trị cần phải xem có nên chấm dứt hay duy trì bộ phận đó.

Nguyên tắc lựa chọn trong trường hợp này dựa vào số dư đảm phí bộ phận và định phí hoạt động của bộ phận đó. Nếu phần định phí có thể tránh được khi dừng kinh doanh lớn hơn số dư bộ phận khi tiếp tục kinh doanh thì doanh nghiệp nên duy trì hoạt động bộ phận đó cho đến khi có giải pháp tốt hơn.

Ví dụ 01:

Tại chuyền sản xuất sản phẩm gỗ chi tiết tại Công ty Cổ phần Hưng Vượng từ tháng 06/2003 đến tháng 06/2004 có các số liệu như sau:

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Tổng Gỗ cao su Gỗ thông Gỗ MDF

Doanh thu Biến phí Số dư đảm phí Định phí 33,29 25,36 7,93 3,28 15,50 12,37 3,13 1,45 4,03 3,30 0,73 0,78 13,76 9,69 4,07 1,05 Lãi (lỗ) 4,65 1,68 - 0,05 3,02

Như vậy sản phẩm gỗ thông đang kinh doanh bị thua lỗ. Vấn đề đặt ra ở đây cho ban quản lý công ty là xem xét có nên ngưng sản xuất sản phẩm gỗ thông không?

Sau khi tính toán và phân biệt các loại chi phí cho từng sản phẩm, các cán bộ quản lý nhận thấy rằng nếu ngưng kinh doanh sản phẩm gỗ thông sẽ mất 0,73 tỷ đồng số dư đảm phí. Còn định phí thì mặc dù có kinh doanh mặt hàng này hay không cũng không tiết kiệm được. Bởi vì cả ba sản phẩm này sản xuất trên cùng một phân xưởng, cùng một hệ thống máy móc. Nếu ngưng sản phẩm này thì sản khác phải chịu khấu hao (công ty đang khấu hao theo đường thẳng). Như vậy trong điều kiện chưa thể gia tăng đầu ra để phát huy công suất máy móc của hai loại sản phẩm gỗ cao su và gỗ MDF thì giải pháp tốt nhất là tiếp tục duy trì sản xuất sản phẩm gỗ thông. Hơn nữa trong đơn đặt hàng của khách hàng luôn có hơn 10% sản phẩm gỗ thông, nếu lấy lý do sản xuất lỗ mà không ký hợp đồng giao gỗ thông thì sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm khác, khách hàng sẽ bỏ đi.

Quyết định nên sản xuất hay nên mua ngoài

Đặc điểm của ngành sản xuất gỗ là sản phẩm trãi qua nhiều công đoạn sản xuất. Trong thực tế không phải các doanh nghiệp đều sản xuất từ công đoạn cưa xẻ cho đến công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh mà trong một hoàn cảnh nào đó. Ví dụ như bị giới hạn nguồn lực hoặc các phương án kinh doanh, hợp đồng chi

phối, các doanh nghiệp phải tính toán đến việc có nên mua bán thành phẩm từ bên ngoài hay không.

Các quyết định dạng này thường có ba trường hợp xảy ra: Trường hợp một: doanh nghiệp chưa hoạt động hết công suất và không có phương án kinh doanh thay thế; trường hợp hai là doanh nghiệp chưa hoạt động hết công suất và có phương án kinh doanh khác thay thế; trường hợp ba là các doanh nghiệp đã hoạt động hết cống suất.

Nguyên tắc để đưa ra quyết định: nếu giá mua bán thành phẩm từ nguồn cung cấp bên ngoài nhỏ hơn phần chi phí có thể tránh được nếu tự sản xuất thì nên mua ngoài, ngược lại thì không nên lựa chọn. Đối với trường hợp hai thì phần chi phí có thể tránh được phải được cộng thêm khoản chi phí cơ hội nếu vẫn tiếp tục sản xuất bán thành phẩm khi chưa có phương án kinh doanh khác thay thế. Trong trường hợp thứ ba cần xác định chi phí tăng thêm cho các yếu tố bị giới hạn như lao động hay máy móc …

Ví dụ 2: - Minh họa cho trường hợp thứ nhất:

Tại công ty cổ phần Hưng Vượng, chuyền sản xuất chi tiết gỗ cao su thực hiện từ công đoạn bào bốn mặt cho đến công đoạn cho ra chi tiết hoàn chỉnh. Trong đó bán thành phẩm ván ghép nguyên tấm có thể mua ngoài từ Công ty Phát Triển với giá 530 USD/m3, chi phí tự sản xuất (theo định mức tháng 06/2003) như sau:

Đvt: USD

Khoản mục chi phí Tự sản xuất Mua ngoài

Nguyên liệu gỗ cao su xẻ Keo ghép, lương Định phí trực tiếp 370 170 5 Tổng 545 530

Theo bảng kê chi phí trên, giá thành sản xuất gỗ cao su tại Công ty Cổ phần Hưng Vượng cao hơn giá mua từ Công ty Phát Triển. Lý do thứ nhất là nguồn nguyên liệu gỗ xẻ Công ty Cổ phần Hưng Vượng mua có giá cao hơn vì mua số lượng ít, thứ hai sản xuất với số lượng thấp nên giá thành cao hơn mua ngoài. Sau khi xem xét Ban giám đốc Công ty Cổ phần Hưng Vượng quyết định mua ván ghép từ Công ty Phát Triển.

Quyết định nên bán bán thành phẩm hay nên tiếp tục sản xuất

Đặc thù của ngành sản xuất đồ gỗ là bán thành phẩm có thể xuất kho tiêu thụ từ bất cứ công đoạn nào. Đứng trước các đơn đặt hàng bán thành phẩm nhà quản trị phải cân nhắc xem có nên bán bán thành phẩm hay không.

Nguyên tắc lựa chọn là nếu phương án bán bán thành phẩm mà tổng lợi nhuận mang lại lớn hơn tổng lợi nhuận nếu tiếp tục sản xuất thì lựa chọn, ngược lại thì không.

Tuy nhiên nếu phần năng lực dư thừa dùng sản xuất sản phẩm khác mà mức thiệt hại cao hơn lợi nhuận bán bán thành phẩm thì nên tiếp tục duy trì sản xuất bán thành phẩm khi chờ đợi một phương án có lợi hơn.

Ví dụ 3:

Tại Công ty Phát Triển, chuyền sản xuất mặt hàng ván ghép cao su, hiện tại bán ra bên ngoài với giá là 530 USD/m3, lợi nhuận đạt 12%/doanh thu, năng lực sản xuất và tiêu thụ mỗi năm 6000m3, tổng lợi nhuận hàng năm là 381,600USD. Lãnh đạo công ty dự định đầu tư dây chuyền tinh chế và lắp ráp sản phẩm bàn ghế xuất khẩu. Dự án này sẽ tiêu thụ 50% lượng ván ghép hiện tại, còn lại 50% bán ra bên ngoài. Nếu tiếp tục sản xuất công đoạn tinh chế và lắp ráp thì nguyên liệu ván ghép hao hụt 20% (tức 1m3 ván ghép cho ra 0,8m3

chi tiết bàn ghế). Mỗi m3 sản phẩm gỗ chi tiết làm ra bán với giá 887 USD. Với các số liệu trên có bảng tính như sau:

Đvt: USD

Khoản mục 2400 m3 chi tiết

(3000 m3 ván ghép x 80%)

Doanh thu: (2400 m3 x 887 USD) Nguyên liệu 3000m3 ván ghép Biến phí sản xuất khác Định phí 2,128,800 1,399,200 250,000 300,000 Lãi 179,600

So với việc đem 3.000 m3 ván ghép bán ngay thì tổng lãi là 190,800 USD. Trong khi nếu tiếp tục sản xuất chỉ đạt tổng lợi nhuận 179,600 USD. Như vậy doanh nghiệp đầu tư tiếp tục sản xuất là không hiệu quả. Muốn thực hiện dự án này có kết quả cần phải tìm cách giảm chi phí sản xuất so với dự toán hơn nữa và tăng công suất, tìm đầu ra để giảm định phí.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ ở tỉnh Bình Dương (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)