Huy động từ tài khoản tiền gửi thanh toán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 46)

Khách hàng mở tài khoản này để phục vụ việc thanh toán theo nhu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể rút tiền hoặc thực hiện việc thanh toán từ tài khoản này vào bất kỳ lúc nào trong thời gian giao dịch của VCBHN. Những khách hàng mở tài khoản loại này chủ yếu là các cá nhân buôn bán kinh doanh.

2.1.2 Ðối với tổ chức kinh tế :

a. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

Loại tiền gửi này có xác định kỳ hạn và được mở theo nhu cầu của khách hàng để hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán hoặc để tạo quan hệ với ngân hàng. Khách hàng được quyền rút hoặc chuyển tiền sang tài khoản tiền gửi khác của mình khi đến hạn nhưng không thực hiện thanh toán cho bên thứ 3 từ tài khoản naỳ.

Giống như tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân, ở đây các tổ chức kinh tế mở tài khoản này để phục vụ việc thanh toán theo nhu cầu của khách hàng do việc thanh toán qua ngân hàng luôn đảm bảo nhanh chóng và an toàn.

c. Tài khoản chuyên chi:

Tài khoản này được mở cho khách hàng để chi trả cho các nhu cầu thanh toán và không được sử dụng để thu tiền từ bên thứ 3. Theo thoả thuận với khách hàng, VCBHN sẽ chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi khác của khách hàng hoặc từ tài khoản của cơ quan cấp trên tới một mức nhất định.

d. Tài khoản ký ngân.

Nó được mở khi khách hàng có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng như thanh toán

e. Tài khoản uỷ thác.

Tài khoản này được mở ra cho khách hàng để thoe dõi khoản tiền mà khách hàng uỷ thác cho ngân hàng đem đi đầu tư.

Ngoài các hình thức huy động chủ yếu trên VCBHN còn huy động qua phát hành giấy tờ có giá trị như kỳ phiếu, trái phiếu và mới đây nhất là phát hành chứng chỉ tiền gửi, ngân hàng phát hành dưới nhiều hình thức: nội tệ, ngoại tệ, 1 năm, 5 năm

2.2 Nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương Hà nội

2.2.1 Thủ tục mở tài khoản :

Với các hình thức mở tài khoản tiền gửi cho các tổ chức kinh tế và cá nhân như trên khi khách hàng muốn mở tài khoản tại VCBHN phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định cho việc mở tài khoản tại NHTM, các thủ tục mở, sử dụng và thanh toán tài khoản cũng được áp dụng giống như thủ tục chung tại NHTM: ngoài ra theo quy định của hệ thống

NHNT. Ðối với cá nhân thủ tục mở tài khoản rất đơn giản chỉ cần có chứng minh thư và 500.000 đồng là có thể mở tài khoản. Còn đối với các tổ chức kinh tế ngân hàng cũng chỉ đòi hỏi các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.

Quy trình giao dịch tiền gửi của tổ chức kinh tế

Ở ngân hàng Ngoại thương hà nội các TCKT mở tài khoản tiền gửii dưới hình thức tiền gửi thanh toán, mục đích sử dụng là dùng số tiền trên các khoản tiền hàng, séc... nên để đảm bảo NH không bị khách hàng kiện cáo do trả sai số tiền, hoặc trả tiền séc đã có lệnh đình chỉ thanh toán, hoặc không để khách hàng lợi dụng tài khoản để chuyển tiền bất hợp pháp ...NH thường đòi hỏi thông tin cần thiết về chủ tài khoản, đặc biệt là những chủ tài khoản đại diện cho một pháp nhân. Đôi khi ngân hàng cũng đòi hỏi sự giới thiệu từ người thứ ba và các thông tin về tình trạng hoạt động của khách hàng.

Quy trình nhận tiền gửi

- Khách hàng lập và nộp chứng từ cho kiểm soát trước quỹ

- Kiểm soát trước quỹ tiến hành kiểm soát tính chất hợp pháp hợp lệ của chứng từ (Không ghi sổ), ghi thu vào nhật ký quỹ(máy), ký vào chứng từ (đánh số chứng từ) chuyển cho quỹ để thu tiền .

- Quỹ tiến hành thu tiền, ghi sổ quỹ, ký vào chứng từ, chuyển chứng từ cho kiểm soát trước quỹ.

- Kiểm soát trước quỹ tiến hành đối chiếu chứng từ với số tiền ghi thu ở nhật ký quỹ để đảm bảo khớp đúng, chuyển chứng từ cho kế toán viên quản lý tài khoản của khách hàng.

- Kế toán viên giữ tài khoản của khách hàng tiến hành ghi có vào tài khoản của khách hàng, ký vào chứng từ (vào máy), chuyển cho kiểm soát trước quỹ.

- Kiểm soát trước quỹ kiểm soát chữ ký của kế toán viên quản lý tài khoản (kiểm soát chứng từ trên máy ), chuyển chứng từ cho bộ phận kết hợp chúng từ.

Quy trình giao dịch chuyển khoản giữa các đơn vị mở tài khoản tại cùng NH

Quy trình chuyển khoản giữa các đơn vị mở tài khoản tại các NH khác nhau.

2.2.2 Thủ tục rút tiền :

Hiện nay VCBHN đang hoạt động theo mô hình ngân hàng hiện đại. Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng theo hướng " chuyên môn hoá kết hợp với đa năng ( universal taller)" tức là thực hiện giao dịch 1 cửa: khách hàng tuỳ ý chọn cửa giao dịch và một taller thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch của khách hàng tạo ra những ưu điểm: giao dịch một cửa, giao dịch đồng đẳng, giao dịch nhanh nhất. Khi khách hàng muốn nộp tiền hay rút tiền khỏi tài khoản đều theo quy trình sau.

49 Khách hàng Nhân viên giao dịch Trưởng phòng (phó giám đốc TC) (1) (2)

Khách hàng KTK đơn vị ghiế toán quản lý nợ KTK đơn vị ghiế toán quản lý có

Nhân viên kiểm soát Chứng từ Chuyển khoản Kết hợp chứng từ Khách hàng Kế toán quản lý TK đơn vị ghi nợ

Nhân viên kiểm soát chuyển khoản

Nhân viên TTBT Nhân viên thanh toán liên hàng, Nhân viên giữ TKTG tại NHNN

(1): khách hàng nộp séc cho nhân viên giao dịch

(2): nhân viên giao dịch kiểm tra tính chất hợp lý, hợp lệ của chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản. Nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán cho khách hàng.

(3): nếu số tiền vượt quá hạn mức của giao dịch trên thì phải có quyết định của trường phòng hoặc phó giám đốc tài chính.

Mỗi một nghiệp vụ cụ thể được phân tích thành hai bộ phận:

+ front office: xử lý các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến khách hàng do các taller thực hiện. Như vậy những nhân viên làm nghiệp vụ này phải là những người thành thạo về nghiệp vụ kế toán, hình thức ưa nhìn, thái độ giao tiếp tốt.

+ Back offfice: xử lý các giao dịch gián tiếp liên quan đến khách hàng, thực hiện nghiệp vụ theo lô, theo chu kỳ.

Với hình thức giao dịch nhanh gọn, thái độ niềm nở, chu đáo và nhiệt tình với khách hàng, thời gian qua VCBHN đã tạo được niềm tin và vị trí quan trọng đối với khách hàng trong và ngoài nước. Ðây là 1 ưu điểm cần được nhân viên ngân hàng giữ gìn và phát huy.

2.3 Phương pháp hạch toán:

Về các tài khoản sử dụng: VCBHN sử dụng các tài khoản theo quy định của NHNN (hệ thống tài khoản các TCTD ban hành theo quyết định số 435/1998/QÐ- NHNN ngày 25/12/1998 của thống đốc NHNN ). Các tài khoản có liên quan đến huy động vốn là tài khoản loại 1, loại 4; loại 5; loại 8.

Trong giao dịch tiền gửi, khách hàng thường gửi tiền bằng tiền mặt nhưng cũng có trường hợp bằng chuyển khoản. Căn cứ vào các chứng từ gửi tiền (đã được kiểm tra) kế toán viên ghi sổ số tiền gửi như sau:

Nợ TK: Tiền mặt hoặc các khoản khác có liên quan. CosTK: Tiền gửi thích hợp.

Nghiệp vụ nhận tiền gửi lần đầu hay lần sau được ghi chép vào sổ kế toán tương tự nhau chỉ khác tài khoản sử dụng.

* Trả tiền gửi.

Khi khách hàng nộp chứng từ rút tiền, kế toán giao dịch kiểm tra kỹ các điều kiện về thủ tục chứng từ, số dư tiền gửi, chữ ký khách hàng...Nếu các điều kiện đều thoả đáng, kế toán viên ghi sổ số tiền khách hàng rút ra: Nợ TK: Tiền gửi thích hợp.

Có TK: Tiền mặt hoặc các tài khoản khác có liên quan.

Nếu khách hàng gửi tiền vào bằng ngoại tệ nhưng rút ra bằng VND, khi hạch toán cần lưu ý đến tỷ giá hối đoái hiện hành.

*Hạch toán lãi

Ðối với tài khoản tiền gửi thanh toán :

Ngân hàng có thể trả lãi với lãi suất thấp nhất hoặc không trả lãi. Nếu ngân hàng trả lãi, tiên lãi được tính theo phương pháp tích số cho một chu kỳ ( 01 tháng hoặc 03 tháng), công thức được áp dụng như sau: n

Di x Nj i=1

Số lãi = --- x lãi suất n

Nj i=1

Di: số dư thực tế thứ i

Ngân hàng sẽ hạch toán với số lãi của tài khoản tiền gửi thanh toán như sau:

Nợ TK: chi phí trả lãi tiền gửi

Có TK: tiền gửi thanh toán của khách hàng .

Ðối với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn luôn luôn được trả lãi, lãi suất được các ngân hàng ấn định tuỳ thuộc vào thời hạn gửi và thường thay đổi ttheo thời kỳ. Loại tiền gưỉ này ổn định trong một thời gian nên ngân hàng áp dụng công thức tính lãi như sau:

Tiền lãi tiền gửi = số dư tiền gửi x lãi suất thời hạn gửi

Hàng tháng ngân hàng tính lãi dư khi cho khách hàng và hạch toán: NợTK: chi phí trả lãi tiền gửi

Có TK: lãi cộng dồn dư trả.

Khi khách hàng đến lĩnh lãi thì hạch toán: Nợ TK: lãi cộng dồn dư trả

Có TK: tiền mặt ( tài khoản tiền gửi có kỳ hạn)

Ðối với nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá

- Khi phát hành giấy tờ có giá: hạch toán số tiền thu khi bán giấy tờ có giá (số tiền ghi theo mệnh giá hoặc mệnh giá trừ lãi)

Nợ TK: Tiền mặt

Có TK: phát hành giấy tờ có giá - Việc hạch toán tiền lãi dự trả: Nợ TK: Chi phí trả lãi tiền gửi Có TK: tiền lãi cộng dồn dự trả

- Khi thanh toán giấy tờ có giá đến hạn

Trả vốn ghi:

Có TK: Tiền mặt

Trả tiền lãi ghi:

Nợ TK: Tiền lãi cộng dồn dự trả Có TK: Tiền mặt

b. Phương pháp hạch toán kế toán huy động vốn từ tổ chức kinh tế

Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Ngoại thương Hà nội, sau khi các doanh nghiệp mở tài khoản, hoạt động của tài khoản phần lớn được diễn ra ở trạng thái giao dịch chuyển khoản, có nghĩa là khách hàng sẽ nhận và rút tiền bằng cách yêu cầu NH ghi sổ. Nói cách khác tiền gửi thanh toán chính là cơ sở để sử dụng các dịch vụ thanh toán của NH. Trong một số ít trường hợp như nộp tiền thu bán hàng, rút tiền mặt về chỉi tiêu các món nhỏ...giao dịch trên khoản được thực hiện bằng tiền mặt. Khách hàng giao dịch bằng tiền mặt

- Khi khách hàng nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán của mình, căn cứ vào chứng từ gửi tiền (đã được kiểm tra) kế toán viên ghi sổ số tiền gửi vào (bằng VND hoặc ngoại tệ) như sau:

Nợ TK: Tiền mặt

Có TK:Tiền gửi thanh toán của khách hàng.

- Khi khách hàng nộp chứng từ để rút tiền mặt, kế toán giao dịch kiểm tra kỹ các điều kiện về thủ tục chứng từ, số dư tiền gửi, chữ ký khách hàng ....Nếu các điều kiện đều thoả, kế toán viên sẽ ghi sổ số tiền khách hàng rút ra (bằng VND hay ngoại tệ)

Nợ Tk:Tiền gửi thanh toán của khách hàng Có TK:Tiền mặt.

- Đến kỹ tính lãi kế toán viên sẽ ghi sổ như sau: *Tiền lãi nhập vốn

Nợ TK:Chi phí trả lãi

Có TK:Tiền gửi thanh toán của khách hàng *Tiền lãi trả trực tiếp cho khách hàng

Nợ TK:Chi phí trả lãi tiền gửi Có TK:Tiền mặt

Hiện tại ở ngân hàng ngoại thương hà nội, các giao dịch chuyển khoản mà khách hàng yêu cầu thực hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán chủ yếu tập trung vào thanh toán séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi chuyển tiền, uỷ nhiệm thu.

Để bù đắp cho các khoản chi phí rất lớn mà NH phải bỏ ra để theo dõi và xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ trên tài khoản tiền gửi thanh toán, NH thường tính và thu phí dịch vụ trên tài khoản này. Mức phí được tính theo tỷ lệ trên số tiền mỗi lần giao dịch dịch vụ.

-Khi khách hàng nộp uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, séc, yêu cầu NH chi trả hộ cho người thụ hưởng, sau khi làm các thủ tục thanh toán . Khi NH nhận được tiền, kế toán viên ghi sổ:

Nợ TK:Tiền gửi thanh toán của khách hàng Có TK:Chuyển tiền giữa các NH(khác NH)

Hoặc có TK:Tiền gửi của người trả tiền (cùng NH)

-Khi NH nhận được uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc từ NH của người trả tiền thanh toán cho khách hàng của mình, kế toán viên hạch toán:

Nợ TK: Tiền gửi của người thụ hưởng (cùng NH) Hoặc Nợ TK:Chuyển tiền giữa các NH (khác NH) Có TK:Tiền gửi thanh toán của khách hàng.

Việc hạch toán của các nhân viên dịch vụ tài khoản được thực hiện trên máy tính, hệ thống mày tính của chi nhánh được kết nối mạng diện rộng trên toàn hệ thống, giúp cho quá trình hạch toán được chính xác và nhanh chóng hơn.

2.4 Các dịch vụ phục vụ và sản phẩm đi kèm.

Các tổ chức kinh tế và cá nhân khi mở tài khoản tại ngân hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Dịch vụ này được đáp ứng với sự cố gắng của các cán bộ tin học ngân hàng. Chi nhánh là

đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại (Silverlake) mang lại nhiều tiện ích và sản phẩm hiện đại cho khách hàng

Vừa qua VCBHN đã áp dụng hình thức mở tài khoản cho khách hàng ở mọi nơi và khách hàng có thể rút tiền ở nhiều nơi tại các ngân hàng cùng hệ thống, ngược lại khi khách hàng gửi tiền ở NHNT, đặc biệt là VCBHN chi nhánh được xếp loại doanh nghiệp hạng nhất.

Vietcombank nói chung và ngân hàng ngoại thương Hà nội nói riêng luôn đi tiên phong trong đổi mới công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, tạo tiền đề hội nhập vào thị trường tài chính tiền tệ khu vực và thế giới. Cụ thể, một số thành quả lớn trong phát triển công nghệ của Vietcombank như:

Thứ nhất: Ứng dụng phần mềm Ngân hàng bán lẻ VCB-Vision 2010, đây là nền tảng phát triển các hệ thống ứng dụng tích hợp, đảm bảo khả năng giao diện và xử lý liên hoàn giữa các chức năng của hệ thống hiện hành Thứ hai: Đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch tự động ATM – Connect 24. Hệ thống giao dịch tự động ATM của Vietcombank cho phép không những thực hiện các dịch vụ cơ bản như rút tiền, kiểm tra số dư…, mà còn cho phép sử dụng các dịch vụ gia tăng trên hệ thống như rút tiền mặt trên ATM từ thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế Visa Card, Master Card… Thứ ba: Phát triển các ứng dụng hỗ trợ cho việc triển khai các tiện ích xử lý trực tuyến (On-line) và triển khai dịch vụ Ngân hàng trực tuyến – VCB On-line cho phép khách hàng của VCB có thể gửi tiền một nơi và rút ở nhiều nơi, giúp khách hàng không bị hạn chế bởi không gian và thời gian giao dịch

Thứ tư: Phát triển các hệ thống ứng dụng phục vụ các giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS của Ngân hàng Nhà nước, xử lý tự động hoàn toàn các giao dịch thanh toán;

Thứ năm: Phát triển dịch vụ E-Bank đạt chuẩn mực quốc tế về bảo mật, dịch vụ và tiện ích sử dụng, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của ngân hàng nước ngoài

3. Nhận xét chung về công tác kế toán huy động vốn tại VCBHN .

3.1 Ưu điểm :

Hoạt động kế toán và thanh toán ngân hàng đã đóng góp rất tích cực vào kết quả của ngân hàng Ngoại thương Hà nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w